Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 04 năm 2024
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư là đầu mục quan trọng trong một CV xin việc kiến trúc sư và cần được đầu tư khá nhiều nếu bạn muốn ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng và tranh thủ cho mình một cơ hội trúng tuyển. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư hay và và cực kỳ ấn tượng nhé.
“Mục tiêu nghề nghiệp” là một đề mục không thể thiếu trong các bản CV, đây cũng là một công cụ rất quan trọng giúp bạn thể hiện bản thân cũng như gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Trước khi tìm hiểu cách ghi mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp là gì.
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là định hướng, nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của mỗi người trong sự nghiệp của mình. Mục tiêu nghề nghiệp là cái đích, là ngọn hải đăng mà mỗi người đều muốn đặt chân đến đó.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là kim chỉ nam, là động lực giúp cho mỗi người cố gắng liên tục không ngừng nghỉ để thành công.
Vậy cụ thể mục tiêu nghề nghiệp của một người có tác động như thế nào đến người đó?
- Có mục tiêu nghề nghiệp có nghĩa là bạn đã xác định đích đến và con đường mình phải đi. Điều này giúp bạn tránh được những ngã rẽ sẽ làm bỏ lỡ rất nhiều thời gian và tài nguyên của bạn, thay vào đó bạn sẽ tập trung tất cả thời gian và tài nguyên của bản thân để hướng tới mục tiêu đã xác định.
- Khi bạn có một mục tiêu nghề nghiệp, bạn luôn phải làm tốt ngay cả những điều cơ bản nhất, từ đó có thể rèn luyện cho bạn tinh thần trách nhiệm với công việc và đức tính cẩn trọng.
Việc bạn đầu tư kỹ lưỡng để viết mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có chí hướng, hiểu rõ những gì bản thân mình có và biết rõ con đường bản thân mình phải đi. Đây là một ấn tượng cực kỳ tốt, và chắc chắn các nhà tuyển dụng đều muốn tuyển dụng được những nhân viên như bạn.
“Mục tiêu nghề nghiệp” trong CV là một mục rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được điều này, rất nhiều bạn viết qua loa, đi copy y nguyên mục tiêu nghề nghiệp được gợi ý sẵn trên mạng, hoặc thậm chí có những bạn còn bỏ hẳn đề mục “Mục tiêu nghề nghiệp” ra khỏi chiếc CV xin việc.
Như đã đề cập đến ở trên, mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ giúp bạn thể hiện bản thân và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Một mục tiêu nghề nghiệp hay và ấn tượng sẽ tăng cao cơ hội trúng tuyển cho bạn.
Vậy viết như thế nào thì được coi là mục tiêu nghề nghiệp hay?
Trước tiên mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải phù hợp với bản thân và có tính thực tế. Lấy ví dụ: Bạn không thể hướng tới mục tiêu trở thành Giám đốc bộ phận của công ty sau 3 năm khi mà ở thời điểm phỏng vấn bạn chỉ ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh…
Ngoài những lưu ý cơ bản về các lỗi chính tả, cách diễn đạt câu… thì bạn cũng cần lưu ý về nội dung mà bạn viết. Đừng quá tập trung vào những mục tiêu hoàn thiện bản thân mà hãy cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu nghề nghiệp của bạn là rất phù hợp với nhà tuyển dụng gì công ty mong muốn ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển và với mục tiêu ấy bạn sẽ có thể cống hiến những gì cho công ty.
Bạn học ngành kiến trúc thì hẳn phải biết kiến trúc sư có nhiều vị trí chuyên biệt khác nhau như kiến trúc sư thiết kế, kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư cảnh quan… Để viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư hay và ấn tượng trước tiên bạn phải xác định rõ mình đang ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư loại nào.
Ở phần mục tiêu nghề nghiệp hãy đề cập đến yếu tố kinh nghiệm, thể hiện mong muốn tiếp tục hoàn thiện bản thân và đạt được những thành tích nổi bật.
Ví dụ:
“Là một kiến trúc sư có 3 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi luôn mong muốn hoàn thiện phong cách thiết kế của bản thân theo hướng hiện đại và đa dạng hóa để phù hợp với các xu hướng thiết kế hiện nay.
Tôi cũng đặt mục tiêu tham gia các cuộc thi kiến trúc và đạt được nhiều giải thưởng.
Trong vòng 5 đến 7 năm tới, tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm, không ngừng nâng cao chuyên môn để hướng tới mục tiêu trở thành kiến trúc sư trưởng.”
Hãy viết mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn, tránh những mục tiêu xa vời hay những cách diễn đạt xáo rỗng.
Nếu bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thiết lập những mục tiêu ngắn hạn cho bản thân và tiếp tục nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng làm việc để có thể làm việc hiệu quả. Đối với những mục tiêu dài hạn hơn, bạn có thể hướng tới mục tiêu là một vị trí cao hơn trong công ty.
Ví dụ:
“Tôi đã tốt nghiệp ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị và nắm vững các tiêu chuẩn thiết kế, cũng như các quy chuẩn về quy hoạch dự án. Tôi cũng đã có kinh nghiệm tham gia các dự án thiết kế quy hoạch các khu đô thị, khu nghỉ mát… Trong thời gian tới tôi muốn vận dụng những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mình có để đảm nhiệm tốt vị trí công việc, cũng như tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện năng lực bản thân để trở thành một kiến trúc sư giỏi trong ngành.”
Nếu bạn là một người lão luyện và có nhiều năm trong nghề, hãy mạnh dạn PR bản thân, thể hiện ra những ưu điểm của mình và đặt mục tiêu hướng đến những vị trí cao hơn.
Ví dụ:
“Là một người có nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm trong nghề, tôi đã tham gia thiết kế cảnh quan cho rất nhiều dự án thiết kế các khu vườn hoa, các công viên, các khu đô thị và các khu nghỉ dưỡng… Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công việc như Autocad, 3DMax, Photoshop… tôi hy vọng mình được làm việc trong một môi trường có thể thử thách bản thân, hoàn thiện bản thân và hướng tới vị trí kiến trúc sư trưởng trong vòng 3 năm tới.”
Trước khi viết, bạn hãy xác định xem bản thân mình có những gì và bạn cần những gì.
Bạn phải hiểu thứ bạn thiếu nhất chính là kinh nghiệm làm việc, và ưu thế lớn nhất của bạn đó là sức trẻ và khả năng thích nghi, học hỏi. Đừng ngại ngần mà hãy đưa nhà tuyển dụng điều này vào trong CV của bạn.
Ví dụ:
“Là một sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, tôi tự tin mình có thể sử dụng những kiến thức mình đã học được để phục vụ tốt cho công việc, và sẵn sàng học hỏi để nâng cao chuyên môn của bản thân cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc. Tôi mong muốn được làm việc và tiếp tục hoàn thiện bản thân để trở thành một kiến trúc sư giỏi trong tương lai.”
Trong nội dung này, chúng tôi đã thảo luận một cách chi tiết về tầm quan trọng của đề mục “Mục tiêu nghề nghiệp” trong CV xin việc và đưa ra những gợi ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho kiến trúc sư phù hợp với từng vị trí. Hy vong những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm kiếm và ứng tuyển một vị trí công việc phù hợp với sở trường và năng lực của bản thân.
CV kiến trúc sư
Bạn theo ngành kiến trúc sư và đang muốn tìm kiếm một công việc phù hợp? Đừng bỏ lỡ bài hướng dẫn cách viết CV kiến trúc sư giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đang được chia sẻ trên timviec365.vn nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc