Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những điều tuyệt đối không nên hỏi khi đi phỏng vấn

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Phỏng vấn việc làm là một trong những hoạt động cực kì quan trọng giúp ứng viên có thể nhanh chóng tìm kiếm được công việc mà mình. Nhà tuyển dụng thông qua đó có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng mà công ty đang thiếu. Hãy cùng tìm việc làm gấp tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

Vậy bạn cần phải lưu ý những gì trong quá trình phỏng vấn việc làm?

Những thứ cần chuẩn bị trong lần đầu phỏng vấn xin việc

Trước tiên, hãy xác nhận thông tin chuẩn xác

Trước tiên, hãy xác nhận thông tin chuẩn xác

Nếu như may mắn nhận được kết quả thông báo tham dự buổi phỏng vấn thì có lẽ việc xác nhận thông tin không phải là việc làm “thừa”. Việc xác định thông tin ở đây không phải chỉ để kiểm chứng xem có thực là bạn có được một lời mời phỏng vấn đến từ nhà tuyển dụng hay không. Hơn thế, xác nhận thông tin còn để bạn biết rõ và chính xác về thời gian và địa điểm tham gia phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể thông báo cho bạn qua email hoặc qua điện thoại. Nếu là email thì mọi thông tin cũng sẽ được thông báo cụ thể tại lá thư mail. Còn nếu như  nhà tuyển dụng trực tiếp gọi điện thoại cho bạn thì cuộc trò chuyện chỉ kéo dài trong khoảng từ 1 -2 phút. Do đó bạn cần phải nhanh chóng lấy giấy bút ra ghi nhanh các thông tin mà nhà tuyển dụng thông báo cho bạn. Sau đó nhớ đọc lại để nhà tuyển dụng xác nhận giúp bạn là bạn đã ghi được chính xác.

Chú ý tạo ấn tượng ban đầu

Khi tham dự phỏng vấn, có lẽ chúng ta nên “đào lại” một chút kiến thức của triết học để áp dụng cho buổi phỏng vấn thành công. Triết học có nói: Vật chất quyết định ý thức và điều này quả thực cũng không nằm ngoài quy luật của phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường quan tâm tới ấn tượng ban đầu với cái nhìn và cảm xúc chiếm tới 30% quyết định tuyển dụng của họ. Mà ấn tượng đó lại đến từ vật chất. Tức là đến từ vẻ bên ngoài của bạn trước khi họ khám phá những giá trị bên trong con người bạn. Vì thế, khi tham gia vào cuộc phỏng vấn việc làm, các bạn nên chú ý tới việc lựa chọn trang phục phù hợp, chọn những cử chỉ, tác phong phù hợp, thông minh, khéo léo để giành ngay lấy 30% cơ hội trúng tuyển, ghi được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

Trang phục được cho là hài hòa và tạo ra những thiện cảm tốt cho nhà tuyển dụng đó là trang phục toát lên vẻ lịch sự, trang nhã. Gương mặt sáng sủa, ngoại hình chung gọn gàng, ưa nhìn. Đôi khi chẳng cần màu mè quá mà chỉ cần đơn giản thôi đã mang lại được hiệu quả cao trong việc thu hút nhà tuyển dụng rồi đấy. Bởi thông qua trang phục tươm tất, lịch thiệp cũng sẽ giúp cho nhà  tuyển dụng phần nào đó đánh giá được con người của bạn, và nó nói lên rằng bạn là một người biết cách ăn mặc phù hợp và có kỹ năng về giao tiếp tốt. Bạn chắc hẳn là một người có tác phong làm việc khá chuyên nghiệp. Và sự thực là gì thì họ mong muốn được trò chuyện, phỏng vấn việc làm bạn để chứng mình suy nghĩ ban đầu của họ đúng hay không.

Cần tìm việc làm

Tạo một bản CV xin việc chuyên nghiệp

CV được coi là một công cụ PR có thể tiếp thị một cách hiệu quả và là chiếc chìa khóa thành công ngay từ những bước khởi đầu trong sự nghiệp. Hiểu đúng nghĩa CV viết tắt là gì bạn sẽ biết cách để tạo ra một bản CV đúng chuẩn, ấn tượng và không sợ bị nhầm lẫn với các khái niệm như resum, cover letter,... Nếu như khi xin việc làm bạn sử dụng một bản CV có sẵn thì thường không mang lại hiệu quả cao trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu như bạn biết cách tận dụng thứ “vũ khí sắc bén” này thì bạn chẳng cần phải quảng cáo quá nhiều về bản thân mà bản CV sẽ khéo léo “phô diễn” hết sự thông minh của bạn. Cho nên, đừng ngại dành  thời gian để đầu tư vào bản CV. Bạn hãy tự mình tạo nên một bản topcv đẹp, được trình bày logic, khoa học và đầy ấn tượng thì sẽ khẳng định được những thành tích và trí tuệ của mình trong bản CV đó.

Đặc biệt lưu ý, khi viết CV thì bạn nhất thiết không được phép sai chính tả. Bao gồm các lỗi sai về phân biệt chữ hoặc viết tắt , sử dụng các ngôn ngữ teen vào trong bải CV. Điều này chứng tỏ bạn đang không tuân thủ sự chuẩn mực nhất định và chính vì thế, nó có thể nói cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn là một người cẩu thả, bạn không làm việc theo nguyên tắc nhất định và thường không có tổ chức. Hãy coi bản CV như chính bản thân bạn vậy, tạo và tải mẫu CV xin việc được thể hiện như thế nào thì đồng nghĩa nó nói lên con người của bạn như thế đó. 

Đến sớm trước 10 phút buổi phỏng vấn diễn ra

Thay vì đến đúng giờ và phải vào phòng phỏng vấn việc làm  ngay, bạn không có lấy được một phút để loát lại hết những gì đã chuẩn bị thì bạn nên đến sớm hơn giờ phỏng vấn khoảng 10 phút. Trong khoảng thời gian này, chúng ta có thể tìm hiểu về công ty nhiều hơn thông qua việc quan sát thực tế về hoạt động.  Hơn nữa thay vì đến sớm mang tới nhiều lợi ích thì có nhiều người lại đến trễ hẹn trong buổi phỏng vấn. Đây là một điều tối kỵ đối với nhà tuyển dụng. Bởi vì nó bộc lộ ra rất nhiều điểm không tốt, không đạt tiêu chuẩn trong con người bạn mà lỗi lớn nhất là việc trễ hẹn. Thậm chí nhà tuyển dụng còn bị nhỡ mất việc đã được phân bổ trong bản kế hoạch công việc của họ chỉ vì bạn đến muộn. Do đó bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đánh trượt ngay từ “vòng gửi xe” chỉ vì hành động này.

Đến sớm trước 10 phút buổi phỏng vấn diễn ra

Đừng bỏ qua bước nghiên đối tượng

Đối với ứng viên, đối tượng của họ chính là công việc và công ty. Không phải bất cứ công việc nào ứng viên cũng lựa chọn  và không phải công ty nào ứng viên cũng có thể vào làm việc. Để biết được công việc và công ty đó có phù hợp với mình hay không, các bạn hãy phân tích mọi thứ liên quan để tìm kiếm tất cả những tiêu chí có thể thuyết phục bản thân cố gắng đạt được vị trí mong muốn ở công ty. Vậy bạn cần nghiên cứu cụ thể về điều gì?

Đó chính là mảng hoạt động của công ty. Nghiên cứu các vấn đề mà công ty đầu tư để biết được khả năng của bạn có phù hợp với việc làm hay không. Bạn tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm thì khó có thể đầu quân tại một công ty hoạt động về kinh doanh. Hoặc có thì đó con số rất ít do bản thân người ứng viên đó đã có tố chất, hoặc đã từng được đào tạo về kỹ năng đó.

Bên cạnh đó, các bạn còn cần phải chú ý nghiên cứu các loại phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ đưa tới cho bạn. Nắm bắt được các cuộc phỏng vấn cũng là lý do giúp cho các bạn nhanh chóng ứng biến với mọi tình huống, mọi thử thách mà nhà tuyển dụng đưa ra. Đồng thời, với mỗi loại phỏng vấn, các bạn sẽ có thêm kỹ năng chuẩn bị những thứ có thể bổ trợ cho bạn vượt qua cuộc phỏng vấn.

Sự chuẩn bị về trang phục cũng là một trong những điều đáng lưu tâm. Các bạn cần lưu ý điều đó để ăn mặc phù hợp với công ty đó. Tại sao vậy? Có nhiều người không chú ý đến phần trang phục, họ cho rằng, trang phục không quá quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, trình độ. Đương nhiên, không ai nhìn trang phục để đánh giá trình độ của các bạn, song trang phục lại có thể nói lên nét văn hóa của bạn. Công ty hay bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ không can thiệp vào nét văn hóa đó nhưng họ có quyền lựa chọn ứng viên có nét văn hóa gần với văn hóa của công ty, hay nói chính xác hơn đó là sự phù hợp. Trang phục sẽ giúp nhà tuyển dụng phân loại nhóm người hợp và không hợp. Chẳng hạn như, bạn đi phỏng vấn vào một doanh nghiệp nhà nước, bạn không thể ăn mặc theo phong cách, hay gu thời trang độc lạ mà thường ngày bạn theo đuổi. so với hình ảnh đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và ưu tiên hơn cho những ai ăn mặc theo lối truyền thống, lịch thiệp. Họ cho rằng, sự phong cách của bạn sẽ hợp hơn nếu như bạn tham gia vào nhóm ngành giải trí. Vậy bạn đã thấy được tầm quan trọng của bước chuẩn bị trang phục hay chưa?

>>> Xem thêm: Truy cập ngay tại đây để biết thêm thông tin chi tiết về việc làm thiết kế web tại Đà Nẵng để cập nhật những thông tin mới nhất. 

Nên có một cuộc ghé thăm trước đó

Thông thường, các bạn nhận được thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông. Do đó, những thông tin về địa chỉ, địa điểm chỉ mang tính tương đối trong sự xác định vị trí của bạn. Vì thế trước thời gian phỏng vấn, bạn nên có một cuộc ghé thăm trực tiếp nơi phỏng vấn để biết cụ thể địa điểm, có thể chủ động tính toán thời gian tránh trường hợp đến trễ buổi phỏng vấn do không biết đường phải đi tìm kiếm.

Bạn đừng lo lắng việc đó làm bạn tốn công tốn thời gian bởi đây là điều cần thiết cho một sự chuẩn bị chu đáo. Đó cũng là cách để bạn rèn luyện cho mình tính nghiêm túc với bất kể việc gì đó.  Nếu như đã nắm rõ địa chỉ thì cứ đến hẹn lại lên thôi, các bạn có thể tự tin đến thẳng nơi phỏng vấn việc làm theo đúng lịch săp xếp từ trước mà không phải lo lắng về chuyện đi tìm đường xá hay trễ giờ hẹn. Trong khi đó, dù có tìm được thì bạn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng tinh thần.

Chuẩn bị tâm lý trước buổi phỏng vấn

Tâm lý là yếu tố nắm giữ tới 40% mức độ thành công của buổi phỏng vấn. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý cho mình thật thoải mái, tự tin. Có nhiều cách để bạn làm được điều đó. Chẳng hạn như bạn nên đứng trước gương để tập nói, tập tác phong đĩnh đạc. Sau mọi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy đến nơi phỏng vấn sớm hơn 10 phút để kịp thời load lại mọi thứ đã chuẩn bị, lại tránh trường hợp mắc lỗi đến trễ. Đó là một trong những điều tối kỵ của nhà tuyển dụng.

Hãy hít thử thật sâu khi nghe nhà tuyển dụng gọi đến tên bạn vào phòng phỏng vấn. Trong suốt quá trình tham gia buổi phỏng vấn, bạn đừng quên nụ cười. Nụ cười có một sức mạnh vô cùng to lớn vì nó có thể giúp bạn lấy lại tinh thần rất hiệu quả. Hãy khéo léo ứng xử với nhà tuyển dụng, hãy lắng nghe nhà tuyển dụng và áp dụng những điều lưu ý nên tránh trong cuộc nói chuyện phỏng vấn.

Những câu hỏi phỏng vấn thường hay được đưa ra bởi các nhà tuyển dụng

Đưa ra những câu hỏi khó để có thể hạ gục bạn

Đưa ra những câu hỏi khó để có thể hạ gục bạn

Nếu như có ai đó đang cố gắng tìm mọi cách để loại chúng ta ra khỏi “cuộc chơi” và nhất là khi họ nắm trong tay quyền chủ động thì quả là khó để chúng ta phấn đấu đúng không? Trong tuyển dụng nhân sự cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn luôn tìm kiếm mọi lý do để có thể loại bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Bởi vì nhiệm vụ của họ là tìm ra người phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Trong khi một vị trí mà công ty tuyển dụng thì có tới 10 đến 20 người ứng viên ứng tuyển. Vì thế song song với việc tuyển dụng thì người phỏng vấn việc làm cần phải loại bỏ những ứng viên có mức độ phù hợp chưa sát với yêu cầu của họ để còn lại khoảng 2 đến 3 người nổi bật nhất. Và nếu như vị trí đó có quá nhiều người ứng viên tuyệt vời, trong đó có bạn thì chắc chắn cũng giống như những đối thủ cạnh tranh khác, bạn đang bị nhà tuyển dụng “soi “ để có thể bắt lỗi bạn. Từ những lỗi nhỏ nhất cũng sẽ là một cái gai khiến cho bạn kém nổi trội hơn người khác rồi đấy.

Thế nên bạn hãy chuẩn bị thật tốt nhất cho mọi thứ. Từ việc trả lời hoàn hảo, gãy gọn những câu hỏi của nhà tuyển dụng cho tới những cử chỉ, hành vi, nét mặt, nụ cười. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy nhiều lý do để nên tuyển dụng bạn hơn là những lý do để đánh trượt bạn.

Việc làm nhân viên hành chính nhân sự

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã tìm hiểu công ty tới đâu?

Dù ít hay nhiều nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận được câu hỏi đại loại như thế này: Tôi muốn biết rằng bạn có những hiểu biết gì về công ty. Họ muống biết bạn đã nghiên cứu những điều gì về công ty của họ. Chẳng hạn như các ngành, các lĩnh vực hoạt động của công ty, các cấp bậc nhân viên của công ty, xu hướng phát triển hay nhiều hơn thế nữa. Vì thế trươc buổi phỏng vấn tốt nhất là bạn nên dành thời gian cho việc tìm hiểu về công ty với những thông tin cơ bản , những giải thưởng mà công ty đã vinh danh được nhận gần đây nhất. Sau đó, nói về chúng cho nhà tuyển dụng nghe một cách tự nhiên nhất chứ đừng giống như một bài học thuộc lòng.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất

Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt

Mẹo phỏng vấn – nên thư giãn trong suốt quá trình phỏng vấn

Hãy nhớ một nguyên tắc như thế này giữa bạn và nhà tuyển dụng: Nếu bạn thực sự thư giãn thì chúng tôi cũng sẽ thoải mái với bạn. Nếu như khi tham gia vào phỏng vấn mà chúng ta cũng tự khiến cho bản thân mình bị hoảng loạn với những suy nghĩ tiêu cực như coi nhà tuyển dụng như một chiến binh và cuộc phỏng vấn chính là một cuộc chiến đầy cam go thì điều này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn không tốt đến thái độ của bạn. Với những thái độ biểu lộ không hay này thì bạn có thể sẽ liên tiếp gây ra những sai lầm nghiêm trọng trước mặt nhà tuyển dụng và như thế thì chẳng phải cơ hội việc làm của bạn đã thấp nay càng thấp hơn sao?

Vì thế nên hãy tập trung vào chính câu chuyện của mình, bạn có thể đem tới cho cuộc trò chuyện những thông tin bổ ích nào nhà tuyển dụng cần và luồng kiến thức bạn sử dụng là ở đâu. Hãy rèn luyện cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và tự tin đến mức có thể háo hức gặp nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. phỏng vấn việc làm hôm sau.

Chớ cắt ngang lời nói của nhà tuyển dụng

Hãy để nhà tuyển dụng nói cho tới khi nào họ chủ động đừng, đừng bao giờ cắt ngang lời nói của họ vì điều đó sẽ khiến cho họ cảm thấy không hài lòng đâu nhé. Với hành vi cắt ngang lời người khác đang nói thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thể hiện sự bất lịch sự không tôn trọng người khác.  Và khi hành vi này được bạn đưa vào trong cuộc phỏng vấn và thậm chí còn liên tục làm gián đoạn họ thì có thể bạn bị  đánh đồng rằng bạn là người không có kỹ năng giao tiếp. có nghĩa là bạn không có một trong những đòi hỏi rất quan trọng trong tiêu chí của nhà tuyển dụng.

Coi cuộc phỏng vấn giống cuộc nói chuyện bình thường

Người hướng nội rất ít khi thể hiện những chia sẻ, nhu cầu giao tiếp của mình với những người ở xung quanh. Điều đó vô tình khiến cho họ xây dựng bức tường về tâm lý dày thêm và trở nên căng thăng khi phải đối diện và trò chuyện với người lạ. Mẹo phỏng vấn hay để họ có thể vượt qua được điểm yếu này chính là làm sao để có thể giữ vững vàng được tâm lý bằng cách tự trấn an bản thân mình rằng, đó chỉ là một cuộc trò chuyện hết sức bình thường. Nhờ vào điều đó, bạn có thể sẽ giảm bớt đi những mối lo ngại không đáng và mạnh dạn cởi mở bản thân hơn để trao đổi với nhà tuyển dụng.

Tận dụng ưu thế giỏi lắng nghe

Nhữ chúng ta đã biết, người hướng nội có khả năng lắng nghe rất tốt. Khả năng này sẽ mang tới lợi thế cho họ khi bước vào cuộc phỏng vấn. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn hoàn toàn có thể tận dụng điều này giống như tận dụng một lợi thế khiến cho bản thân mình trở nên đặc biệt ở trong mắt của nhà tuyển dụng.  Sự chủ động lắng nghe trong buổi phỏng vấn có thể giúp cho bạn tạo được sự tin tưởng, thiện cảm và có được thêm thời gian để đưa ra những phản hồi mang tính giá trị.

Tận dụng ưu thế giỏi lắng nghe

Mang theo những tờ giấy ghi chú

Với nhiều người, họ coi sự lan man là một trong những thử thách phỏng vấn việc làm lớn nhất. Bởi sự lan man dễ khiến cho họ không nắm bắt được thông tin chính, dễ quên thông tin quan trọng nhất. Vì thế, thao tác ghi chú lại các vấn đề nghe được sẽ giúp các bạn có thể khắc phục được điều này. Thông qua đó, khi bạn gặp phải khó khăn trong việc đưa ra những câu trả lời nhanh thì bạn đã có những sự ghi chú cần thiết đó làm tài liệu tham khảo cho chính mình. Tuy vậy, bạn cũng cần phải cẩn thận, không nên dựa quá nhiều vào đó vì bạn cần phải duy trì sự tiếp xúc bằng mắt , theo kịp mạch giao tiếp cùng với nhà tuyển dụng để tạo nên sự hài hòa.

Nên tham khảo bộ câu hỏi phổ biến và luyện tập trước

Dù bạn là một người tài giỏi, thành thạo và dù có nhiều kinh nghiệm thì khi đứng trước buổi phỏng vấn sắp diễn ra bạn cũng cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận, trong đó không thể bỏ qua việc tham khảo và luyện tập trước bộ câu hỏi tuyển dụng phổ biến.  Khi vòng phỏng vấn chính thức diễn ra thì sẽ có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra, nhiều câu hỏi bất ngờ được hỏi. Vì thế, nếu bạn muốn tránh tình trạng mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Ví dụ như tìm hiểu về những vấn đề có thể sẽ được hỏi ở trong công ty, việc làm; những sự trải nghiệm ở trong quá khứ, thực tế kinh nghiệm,.... Bạn càng có sự chuẩn bị kỹ càng và sự luyện tập cẩn thận từ trước bao nhiêu thì bạn càng có thể trả lời thật tốt nhất bấy nhiêu.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hiệu quả nhất

Trả lời câu hỏi: Tell me a little about yourself

Nếu bạn có chút ít vốn kiến thức bằng tiếng Anh ắt sẽ hiểu nội dung câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh đó nói về điều gì. Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn bạn giới thiêu bản thân bằng tiếng anh khi phỏng vấn. Vì thế, bạn nên nhân cơ hội đó để thể hiện ngay kỹ năng giao tiếp của mình.

Không có định nghĩa đúng sai cho câu hỏi này, chỉ có hình thức đánh giá về câu trả lời như thế nào là đạt tiêu chuẩn về tiếng Anh. Do vậy, tốt nhất chúng ta hãy trả lời bằng tiếng anh một cách ngắn gọn, rõ ràng và có tổ chức, thể hiện được rõ về bản thân mình. Hãy giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng anh về những thông tin cơ bản, những điều thuộc về bản thân có thể giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác. Cuối cùng, trong phần này, hãy để lại một câu nói thể hiện rằng bạn rất mong muốn được làm việc tại công ty.

What are your Strengths or Weaaknesses?

Đây chính là một trong những câu phỏng vấn bằng tiếng anh phổ biến, thường gặp. Nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi này có nghĩa  rằng họ muốn biết bạn đã nhận thức, suy nghĩ gì về chính bản thân của bạn. Dù đây vốn là một câu hỏi chung chung những đó thực chất lại đòi hỏi dạng câu trả lời đúng hoặc sai ( True or fall).

Vì thế bạn nên chia sẻ về một điểm mạnh nổi bật nhất của bạn có khả năng khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng họ cần phải thuê tuyển bạn ngay lập tức. Tốt hơn hết là bạn nên gắn điểm mạnh đpá ứng với yêu cầu lớn nhất ở vị trí công việc đang ứng tuyển. Ngoài ra, dừng phủ nhận điểm yếu của bản thân mình, hãy mạnh dạn nói cho họ biết một điểm yếu mà bạn có. Nhưng quan trọng, kèm theo câu hỏi và trả lời phỏng vấn việc làmKhi nói về điểm yếu của mình bằng tiếng Anh, chúng ta cần đề cập đến những kế hoạch và dự định để khắc phục và cải thiện chúng.

What are your short or long term goals?

Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hiệu quả nhất

Đây là dạng câu hỏi phong van xin viec bang tieng anh hỏi về mục tiêu sự nghiệp của bạn – ngắn hạn và dài hạn. Nếu như mục tiêu sự nghiệp của bạn không phù hợp với công việc thì  nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ra khỏi đợt tuyển dụng này. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ về sự nghiêm túc của bạn đối với công việc cũng như những định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai có đáp ứng được sự nghiệp phát triển chung của công ty hay khoogn. 

Chưa dừng lại ở đó, có rất nhiều câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh khác mà bạn cần tích lũy. Tuy nhiên, trên đây là một trong ba ví dụ điển hình nhất thường được sử dụng trong bộ những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh cơ bản mà các bạn sẽ gặp trong bài phỏng vấn bằng tiếng anh xin việc làm.  Để có được những cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh thành thạo và tốt nhất các bạn cần phải có mẹo hay để có thể áp dụng chung cho toàn bài phỏng vấn.

Những kỹ năng phỏng vấn bằng tiếng anh bạn cần biết

Tham gia vào cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, chúng ta không chỉ phải tích lũy cho mình những  mẫu câu phỏng vấn bằng tiếng anh từ trước, phải học cách chào hỏi bằng tiếng anh khi phỏng vấn, tìm hiểu những cách để có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân bằng tiếng anh hay nhất mà hơn hết, mỗi người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất để có cách phỏng vấn bằng tiếng anh thông minh, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Do đó, đừng quên thực hiện những điều này bên lề câu chuyện về ngôn ngữ. Chúng quả thực hết sức cần thiết để bạn có thể thành công toàn diện trong buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh bất kỳ nào đó.

Hãy chú trọng khâu tìm hiểu trước về công ty. Chắc chắn bạn cần thực hiện điều đó ngay cả khi bạn phải tham gia buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt đúng không? Nhưng tìm hiểu về công ty không đơn giản như thông thường, hãy học cách nói một vài thông tin bạn biết về công ty bằng tiếng Anh. Điều đó giúp bạn tăng vốn từ rất nhanh  mà còn khiến cho nhà tuyển dụng bất ngờ về khả năng tiếng Anh của bạn.

Đừng quên việc thư giãn. Bởi vì khi tham gia vào cuộc phỏng vấn việc làm bằng tiếng Anh, chúng ta đều sẽ có một tâm trạng chung  đó là sự hồi hộp và khá lo lắng về vốn từ cũng như khả năng nói của mình. Dù cho bạn có là người thông thạo về tiếng Anh nhưng chắc chắn, bạn cũng sẽ không tránh khỏi tâm trạng này đâu nhé. Phong thái điểm đạm, thư giãn sẽ mang tới sự tự tin cho các bạn trong mọi lời nói và cử chỉ. Khi đã giữ được trạng thái thư giãn, ắt bạn sẽ ý thức được việc điều khiển ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp và toát lên hết vẻ tự tin của mình. 

Về một vài tiêu chuẩn khi nói chuyện và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, bạn nên chú ý cần phải lên sẵn sàng kế hoạch cho các câu trả lời dựa vào những mẫu câu tiếng Anh  tham khảo từ trước. Đồng thời ý thức kiểm soát tốc độ nói, nên nói thành những câu ngắn, nói tập trung vào những điều mình đã chắc chắn về nội dung và cách sử dụng câu trong tiếng Anh. Nếu như bạn không hiểu gì thì cứ mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng. Không sao cả, họ sẽ công nhận sự trung thực cũng như tình thần chủ động của bạn qua hàng động này.

Những dấu hiệu chứng tỏ buổi phỏng vấn việc làm thành công

Người phỏng vấn có thái độ hài lòng

Thái độ khi phỏng vấn từ nghiêm nghị sang thỏa mái, vui vẻ chính là việc nhà tuyển dụng đã thấy bạn là ứng viên họ cần và là ứng viên sáng giá bấy lâu họ tìm kiếm thông qua những trang web tìm việc làm. Khá dễ nhận ra biểu cảm này với những nét thay đổi trên khuôn mặt khi được bộ não kích thích.

Người phỏng vấn có thái độ hài lòng

Phỏng vấn sâu hơn bình thường

Nếu cuộc phỏng vấn việc làm của bạn lâu hơn so với người trước đó thì đây có thể là dấu hiệu nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn. Họ có thể xem qua thông tin trên hồ sơ của bạn lâu hơn, hỏi nhiều những câu hỏi liên quan tới chuyên môn công việc và lựa chọn vị trí thích hợp để bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Một điều nữa có thể thấy bạn là ứng viên nhà tuyển dụng đang cần khi luôn mang theo điện thoại và trả lời tất cả các câu hỏi của họ chi tiết.

Hỏi thêm về cá nhân

Khi nhà tuyển dụng việc làm muốn hỏi bạn về thông tin cá nhân tức là họ đã quan tâm và chú ý tới bạn. Bạn sẽ không phải trả lời thêm những câu nó nếu nhà tuyển dụng không để ý bạn. Đây có thể được xem là dấu hiệu tuyệt vời, nhà tuyển dụng muốn sẽ hỏi thêm về thông tin cá nhân như bằng cấp, sản phẩm bạn đã làm sao,… Bạn hãy chủ động chuyển bị trước những điều này khi đến phỏng vấn.

Nói về tiền lương

Một dấu hiệu  nữa cho thấy bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn việc làm là nhà tuyển dụng sẽ nói về mức lương. Bạn đừng nghĩ khi phỏng vấn lúc này nhà tuyển dụng cũng hỏi về vấn đề này vì nhà tuyển dụng không có ấn tượng với bạn từ đầu. Họ sẵn sàng đầu tư cho bạn nếu cần thiết. Bạn hãy chuẩn bị trước những câu hỏi này trước đó phỏng vấn như: “Bạn muốn mức lương ở đây là bao nhiêu?” “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu”. Hãy tự tin trả lời và đừng lưỡng lự.

Giới thiệu bạn với các nhân viên khác trong công ty

Nếu nhà tuyển dụng muốn giới thiệu với bạn đến những nhân viên khác trong công ty thì có thể đây là dấu hiệu họ chấm bạn. Họ muốn bạn gặp những người mà có thể sau này sẽ làm việc  với bạn. Đây là cơ hội và cũng là thách thức của bạn vì sếp sau này của bạn có thể đánh giá nhận xét về bạn qua những người làm việc cùng bạn. Vậy nên hãy chuẩn bị kỹ lưỡng khi gặp bất kỳ ai.

https://timviec365.vn/cv-xin-viec

Bạn được công ty hẹn vào ngày khác

Bạn được công ty hẹn vào ngày khác

Khi kết thúc phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hẹn bạn vào một ngày khác thì đây là một dấu hiệu tốt. Bạn có cơ hội phỏng vấn lần sau được kỹ hơn hay được phỏng vấn từ chính trưởng phòng của bộ phận bạn tuyển.

Trên đây là một vài gợi ý cho bạn để có kết quả buổi phỏng vấn việc làm tốt nhất hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích và mau chóng tìm kiếm được việc làm thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;