Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Vị sư thúc đẩy hòa bình cho nhân loại

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

“Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy - đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rọi cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình”.

Đó là những lời mà nhà văn Elizabeth Gilbert đã viết về thiền sư Thích Nhất Hạnh, một bậc chân tu lỗi lạc của thế giới và Việt Nam. Khi nhắc tới Phật giáo, nhắc tới sự từ bi và sự lan tỏa tình yêu thương ra khắp thế gian thì ta sẽ không thể nào quên được vị thiền sư có dáng người nhỏ nhắn ấy. Vậy, thiền sư Thích Nhất Hạnh là ai? Bài viết dưới đây sẽ là tổng hợp những thông tin chi tiết về thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị lãnh đạo Phật giáo có sức ảnh hưởng cực lớn hiện nay.

1. Tiểu sử về thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Ông sinh ngày 11/10/1926 tại Thừa Thiên Huế, thuộc miền trung của Việt Nam. Năm 16 tuổi, ông quyết định xuất gia và ngôi chùa mà ông đến đó chính là chùa Từ Hiếu, một ngôi chùa ở thành phố Huế. Tại đây, ông đã thọ giáo với vị hòa thượng là Thanh Quý Chân Thật. 

Khi ấy, ông Nguyễn Xuân Bảo đã có pháp danh của mình là Trừng Quang, pháp tự là Phùng Xuân và pháp hiệu chính là Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nối pháp thuộc đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế tông, thuộc vào nhánh Từ Hiếu ở đời thứ 8 của dòng thiền sư Liễu Quán. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sau khi tốt nghiệp tại Phật học Viện Báo Quốc, Nhất Hạnh đã quyết định theo học tu ở trường phái Đại thừa của Phật giáo. Năm 1949 chính là năm đánh dấu ông chính thức là một nhà sư. Lúc đó cũng là lúc mà Thích Nhất Hạnh được công nhân với vai trò là một vị thiền sư và là một nhà lãnh đạo của ngôi chùa Từ Hiếu cùng với một số tu viện có sự liên quan khác.

Năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có một cuộc sống lưu tại Pháp trong vòng hơn 40 năm. Với kiến thức của mình, ông đã có sự kết hợp đa dạng từ những trường phái thiền khác nhau, đặc biệt là với những phương pháp mang tính truyền thống của Phật giáo Thượng tọa bộ. Cộng với sự hiểu biết của bản thân về Phật giáo Đại thừa cũng như ngành tâm lý học ở phương Tây đã giúp ông tạo ra một cách tiếp cận với thiền cực mới mẻ và hiện đại. Chính điều này đã giúp cho thiền sư Thích Nhất hạnh tạo ra được sức ảnh hưởng của mình đối với thế giới và Việt Nam.

Một số tờ báo trên thế giới đã đánh giá vị thiền sư có dáng người nhỏ bé của Việt Nam là người có sức ảnh hưởng thứ hai ở phương Tây với vai trò lãnh đạo Phật giáo. Ông chỉ đứng sau Đạt-lại Lạt-ma của Tây Tạng mà thôi. Năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quyết định quay trở lại Việt Nam và sinh sống tại Thừa Thiên Huế, quê hương của ông.

Bậc chân tu lỗi lạc
Bậc chân tu lỗi lạc

Hiện nay, thiền sư Thích Nhất Hạnh được biết đến với vai trò là một vị thiền sư, một người giảng viên, một nhà văn có bút danh là Nguyễn Lang với hơn 100 cuốn sách khác nhau, một nhà hoạt động xã hội cực kỳ nổi tiếng. Chính thiền sư Thích Nhất Hạnh đã luôn là người đứng ra vận động hòa bình cho người dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cũng như sự hòa bình trên thế giới nói chung. Ông đề cao việc sử dụng các giải pháp không bạo lực trong vấn đề giải quyết các mâu thuẫn hay xung đột. Năm 1967, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rất vinh dự khi được đề cử giải Nobel hòa bình, tuy nhiên, năm đó đã không có bất cứ ai nhận được giải thưởng danh giá này.

2. Quá trình hoạt động của thiền sư Thích Nhất Hạnh

2.1. Hoạt động của thiền sư Thích Nhất Hạnh vào những thập niên 60

Vào những năm 1960, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quyết định thành lập nên ngôi trường mang tên là Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội tại Sài Gòn. Là một tổ chức từ thiện trong việc giúp đỡ người dân Việt Nam ở thời kỳ chiến tranh, xây dựng lại các ngôi làng, nhà cửa, trường học và các trạm xá, giúp đỡ những người vô gia cư,...

Không những vậy, Viện đại học Vạn Hạnh, một trong những ngôi trường tư thục nổi tiếng với các nghiên cứu về Phật giáo và văn hóa Việt Nam cũng là sự đóng góp của thiền sư Thích Nhất Hạnh. tại đây, ông đã trực tiếp giảng dạy về giáo lý của Phật giáo, cùng với đó là Bát nhã ma la mật. 

Hoạt động của thiền sư
Hoạt động của thiền sư 

Bên cạnh các hoạt động ở trong nước, thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng có những hoạt động rất tích cực tại nước ngoài, tiêu biểu là Mỹ. Viện đại học Princeton và Viện đại học Cornell là hai ngôi trường mà vị thiền sư đã có rất nhiều lần tới diễn thuyết và trực tiếp giảng dạy về Phật giáo. Năm 1963, ông đã lấy bằng Thạc sĩ về tôn giáo tại viện đại học Columbia, sau này, ông cũng thực hiện việc giảng dạy tại ngôi trường này.

Hoạt động tiêu biểu nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong giai đoạn này chính là việc đã viết thư và đưa ra lời kêu gọi với Martin Luther King, Jr, người đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 1964 về việc chiến tranh tại Việt Nam. Đến năm 1967, chính Martin Luther King đã đề cử ông cho giải Nobel hòa bình trên thế giới với những điều mà vị thiền sư này đã thực hiện và lan tỏa các giá trị hết sức nhân văn. Thế nhưng, sự ra đi của King đã khiến cho thiền sư thực sự ngỡ ngàng và không thể tin nổi. “Tôi nghĩ người Mỹ đã tạo ra King nhưng lại không bảo vệ được ông ấy. Tôi có chút tức giận vào thời điểm đó. Tôi không ăn, không ngủ. Nhưng quyết tâm làm việc, xây dựng cộng đồng vẫn tiếp tục”.

Đến năm 1966, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lập ra một dòng tu được gọi là Tiếp Hiện, cùng với sự xuất hiện của các thiền viện trên khắp thế giới. Thời điểm này, nơi ở chính của thiền sư là tại Tu viện làng Mai, thuộc vùng Dordogne, miền nam của nước Pháp. 

Trong những thập niên 60
Trong những thập niên 60

Các chuyến du hành khắp thế giới của ông vẫn được thực hiện với mục đích chính là vận động, kêu gọi sự hòa bình cùng với đó là những buổi thuyết giảng về thiền. Ông đã thực hiện việc tổ chức các khóa tu về thiền cho người Israel và người Palestine, kêu gọi họ hãy lắng nghe nhau. Hay tổ chức cuộc diễu hành vì hòa bình năm 2005 tại Los Angeles với sự tham gia bởi hàng ngàn người.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chia sẻ rằng: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”.

Với vai trò là một người thầy chuyên dạy về Phật giáo cực nổi tiếng ở phương Tây, những lời giảng dạy, những bài học của thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn tạo ra được sự thu hút tới nhiều đối tượng ở những thành phần tôn giáo, chính trị khác nhau. Những cách thực hành về chánh niệm ở vị thiền sư nhỏ bé này luôn có được sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với những tri giác của người phương Tây.

2.2. Các hoạt động từ sau 1975 đến nay của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 40 năm sống xa quê hương, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quay trở về Việt Nam vào đầu năm 2005, bắt đầu từ ngày 12/1/2005 - 11/4/2005. Lần trở về này, ông đã đi khắp đất nước để thuyết giảng và quay trở lại ngôi chùa mà ông đã xuất gia.

Sau những năm 1975
Sau những năm 1975

Năm 2007, thiền sư Thích Nhất Hạnh quay trở lại Việt Nam một lần nữa. Sau khi có sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông đã tổ chức ở 3 miền là các trai đàn chẩn tế nhằm cầu nguyện cũng như hóa giải các oan khổ cho những người đã mất hay vẫn tại thế trong thời kỳ chiến tranh xảy ra tại Việt Nam.

Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não và đã trải qua một thời gian hôn mê. Rất may mắn là ông đã tỉnh lại và dần dần bình phục cũng như ổn định về sức khỏe. Sau đó, ông đã từ Pháp bay về Thái Lan để tĩnh dưỡng cũng như có thể ở gần quê hương Việt Nam của mình hơn. Vào ngày 29/8/2017, thiền sư Thích Nhất Hạnh quay trở về Việt Nam từ sau năm 2008, lần trở về này ông đã đến thăm ngôi chùa Từ Hiếu. Đến ngày 30/10/2018, ông quay về Việt Nam lần nữa và lần này là quyết định cư ngụ tại tổ đình Từ Hiếu nhằm mục đích tịnh dưỡng cho tới khi ông viên tịch.

3. Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt của học giả thế giới

Với những hoạt động không ngừng nghỉ của bản thân trong việc vận động hòa bình và gieo khắp yêu thương tới toàn thế giới qua những hành trình của bản thân, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhận được sự ca ngợi của rất nhiều học giả trên thế giới. Và đó chính là lý do vì sao mà vị thiền sư có dáng người bé nhỏ này lại trở thành một người lãnh đạo Phật giáo có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn ở phương Tây và thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt học giả
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt học giả

Tờ Huffington Post đã từng gọi thiền sư Thích Nhất Hạnh là “người điềm đạm nhất thế giới”. Hay người dẫn chương trình truyền hình của Mỹ, Oprah Winfrey cũng dành những lời ca ngoại của mình với những lời giảng dạy và những câu nói tạo động lực của ông. “Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi sợ hãi về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc”.

Nhà văn nổi tiếng Jack Kornfield, nguyên chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim hay nhà sáng lập nên tập đoàn Salesforce,...tất cả đều là những học trò cực nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tuy nhiên, đây không phải là những người đệ tử dựa trên mối quan hệ truyền thống về thầy - trò cũ. Điều đã đưa họ đến với thiền sư Thích Nhất Hạnh chính là tinh thần về tư duy, các đạo học duy lý và sự tỉnh thức. 

Là người đã đưa ra khái niệm về Phật giáo dấn thân, thiền sư Thích nhất Hạnh đã giải thích với nhà báo John Malkin: “Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì đang xảy ra, không chỉ bên trong mà còn xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn”.

Với sự tư duy hiện đại của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có vai trò cực kỳ to lớn trong việc mang Phật giáo đến với mỗi chúng sinh theo một cách hiện đại hơn. Điều này tạo ra sức ảnh hưởng của ông lớn hơn cũng như các giá trị mà vị thiền sư muốn truyền tải trở nên hữu hiệu hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó mà thiền sư trở thành một bậc chân tu đáng ngưỡng mộ của thế giới, một vị học giả chứa đầy những giá trị nhân văn và là một con người giàu lòng yêu thương.

Luôn mong muốn lan tỏa sự yêu thương
Luôn mong muốn lan tỏa sự yêu thương

Trong suốt cuộc đời với những hành trình trải nghiệm và kiến thức của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó có hơn 70 cuốn là bằng tiếng Anh. Ở những hiệu sách nổi tiếng thế giới, ta sẽ dễ dàng gặp những cuốn sách đến từ vị thiền sư Việt Nam được đặt ngang tầm mắt của các vị khách và ngang hàng với những vị diễn giả nổi tiếng của thời đại.

Có thể nói, cả cuộc đời tu tập của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ mong muốn đem lại sự yêu thương đến với mọi người trên thế gian này, hướng mọi người đến với những điều thiện lý để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, không ai phải đau khổ hay bất hạnh trong cuộc đời của chính mình.

Trên đây là những chia sẻ về thiền sư Thích Nhất Hạnh, một bậc chân tu với mong muốn gieo hòa bình đến với mọi người và cần mẫn gieo rắc những hạt giống yêu thương để lan tỏa trên thế gian này.

Katherine Johnson - Nữ át chủ bài trong sự thành công của NASA

Katherine Johnson đã phá vỡ mọi định kiến và trở thành một người hùng thầm lặng có đóng góp không nhỏ trong các thành tựu đầu đời của NASA với việc chinh phục vũ trụ. Vậy, bà Katherine Johnson là ai? Người phụ nữ này tài giỏi ra sao và sự đóng góp của bà với NASA như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất về nữ anh hùng Katherine Johnson.

Katherine Johnson

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý