Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Katherine Johnson - Nữ át chủ bài trong sự thành công của NASA

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc tới sự thành công của NASA với việc thành công đưa con người vào vũ trụ thì có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đến Neil Armstrong hay John Glenn, Michael Collins,... Tuy nhiên, tất cả sẽ chưa thể thành công nếu như thiếu đi sự chắc chắn và đồng tình của người phụ nữ Katherine Johnson. Là một người phụ nữ da màu, Katherine Johnson đã phá vỡ mọi định kiến và trở thành một người hùng thầm lặng có đóng góp không nhỏ trong các thành tựu đầu đời của NASA với việc chinh phục vũ trụ. Vậy, bà Katherine Johnson là ai? Người phụ nữ này tài giỏi ra sao và sự đóng góp của bà với NASA như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất về nữ anh hùng Katherine Johnson.

1. Bà Katherine Johnson là ai? Thời thơ ấu của Katherine Johnson

Bà Katherine Johnson còn được biết đến với tên gọi là Katherine Goble và có nhũ danh chính là Coleman. Sinh ngày 26/8/1918 tại White Sulphur Springs, phía Tây của Virginia, Mỹ. Katherine Johnson được biết đến là một nhà toán học, một nhà vật lý cực kỳ tài năng. Nhất là khi các đóng góp của bà hiện diện trong những thành tựu của NASA, tổ chức nổi tiếng với các nghiên cứu về vũ trụ và thực hiện thành công các chuyến bay có người lái vào không gian.

Nói về thời thơ ấu của bà Katherine Johnson thì bà có thể được xem như một thiên tài và “tài không đợi tuổi” chính là câu nói chính xác nhất để miêu tả về người phụ nữ này.

Katherine Johnson
Katherine Johnson

Trước khi đến độ tuổi đi học, bà đã có thể viết và tính toán một cách cơ bản. Đến khi là cô bé gần 6 tuổi thì bà Katherine đã được nhận vào học ở lớp 2 thay vì lớp 1 như thông thường. Tuy nhiên, quá trình học tập của bà cũng không hề suôn sẻ khi White Sulphur Springs không cho phép những người da màu có thể học quá lớp 6, nhất là khi đây là đối tượng có hệ thống giáo dục tách biệt. Tức là nếu tiếp tục ở lại quê hương thì bà Katherine sẽ phải dừng lại việc học của mình.

Chính vì điều này mà người cha của bà Katherine đã quyết định đưa cả gia đình chuyển tới một vùng cách đó khoảng 200km để cho con gái có thể tiếp tục việc học của mình. Và bà đã không phụ sự mong đợi của người cha khi có thành tích học tập cực xuất sắc. Năm bà Katherine Johnson 15 tuổi thì đã được nhận vào trường Đại học Tây Virginia và năm 18 tuổi thì bà đã có tấm bằng cử nhân trong tay. Chính điều này đã giúp bà trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên có sự nghiệp học hành được đánh giá là đầy đủ và vô cùng hoàn thiện.

Với tố chất của mình, Katherine Johnson nổi lên là một người vô cùng nhạy bén với các con số. Mọi phép tính đều được bà thực hiện chỉ bằng giấy và bút. Máy tính ở thời điểm đó chỉ thực sự đảm nhận được các tính năng cơ bản nhất mà thôi. Và đó chính là điều đã đưa bà tới NASA và trở thành một người hùng thầm lặng, đứng sau những thành công vang dội của tổ chức nổi tiếng thế giới.

người hùng thầm lặng của NASA
Người hùng thầm lặng của NASA

2. Những đóng góp của Katherine Johnson với NASA

2.1. Gia nhập vào NACA, tiền thân của NASA

Trước khi làm việc cho NASA thì bà Katherine Johnson chính là một giáo viên vào đầu những năm 50. Tuy nhiên, công việc giảng dạy thực sự không phải là niềm đam mê với bà. Lúc ấy, NACA (tiền thân của NASA) mới chính là nơi bà cảm thấy hấp dẫn và hứng thú nhất.

Ngành công nghiệp hàng không của Mỹ trỗi dậy và trở nên cực kỳ lớn mạnh vào sau khi chiến tranh thế giới kết thúc. Khi ấy, nhu cầu về chất xám của ngành này là vô cùng lớn. Tuy nhiên, sự phân biệt giới tính vẫn được thể hiện một cách cực kỳ rõ ràng với việc kỹ sư sẽ là nam giới và có mức thu nhập cực kỳ tốt. Trong khi đó, nữ giới sẽ là những người làm việc tại bộ phận nghiên cứu và mức thu nhập cực kỳ thấp. 

Năm 1953, NACA đang có nhu cầu tuyển người cho bộ phận tính toán và đa số đều là nữ. Katherine Johnson đã quyết định ứng cử và được nhận vào làm tại trung tâm thí nghiệm Langley, Hampton. Khi ấy, những người làm việc tại bộ phận này cần phải có kỹ năng tính toán vô cùng nhanh nhẹn và sự cẩn thận, chính xác phải được đảm bảo một cách tối đa. Katherine Johnson đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí mà NACA đưa ra.

Những bước chân đầu tiên vào nghề
Những bước chân đầu tiên vào nghề

Lúc này, nhiệm vụ của bà và các nữ đồng nghiệp khác chính là trở thành các nữ máy tính của NASA. Thực hiện các phép tính phức tạp để phục vụ cho ngành hàng không vũ trụ, tất cả chỉ được thực hiện bằng tay với bút và giấy. Máy tính lúc đó chưa đủ khả năng để có thể thực hiện được những tính năng này. Công việc này thực sự tốn rất nhiều công sức và đặc biệt là “chất xám”.

2.2. Người tính toán cho cuộc chạy đua vũ trụ

Có thể nói rằng Katherine Johnson sẽ đảm nhận vị trí “nữ máy tính” của NASA khá lâu nếu như không có sự kiện mang tính bước ngoặt vào năm 1957. Khi ấy, Nga đã thực hiện thành công việc phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik vào vũ trụ và đây cũng chính là mồi lửa châm ngòi về cuộc chạy đua tới vũ trụ với Mỹ. 

Nga gọi thì Mỹ tất nhiên sẽ phải trả lời. Và đây thực sự là một bài toán đau đầu dành cho NASA khi phải làm được điều gì hơn thế, việc đưa con người lên vũ trụ và đưa họ trở về an toàn chính là mục tiêu mà NASA hướng tới. Lúc này, nhiệm vụ của Katherine chính là tính toán quỹ đạo bay.

Và sau đó chính là các sự kiện những người đàn ông lần lượt đặt cược tính mạng của mình vào những phép tính của người phụ nữ da màu Katherine Johnson. Đầu tiên chính là vào năm 1961, Alan Shepard trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ an toàn dựa trên sự tính toán về quỹ đạo bay của Katherine cho khoang chứa Freedom 7.

Tính toán cho cuộc chạy đua vũ trụ
Tính toán cho cuộc chạy đua vũ trụ

Vào tháng 2 năm 1962, chỉ huy trưởng John Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên thực hiện thành công việc bay vòng quanh Trái Đất 3 vòng. Điều đặc biệt ở đây là ông chỉ thực sự sẵn sàng bước lên con tàu của mình khi đã được Katherine Johnson gật đầu xác nhận các kết quả mà máy tính IBM -7090 thực hiện là chính xác và trùng khớp với con số mà bà đã tính toán ra sau 1,5 ngày.

Đến năm 1969, Johnson đã thực hiện nhiệm vụ tính toán quỹ đạo bay đến mặt trăng cho con tàu Apollo 11. Và các phi hành gia như Neil Armstrong, Michael Collins hay Buzz Aldrin đều chỉ bước lên con tàu khi các phép toán được thực hiện bởi bà Katherine Johnson. Sự kiện ghi dấu ấn của nhà thám hiểm Neil Armstrong vào ngày 21/7/1969 với việc trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng có ghi dấu ấn công lao cực kỳ to lớn của Katherine Johnson.

Khi nhắc tới sự kiện này, chính bà cũng đã chia sẻ: “Tôi tính toán con đường sẽ đưa các bạn đến đó. Chúng tôi nói với họ tốc độ họ sẽ bay và Mặt trăng sẽ ở đó lúc các bạn hạ cánh”.

Không chỉ có khả năng tính toán tốt mà bà Johnson còn có một dự cảm vô cùng chính xác. Thực tế thì với những phép toán cực kỳ khó khăn, sự dự cảm và trực giác đôi lúc sẽ được bà Katherine vận dụng bởi máy tính không thể hỗ trợ. Và điều này cũng đã được công nhận bởi các nhà du hành vũ trụ nổi tiếng: “Mỗi khi tôi cũng tin vào trực giác của Katherine”.

Tạo ra các thành tích ấn tượng
Tạo ra các thành tích ấn tượng

Bà Katherine Johnson đã cống hiến và làm việc trong suốt quãng đời của mình với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Năm 1986, bà quyết định nghỉ hưu. Trong những năm tháng cống hiến của mình, người phụ nữ gốc Phi này đã có mặt trong tất cả những dự án đưa con người vào vũ trụ mà NASA thực hiện. Và mặc dù hiện nay, máy tính hiện đại đã có thể thực hiện một cách chính xác về quỹ đạo bay trên vũ trụ, tuy nhiên, NASA vẫn sẽ sử dụng các công thức của bà Katherine cho kế hoạch quay trở lại Mặt Trăng vào năm 2024.

3. Katherine Johnson, hơn cả một người phụ nữ

3.1. Người phụ nữ phá vỡ định kiến và giới hạn

Ngay từ lúc sinh ra, bà Katherine Johnson đã phải sống trong một thế giới với sự phân biệt chủng tộc và màu da được thể hiện vô cùng rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không khiến bà cam chịu mà thay vào đó là sự lên tiếng của người phụ nữ da màu mạnh mẽ này.

Vào làm việc tại NASA những ngày đầu tiên, Katherine làm việc tại khu vực dành cho những người da màu với tấm biển “máy tính da màu” được dán ở bên ngoài. Chưa hết, những người phụ nữ da màu còn không được sử dụng canteen, nhà vệ sinh cùng với những nhân viên da trắng khác. Và Katherine không đồng ý với điều này, bà đã không sử dụng nhà vệ sinh da màu cách phòng làm việc của mình khá xa.

Thêm vào đó, nữ giới ở thời điểm này không được tham dự bất cứ cuộc họp nào cùng với các kỹ sư nam giới. Và việc tính toán với bà chưa phải là đủ, điều mà người phụ nữ này cần thực hiện nữa đó chính là việc lên tiếng. “Các nữ đồng nghiệp của tôi làm những gì người ta nói với họ và không đặt một câu hỏi nào cả. Tôi thì khác. Tôi muốn biết nhiều hơn”. Bà Katherine Johnson nói, “Có luật nào cấm tôi tham dự cuộc họp không?”

Người phá vỡ định kiến
Người phá vỡ định kiến

Chính sự lên tiếng của bà đã khiến cho những người đàn ông phải chấp nhận sự hiện diện của người phụ nữ 3 con trong các cuộc họp của họ và không thể nào phủ nhận đi được tài năng và những thành tích tuyệt vời của Katherine Johnson.

Ngày 24 tháng 11 năm 2024, bà Katherine Johnson đã nhận được Huân chương tự do, một trong những Huân chương dân sự cao quý nhất của nước Mỹ với những cống hiến thầm lặng của mình. Cựu tổng thống Mỹ, Barack Obama đã chia sẻ trong dịp đặc biệt này: “Katherine Johnson là một người phụ nữ đi tiên phong phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các chủng tộc, giới tính và cho giới trẻ thấy rằng, ai cũng có thể tỏa sáng trong toán học, các ngành khoa học tự nhiên và có thể với tới các vì sao”.

Cựu Giám đốc của NASA, ông Jim Bridenstine đã chia sẻ về bà Katherine Johnson: “Bà Johnson đã giúp nước Mỹ của chúng ta nới rộng biên giới vào không gian, những nỗ lực phi thường của bà cũng mở ra cánh cửa cho phụ nữ và người da màu. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên lòng can trường và khả năng lãnh đạo của bà cũng như các cột mốc mà chúng tôi sẽ không thể với tay đến nếu như không có bà”.

3.2. Người phụ nữ truyền năng lượng tích cực

“Một cách lặng lẽ, giá trị từ những đóng góp của tôi bắt đầu nhấn chìm những luật lệ độc đoán về phân biệt chủng tộc và những mệnh lệnh kìm hãm giới tính của tôi. Nhưng tôi thực sự yêu thích việc đi làm mỗi ngày”. Đây là những điều mà Johnson đã ghi lại về những ngày đầu làm việc tại NASA với vai trò là một “nữ máy tính” của mình. 

Chính lối suy nghĩ mạnh mẽ và tài năng của mình đã giúp cho Katherine Johnson trở thành người phụ nữ truyền động lực và năng lượng tích cực tới những người biết đến bà. 

Vượt qua mọi giới hạn
Vượt qua mọi giới hạn

Ví dụ điển hình như Christina Koch, người đã tạo nên kỷ lục với việc có chuyến bay vào không gian một mình dài nhất trên thế giới. Koch nói: “Khi tôi nghĩ về những trải nghiệm của mình và Katherine Johnson, tôi hoàn toàn kinh ngạc. Cô ấy đã vượt qua rất nhiều rào cản công khai, rất nhiều trở ngại hơn những gì tôi từng phải đối mặt.

Không chỉ là với những nữ nhân khác, mà ngay trong gia đình, bà katherine cũng là một tấm gương sáng của các con. Năm 1939, bà đã kết hôn với James Francis Goble và cả hai đã có với nhau 3 người con gái. Tuy nhiên, năm 1956 thì người chồng của bà đã qua đời vì ung thư não. Đến năm 1959 thì bà kết hôn với Johnson và sống với nhau cho tới khi ông qua đời vào tháng 3 năm 2024.

Các con gái của bà đều theo nghiệp mẹ khi đều bén duyên với toán học. Người con gái lớn của bà hiện cũng đang làm việc tại NASA, người con gái thứ hai là một giáo viên dạy toán và cũng là một chuyên gia tâm lý. Cô con gái út của bà đã qua đời vào năm 2024.

Là một người phụ nữ da màu, lại sống trong thời kỳ phân biệt chủng tộc và giới tính diễn ra vô cùng mạnh mẽ, thế nhưng, tất cả những điều này đều không khiến cho bà Katherine Johnson chùn bước. Thay vào đó thì bà nổi lên như một nữ anh hùng phá vỡ mọi định kiến và giới hạn, đem lại các thành tựu không chỉ cho nước Mỹ mà là cả thế giới.

Người lan tỏa năng lượng tích cực
Người lan tỏa năng lượng tích cực

Mặc dù vậy, cho tới cuối đời, khi được ghi nhận và vinh danh về những công lao của mình, bà Katherine không bao giờ xem đó là những điều khiến mình phải suy nghĩ, “tôi không có thời gian để nghĩ về việc đó”. Việc mà bà đã làm chỉ đơn giản là dựa trên lối sống mà người cha của bà để dặn dò: “Các con không giỏi hơn một ai trong thành phố này và không một ai giỏi hơn các con cả”.

Ngày 24/2/2024, bà Katherine Johnson đã qua đời ở tuổi 101. Sự ra đi của bà có lẽ sẽ để lại rất nhiều nuối tiếc cho ngành hàng không vũ trụ của Mỹ cũng như của thế giới.

Trên đây chính là những chia sẻ về bà Katherine Johnson, một nhà toán học, một nữ anh hùng thầm lặng đứng sau thành công của sự nghiệp chinh phục không gian vũ trụ của Mỹ. Mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu nhất gửi tới bạn đọc.

Nhạc sĩ thiên tài Beethoven và góc khuất không phải ai cũng thấu

Nếu ví đời người là một bản đàn, thì chắc chắn rằng, bản đàn ấy không chỉ có những thanh âm trong trẻo mà ẩn trong đó là những nốt trầm. Với những thiên tài, thì dường như tiên tri của cụ Nguyễn còn đúng hơn. Trong đó, Beethoven - nhà soạn nhạc lừng danh người Đức là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất. Thế nhưng vượt lên trên những tấn bi kịch ngay từ thuở lọt lòng, chính âm nhạc đã đâm chồi để kết nối ông với tình yêu cuộc sống đến bất diệt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về góc khuất cuộc đời của nhạc sĩ thiên tài Beethoven qua bài viết dưới đây nhé.

Nhạc sĩ Beethoven

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;