Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Điểm trung bình tích lũy là gì? Vấn đề sinh viên không thể ngó lơ!

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Ngày cập nhật: 23/06/2021

Điểm trung bình tích lũy là gì - Một câu hỏi đang được các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn mới chập chững bước chân vào giảng đường đại học quan tâm. Vào đại học đã khó, ra trường với tấm bằng hạng ưu còn khó hơn. Điểm trung bình tích lũy là điểm quan trọng nhất để quyết định tấm bằng ra trường của bạn có màu sắc ra sao. Cách tính điểm trung bình tích lũy chính xác nhất sau đây sẽ giúp bạn có thể tự tính điểm, cải thiện điểm số và nâng điểm trung bình tích lũy của bản thân mình một cách hiệu quả nhất.

1. Đi định nghĩa cho điểm trung bình tích lũy là gì?

Điểm trung bình tích lũy là gì bạn biết không?
Điểm trung bình tích lũy là gì bạn biết không?

Nếu bạn là sinh viên, hay đã từng trải qua thời kỳ sinh viên thì chắc chắn một điều rằng bạn đã quá quen thuộc với điểm trung bình tích lũy. Vậy điểm trung bình tích lũy là gì chắc không còn là xa lạ? Điểm trung bình tích lũy là điểm số được phòng đào tạo tính ra cho bạn theo công thức nhất định. Nó là cách tính điểm trung bình (GPA) cho sinh viên theo tháng bốn để đánh giá học sinh. Nếu điểm tích lũy của bạn càng cao bạn càng có lợi thế về sau và có được tấm bằng như mong muốn. Ngược lại nếu bạn có điểm trung bình tích lũy thấp bạn cần có cách cải thiện điểm của mình để mạng đến hiệu quả tốt nhất cho bạn và một tấm bằng được đánh giá cao.

Khi tham gia học tập và trở thành sinh viên, điều hướng tới của tất cả các bạn sinh viên đó là điểm số của mình. Sau mỗi kỳ học và thi hết môn điều các bạn quan tâm đến là điểm trung bình tích lũy của bạn thay đổi như thế nào? Điểm số của các môn học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm trung bình tích lũy của tổng thể. Đặc biệt với các môn nhiều tín thì càng ảnh hưởng nhiều.

Bạn thường thấy thông thường cách xếp loại theo điểm trung bình tích lũy tháng 4 như sau:

+ Dưới 2.0 thì bạn sẽ đánh giá là xếp loại yếu.

+ Từ 2.0 đến dưới 2.5 bạn sẽ được đánh là trung bình

+ Từ 2.5 đến dưới 3.2 bạn sẽ được đánh giá là loại khá

+ Từ 3.2 trở lên bạn sẽ được đánh giá là giỏi và trên 3.6 bạn sẽ được đánh giá là xuất sắc.

Với cách xếp loại cho thang điểm trung bình tích lũy này chính là kết quả bạn nhận được trong tấm bằng tốt nghiệp (bachelor degree) của mình. Chính vì vậy, bạn cần phải có những biện pháp và biết cách tính để cải thiện điểm trung bình tích lũy của mình và mang đến cho mình một tâm bằng có kết quả “đẹp”, việc có kết quả học tập tốt cũng sẽ giúp bạn có được một cơ hội việc làm tốt hơn và nhiều lựa chọn việc làm hơn cho bạn.

Xem thêm: Làm gì để học giỏi? Nắm vững kiến thức để thành công

2. Cách tính điểm trung bình chung tích lũy chính xác nhất cho bạn

Hầu hết các trường đại học sẽ có chung cách tính điểm trung bình tích lũy cho sinh viên. Trước đây, khi còn đi học bạn thường nghe thấy điểm trung bình chung cho các môn học và được tính theo thang điểm 10. Tuy nhiên, điểm trung bình tích lũy hiện nay của sinh viên được tính theo thang điểm 4. Cách quy đổi từ thang điểm 10 sang thành thang điểm 4 như thế nào?

+ Nếu bạn đạt điểm từ 8.5 trở lên bạn sẽ được quy đổi ra thang điểm 4 là 4 điểm

+ Nếu bạn đạt điểm trung bình môn từ 7.0 cho đến 8.4 thì bạn sẽ được quy đổi sang thang điểm 4 là 3 điểm.

+ Nếu bạn đạt điểm trung bình từ 5.5 đến 6.9 thì khi quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là 2 điểm.

+ Nếu như bạn đạt được điểm trung bình từ 4.0 đến 5.5 bạn sẽ được suy đổi sang thang điểm 4 là 1 điểm.

+ Nếu bạn dưới 4.0 thì bạn sẽ được quy đổi sang thang điểm 4 là 0.

Đây là cách quy đổi chung hiện nay của rất nhiều trường. Tuy nhiên, với thực tế nhiều trước khác nhau thì học có thể chia nhỏ hơn để thành các thang điểm phù hợp từ 0 điểm, 1 điểm, 1.5 điểm, 2 điểm, 2.5 điểm, 3 điểm, 3.5 điểm, và 4 điểm.

Cách tính trung bình chung tích lũy được sử dụng với công thức như sau:

Cách tính điểm trung bình tích lũy là gì?
Cách tính điểm trung bình tích lũy là gì?

Qua công thức trên chắc chắn bạn sẽ không hiểu được ý nghĩ của nó. Ta cần làm rõ các thành tố trong công thứ này:

+ A – điểm trung bình tích lũy của bạn, có thể là theo kỳ, hoặc theo năm, hoặc theo cả 4 năm đều được tính theo công thức nay.

+ ai – là điểm số của các học phần thứ i của bạn trong học kỳ đó.

+ ni – là số tín chỉ của học phần đó

+ n – là tổng số học phần bạn cần học một kỳ, một năm hay là cho 4 năm học của mình.

Sau khi ra kết qua bạn chỉ cần áp vào thang đổi điểm ở trên là biết mình thuộc khoảng bậc xếp hạng nào để cố gắng phấn đấu đạt được. Trong trường hợp điểm của bạn quá thấp bạn cần có ngay những biện pháp cụ thể để giúp bản thân cải thiện thành tích của mình.

* Một số lưu ý cho bạn về cách tính điểm trung bình tích lũy:

Thứ nhất, có một số môn học không được đưa vào tính với điểm trung bình tích lũy của bạn như thể dục, giáo dục quốc phòng. Tuy vào chương trình đào tạo của từng trường sẽ có thông báo cụ thể cho bạn về môn học không được tính vào điểm trung bình tích lũy mà nó chỉ là một môn học điều kiện để bạn có thể ra trường.

Thứ hai, nếu trường bạn quy đổi sang thang 4 thì cần phải quy đổi, còn nếu tính điểm trung bình tích lũy theo thang 10 thì bạn không cần phải quy đổi.

Thứ ba, nếu bạn tính điểm trung bình tích lũy theo kỳ thì ngoài điểm thi lần một, lần hai và điểm cải thiện của bạn đều được tính chung vào điểm trung bình tích lũy của kỳ đó. Nếu bạn cải thiện khác học kỳ thì bạn sẽ không được tính điểm trung bình tích lũy môn học đó vào học kỳ đó.

Thứ tư, với điểm trung bình chung tích lũy theo năm sẽ được tính theo tổng số môn học và số học phần bạn cần học cho năm học đó của bạn. Các môn mà bạn cải thiện không phải là môn học của năm đó thì bạn sẽ không được tính vào điểm trung bình tích lũy của năm đó.

Thứ năm, với môn học khác kỳ hay của các kỳ trước bạn cải thiện vào kỳ này sẽ được tính vào điểm trung bình tích lũy của kỳ này và đối với năm cũng vậy.

Thứ sáu, với các môn có nhiều đầu điểm sẽ được tạo điều kiện để lấy điểm cao nhất cho bạn, với các môn học ngoài chương trình đào tạo sẽ không được tính vào điểm trung bình tích lũy của bạn. Với kết quả của điểm trung bình tích lũy chính là điểm để xét điều kiện thực tập, điều kiện để làm khóa luận tốt nghiệp và điều kiện cần thiết để bạn có thể ra trường đúng hạn.

Trên đây là cách tính điểm trung bình tích lũy cho bạn, cùng với đó là các lưu ý khi tính điểm trung bình tích lũy cho bạn. để có được một kết quả tốt nhất bạn cần chú ý đến cách tính và đứng để sai sót trong cách tính toán điểm tích lũy cho sinh viên.

Xem thêm: Điều kiện tốt nghiệp đại học loại giỏi gồm những gì?

3. Cách giúp bạn có được điểm trung bình tích lũy cao

Điểm trung bình tích lũy của bạn càng cao bạn sẽ nhận được nhiều lợi thế như bảng điểm đẹp, tấm bằng tốt và tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho bạn. Vậy làm thế nào giúp bạn cải thiện được điểm trung bình tích lũy của mình khi mà nó thấp hơn so với mong đợi của mình. Sau đây, gợi ý cho bạn một số cách để bạn có thể cải thiện hoặc nâng cao hơn nữa điểm trung bình tích lũy của mình:

Cách giúp bạn cải thiện điểm trung bình tích lũy là gì?
Cách giúp bạn cải thiện điểm trung bình tích lũy là gì?

Thứ nhất, bạn cần đến lớp đầy đủ để điểm chuyên cần của mình cao. Điểm chuyên cần cũng giúp bạn có được 10% trong điểm trung bình môn của mình nên bạn cũng hãy chú ý đến nó. Không chỉ đến vì điểm chuyên cần bạn cần đi đầy đủ để không bỏ qua bất kỳ một kiến thức nào hết, bạn sẽ nhận được kiến thức để làm tiền đề cho mình khi làm bài this au này.

Thứ hai, chú ý nghe giảng, ghi bài đầy đủ cũng là cách giúp bạn hiểu được các vấn đề mà giáo viên giảng. Từ đó bạn sẽ biết mình có thắc mắc ở đâu, và hỏi ngay giảng viên để được giải đáp. Việc bạn chú ý nghe giảng, ghi bài và phát biểu trong giờ giảng giúp bạn được giáo viên chú ý và có lợi cho bạn rất nhiều về điểm chuyên cần cũng như điểm điều kiện.

Thứ ba, tham gia các nhóm học để cùng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành (major), đặc biệt bạn cần dành nhiều thời gian lên thư viện tham khảo tài liệu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho bản thân. Trước các kỳ thi cách làm hiệu quả ngoài việc bạn ngồi học cả ngày, thì hãy lập một nhóm để trao đổi, cách làm này giúp bạn hiểu được vấn đề và chia sẻ những gì bạn biết giúp cho bạn nhớ lâu hơn các kiến thức của mình.

Thứ tư, lập cho mình một kế hoạch học tập cụ thể. Bạn cần lập danh sách các môn mà mình sẽ cần cải thiện hoặc lên kế hoạch về những điểm số của học kỳ này mà bạn cần phải cải thiện. Khi bạn lên kế hoạch để có thể đạt được điểm số cao thì bạn sẽ có những hành động học tập cụ thể để cải thiện kiến thức và tập trung vào việc học từ đầu kỳ cho mình.

Thứ năm, đặt cho mình một mục tiêu cụ thể để đạt được tấm bằng như thế nào khi tốt nghiệp để có được một kế hoạch học tập cụ thể từ các kỳ học đầu. Bất kể một việc muốn đi đến đích bạn cần đặt mục tiêu cho mình. Một mục tiêu cụ thể trong học tập về điểm số sẽ giúp bạn có được các hành động thúc đẩy bản thân để đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ sáu, nắm chắc điểm trung bình tích lũy để biết môn nào lên cải thiện để tăng điểm tích lũy của bản thân. Đặc biệt với các môn 3 tín thì bạn cần có kế hoạch học tập cụ thể để đạt được kết quả cao nhất. Nếu điểm môn 3 tín của bạn thấp thì hãy cải thiện ngay. 

Trên đây là 6 cách cơ bản để bạn có thể nâng cao, hoặc cải thiện về điểm trung bình tích lũy của bản thân, giúp bạn có được một điểm trung bình tích lũy cao có cơ hội giành học bổng, và đẹp hơn cho bản thân. Đặc biệt với các bạn ở ngưỡng 2.4 và 3.1 thì nên cải thiện hoặc có kế hoạch học tập cụ thể để cải thiện điểm mình lên khá hoặc thành giỏi.

Qua chia sẻ về điểm trung bình tích lũy là gì? Từ các thông tin cung cấp trong bài đã giúp bạn hiểu về điểm trung bình tích lũy, cách tính điểm trung bình tích lũy và quy đổi ra thang điểm 4. Gợi ý cho bạn các cách để bạn có được một điểm số tốt hơn trong học tập, cách giúp bạn nâng cao điểm trung bình tích lũy của mình.

Xem thêm: Học giỏi để làm gì? Câu hỏi suy ngẫm cho học sinh và phụ huynh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý