Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Trung thực là gì? Luôn sống trung thực có thật sự tốt cho bạn?

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta thường nghĩ rằng nhịp sống xô bồ, không phải ai cũng hiền lành, ngay thẳng, tử tế, ra đường cần phải biết đề phòng và xem xét kỹ để phân biệt được lời nói thật và lời giả dối vì “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Thật vậy, xã hội hiện tại của chúng ta không thuần túy và mộc mạc như thời ông bà ngày xưa nữa, dĩ nhiên mỗi thời sẽ có cái hay riêng và không đánh đồng rằng thời nay chẳng còn ai trung thực, thật thà, thật tính. Bạn có từng suy nghĩ về đức tính trung thực là gì chưa? Bạn có hiểu trung thực là gì không? Hôm nay hãy cùng timviec365.vn bàn luận về phẩm chất “trung thực” này nhé!

 

1. Trung thực là gì?

Trung thực là một tính từ nhằm chỉ sự ngay thẳng, đứng đắn, thật thà, luôn nói sự thật. Trung thực là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật và tuân theo những chuẩn mực đạo đức, không dối trá từ lời nói đến hành vi.

2. Cách nhận diện những người sống trung thực

Để hiểu được một người là điều khó bởi mỗi người là một thế giới nội tâm khác nhau, với những suy nghĩ và lý lẽ khác nhau. Bởi vậy sẽ rất khó để lý giải được vì sao trong hoàn cảnh đó một người lại hành xử, ứng xử như vậy. Việc xác định một người có phải người trung thực hay không không đơn giản trong vài lần nói dối hay không đứng lên nói ra sự thật.

Đặc điểm của người trung thực là gì
Đặc điểm của người trung thực là gì

Cách đánh giá nhìn nhận một người thật ra phải mất nhiều thời gian tiếp xúc, trao đổi quan điểm sâu sắc, nói chuyện, làm việc với nhau lâu dài mới có thể nắm được phong cách sống, tinh thần của nhau. Tuy nhiên người sống trung thực sẽ có những đặc trưng trong ngoại hình cũng như trong cách thể hiện bản thân nhất định bởi các cụ hay có câu “Tâm sinh tướng”, “Người có thiện tâm tất có phúc tướng” ý nói nhìn tướng sẽ đoán được chút ít về tính cách, nội tâm. Vậy hãy cùng xem người trung thực là người như thế nào nhé.

2.1. Người trung thực không quan tâm có được yêu quý hay không

Một người sống trung thực sẽ luôn tự tin và trung thực. Họ nói những gì muốn nói và làm những gì họ đã nói. Họ sẽ không ái ngại hay lo sợ không chiếm được tình cảm của mọi người. Biểu hiện lôi kéo tình cảm của  mọi người hay lo lắng về việc có được yêu thích hay không chính là ở những người không tự ti, giả tạo và yếu đuối. Với người trung thực, họ chẳng bận tâm về những mối quan hệ, họ chỉ đơn giản là nói sự thật dù cho sự thật đó làm mất lòng người nghe.

2.2. Không nịnh bợ, không nói dối, không “thảo mai”

Người trung thực có đặc điểm là họ tôn thờ sự thật lên số một. Bất kể trong suy nghĩ hay lời nói họ đều chỉ nói lên sự thật họ thấy. Hơn nữa họ không bao giờ muốn lấy lòng ai, chiếm được thiện cảm hay tình cảm của mọi người nên họ không bao giờ biết nịnh bợ, nói những điều vuốt ve người khác, nói để mua vui chuộc lợi ích cho bản thân mình.Tuy nhiên họ không phải người thô thiển hay bất lịch sự. Họ hoàn toàn có thể khen và trầm trồ nếu trông thấy một đồng nghiệp mặc một bộ váy đẹp, trang nhã hay tán dương một chiếc xe ô tô đẹp của bạn. Họ vẫn biết cách giao tiếp và khen thưởng nhưng với điều kiện những lời nói ra phải là sự thật.

2.3. Luôn tuân theo nguyên tắc sống của bản thân

Một người có tính cách trung thực họ luôn có những nguyên tắc, kỷ luật của bản thân. Khi trước mắt họ là một người vô cùng quyền lực và giàu có cũng không thể khiến họ bỏ đi tính cách trung thực của mình.

Nguyên tắc bản thân rất quan trọng đối với người trung thực
Nguyên tắc bản thân rất quan trọng đối với người trung thực

Đối với họ, lòng trung thực tôn thờ sự thật quan trọng hơn và họ sẽ không bao giờ đề ra nguyên tắc rồi phá vỡ nó bởi họ trung thực với chính họ cũng như với những người xung quanh. Theo câu nói của nhà văn nổi tiếng William Shakespeare cũng có nói về giá trị của lòng trung thực trong nguyên tắc sống: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”.

2.4. Nói đi đôi với làm – Lời nói và hành động kết nối với nhau

Bạn sẽ luôn thấy tin tưởng những người trung thực bởi cách họ sống và làm việc rất… chí lý. Họ nói gì là họ sẽ thực hiện đúng như vậy dù là từ điều nhỏ nhặt nhất. Những người trung thực luôn giữ chữ tín và có trách nhiệm với mỗi lời nói của mình. Họ luôn nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của tất cả mọi người nhất là trẻ con bởi trẻ con luôn thích nghe sự thật, trẻ con rất nhạy cảm với lời nói dối và tụi trẻ luôn muốn gần những người lớn thực hiện đúng theo lời đã nói.

2.5. Họ có ảnh mắt nhìn thẳng, đầy chính trực

Đặc điểm này có phần hơi cảm tính vì chỉ nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá một người. Sẽ có người nói rằng vậy làm sao đánh giá được diễn viên, ca sĩ, người mẫu, hay những người trong giới nghệ thuật bởi trong chuyên môn họ sẽ được đào tạo, huấn luyện, diễn xuất nên biết cách điều chỉnh ánh mắt, giọng nói, điệu bộ. Thế nhưng mà, thần thái và thái độ của một người trung thực rất khó bắt chước được.

Người trung thực là người như thế nào?
Người trung thực là người như thế nào?

Điển hình là người trung thực sẽ thể hiện điều đó qua ánh mắt cương trực, luôn nhìn thẳng, không e ngại cũng không giấu giếm ánh mắt của mình. Ở họ luôn toát lên vẻ đàng hoàng, đường đường chính chính.

2.6. Họ nhận rõ được khuyết điểm bản thân và công khai thừa nhận khuyết điểm với mọi người

Là con người thì không ai là hoàn hảo, ai cũng có khiếm khuyết nào đó. Người trung thực là người trung thực cả với những sai sót, khuyết điểm của mình. Họ nhận thức rõ được những điều chưa hoàn hảo của bản thân, và cũng không ngại ngần công khai sự thật đó cho mọi người. Những người trung thực luôn thẳng thắn và thật thà trong bất cứ điều gì thuộc về bản thân.

2.7. Họ là những người tin cậy để chia sẻ, dựa dẫm

Nếu ở bên một người bạn cảm thấy thoải mái chia sẻ, tâm sự, là điểm tựa vững chắc để bạn kể tất cả những điều mình nghĩ thì đó phải là một người trung thực đáng tin cậy rồi. Họ sẽ có thể cho bạn những lời khuyên thật tới mức bạn không muốn nghe nhưng đó là điều tốt nhất cho bạn “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Hơn nữa, bản tính trung thực của họ làm bạn thấy an tâm khi chia sẻ câu chuyện của mình, khiến bạn nhìn rõ được những sự thật.

3. Luôn sống trung thực – liệu có tốt?

Qua những điều chia sẻ ở trên hẳn là bạn đã thấy trung thực là một đức tính tốt và ai cũng nên trau dồi đức tính này để trở thành một người tốt. Việc luôn sống trung thực bất kể hoàn cảnh nào, bất kể trước mắt chúng ta là ai liệu có phải một điều đúng đắn?

Trong giao tiếp hàng ngày có những khi chúng ta cần phải nhạy cảm, tinh tế hơn, trước khi nói ra điều gì cần phải nghe và nghĩ! Bạn thử hình dung nếu bạn áp dụng tính trung thực vào trường hợp này thì sao nhé! Bạn tới thăm một người bạn lâu ngày hôm gặp, hai bạn có mối quan hệ hòa hợp với nhau. Bạn kia mời bạn đi ăn tại một quán mà người bạn kia rất hay thích ăn ở đó. Trong bữa ăn bạn cảm thấy hương vị không được vừa miệng lắm. Sau bữa ăn người bạn kia thanh toán lấy lý do là lâu ngày không gặp nên thiết đãi bạn, lúc về người bạn kia hỏi bạn là “đồ ăn hôm nay có ngon không” với vẻ mặt rất vui vẻ mong chờ câu trả lời.

Luôn trung thực có phải điều nên làm?
Luôn trung thực có phải điều nên làm?

Nếu lúc đó bạn áp dụng tính trung thực của bạn vào thì liệu có phù hợp không? Tất nhiên là không nên rồi, cuộc đối thoại chắc chắn sẽ trở nên gượng gạo và ngượng ngùng nếu như bạn nói hôm nay đồ ăn không ngon, phải không nào? Thay vào đó bạn nên tùy tình huống để chú ý cách giao tiếp của mình, tránh làm tổn thương hay gây xấu hổ cho người khác, đồng thời khiến cho những mối quan hệ và giao tiếp xung quanh bạn hài hòa, ấm áp. Đừng lúc nào cũng quá trung thực, chỉ cần bạn biết cách thể hiện, nói gián tiếp theo cách nào đó là người bạn kia sẽ ngầm hiểu được thôi. Ví dụ bạn có thể nói rằng “Mọi khi ít khi mình ăn những món như vậy, nhưng hôm nay đi ăn và nói chuyện với cậu mình thấy rất vui nên cảm giác món đó cũng khá ngon”. Câu nói vẫn phản ánh sự thật nhưng không quá thẳng thắn mà vẫn giữ được phép lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp xã hội phải không nào.

Người trung thực luôn công bằng, vô tư
Người trung thực luôn công bằng, vô tư

Đó là trong những trường hợp “nhẹ nhàng”, không căng thẳng và rắc rối như một số trường hợp.  Nếu chẳng hạn thấy hai vợ chồng nhà nọ đánh nhau, bạn thấy người vợ trốn ở đâu và trả lời cho người chồng biết, chẳng phải là “đổ thêm dầu vào lửa” hại chết người ta rồi sao? Hãy tùy tình huống mà lựa làm thế nào cho hợp lý bạn nhé!

Thêm nữa, ông bà ta có câu “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”. Bạn trung thực với những người hiểu chuyện, tốt bụng, những người hiểu rõ bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn là điều nên làm. Nhưng với những người luôn có ý muốn tổn thương bạn, làm khó bạn, mà bạn vẫn ngây thơ thành thật với người ta thì chỉ là đang tự hại mình thôi. Với những ai tốt tính thì bạn sẽ trung thực đối xử lại với người ta y như thế, và đối với ai đanh đá sắc sảo, gian dối thì bạn nên nhận ra và tránh xa, hoặc học cách bảo vệ bản thân đừng để bị lừa dối, lợi dụng.

4. Lợi ích của sống trung thực là gì?

Sống trung thực như đã nói ở trên là bạn cần lựa hoàn cảnh và người đứng trước mặt bạn để bảo vệ chính bạn nhưng sống trung thực lại đem về cho bạn rất nhiều điều tốt đẹp. Bạn có nhớ câu chuyện về ba lưỡi rìu hay không? Câu chuyện này các bạn đã được học ở cấp Tiểu học. Chuyện kể về chú thợ trung thực đốn củi bằng chiếc rìu thép và không may bị rơi lưỡi rìu xuống sông. Bụt đã hiện ra và đưa lưỡi rìu vàng và lưỡi rìu bạc cho cậu, cậu đều từ chối vì không phải của cậu, cho tới khi Bụt đưa ra chiếc lưỡi rìu thép thì cậu đã nhận. Kết thúc câu chuyện cậu được cả ba lưỡi rìu như phần thưởng của sự chân thật, thật thà. Đó chỉ là câu chuyện cổ tích nhưng bài học nhân văn rất sâu sắc và trong cuộc sống hiện đại thì sống trung thực thật sự mang những lợi ích cho bạn, cùng xem đó là gì nhé!

4.1. Được mọi người yêu quý

Bạn sẽ luôn được mọi người quý mến vì đức tính cao đẹp này. Nhất là trong mắt những người lớn, người cao tuổi với tầm nhìn xa trông rộng và đánh giá, nhìn thấu được những người còn trẻ chưa bước vào đời nhiều thì họ càng quý đức tính trung thực của người trẻ. Bạn chắc chắn là đi đâu cũng sẽ được mọi người quý vì đức tính trung thực của bạn, có thể là bạn ở hiện tại không giỏi nhưng với tính cách trung thực đã nói là sẽ làm thì sớm trong tương lai bạn sẽ có một nhân cách cao quý, ai cũng nể phục.

4.2. Được mọi người tín nhiệm, tin tưởng

Khi trung thực, ngay thẳng trở thành “thương hiệu” của bạn thì bạn sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin cậy từ tất cả mọi người. Trong trường hợp bạn “tình ngay lý gian”, không thể trực tiếp giải thích được thì trong lòng mọi người cũng vẫn sẽ nghĩ bạn là người tốt, tử tế.

Lợi ích của việc làm người trung thực
Lợi ích của việc làm người trung thực

Đó là lợi ích của việc luôn sống trung thực, khi có chuyện mọi người vẫn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn, tin tưởng hơn dành cho bạn.

4.3. Nhận được sự kính nể, nể sợ

Những người sống trung thực vốn dĩ luôn nói lên sự thật mà không phải ai cũng dám nói, tính cách ngay thẳng công bằng chí công vô tư là bản chất của họ. Chính vì vậy, họ có một đức hạnh mà khiến ai cũng nể sợ, kính nể vô cùng.

4.4. Luôn cảm thấy bình an thanh thản trong lòng

Khi bạn luôn luôn nói thật lòng mình, luôn sống đúng với bên trong suy nghĩ của mình thì bạn sẽ luôn thấy bình an, nhẹ nhõm trong lòng. Bởi vậy hay tập học cách sống trung thực để luôn cảm thấy bình yên trong lòng bạn nhé!

Giờ có lẽ bạn đã hiểu trung thực là gì và sống trung thực đem lại những lợi ích gì cho bạn rồi phải không, bạn có thể truy cập vào web timviec365.vn để có thể tìm hiểu về những ngành nghề và thông tin khác nữa nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;