Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỊ TRÍ GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Đăng bởi Timviec365.vn
Giám đốc phát triển kinh doanh là chức vụ trong một công ty được ủy nhiệm cùng phát triển và điều hành với nhiều chức năng khác. Đây là vị trí cấp cao cùng với CEO, được trông chờ có nền tảng kiến thức rộng và toàn diện về các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của công ty.
Việc làm Quản lý điều hành

 Vậy, để tuyển được một người thích hợp đảm nhiệm vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh thì nhà tuyển dụng cần hết sức chọn lọc kĩ càng. Tham khảo ngay bộ đề câu hỏi phỏng vấn vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh dưới đây để chọn được vị trí điều hành cấp cao này.

Bộ câu hỏi phỏng vấn giám đốc phát triển kinh doanh

AI SẼ PHÙ HỢP VỚI VỊ TRÍ GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN KINH DOANH?

Bạn là một Nhà tuyển dụng có kinh nghiệm nhiều năm, bạn có khả năng nhìn ra những người có phẩm chất nghề nghiệp đối với vị trí giám đốc Phát triển Kinh doanh. Hãy cùng xem họ có những phẩm chất nghề nghiệp nào khiến bạn dễ dàng đánh giá được các ứng viên của mình nhé.

Người có khả năng thuyết trình, ăn nói lưu loát, biết lắng nghe, biết cách lập kế hoạch phù hợp với các vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh. Bạn nên yêu cầu họ coi bạn là khách hàng và thuyết phục làm sao để bạn có thể tâm phục khẩu phục ký một bản hợp đồng. Từ đó bạn có thể đánh giá phản ứng của ứng viên đối với những áp lực trong quá trình làm việc.

Người có thể đảm nhiệm ở vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh là người có năng lực quản lý, lãnh đạo, nắm được những nguyên tắc kinh doanh cơ bản cũng như có nguyên tắc kinh doanh riêng của bản thân để không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Giám đốc phát triển kinh doanh cần là người có chiến lược và sự sáng tạo trong công việc để có thể dẫn dắt đội ngũ nhân viên của mình làm việc theo các chiến lược có tính hiệu quả cao. Nhà tuyển dụng cần phải là người dẫn dắt cuộc trò chuyện với ứng viên để làm sao khai thác được các thông tin cần thiết đánh giá được năng lực thực sự của người ứng viên ứng tuyển cho vị tri Giám đốc phát triển Kinh doanh khu vực

Giám đốc kinh doanh

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỊ TRÍ GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

1, Bộ câu hỏi tình huống

Câu 1: Bạn hãy tưởng tượng tôi là một khách hàng tiềm năng. Trong 3 phút, bạn hãy bán cho tôi vật dụng này/ chốt một hợp đồng với tôi.

Người đủ khả năng để ứng tuyển vào vị trí giám đốc Kinh doanh thì không phải người có trình độ kiến thức đơn giản. Vì thế khi nhà tuyển dụng hỏi về câu hỏi tình huống này có liên quan đến mối quan tâm hàng đầu của người làm Kinh doanh đó là Khách hàng.

Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra mức độ nhạy bén của ứng viên, nếu bạn vội vàng đưa ra các giải pháp để bán được hàng trong vòng 3 phút thay vì để họ có nhiều thời gian hơn tìm hiểu về mặt hàng của bạn. Khách hàng tiềm năng cần có thêm thời gian tiếp xúc, trải nghiệm và đặt lòng tin ở các dịch vụ, thương hiệu của sản phẩm.

Bạn hãy đề cập đến sự bất hợp lý giữa thời gian làm việc với khách hàng và độ tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn lưu tâm đến niềm tin của khách hàng với chất lượng của sản phẩm/dịch vụ thay vì chạy đua theo thời gian để đạt được doanh thu.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Yêu cầu đối với công việc và quan điểm làm việc của tôi luôn được đề cao. Tôi sẽ không vì mong muốn bán được hàng để đạt doanh thu trong vòng 1 vài phút mà bỏ qua các yếu tố quan trọng hơn liên quan đến uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Tôi muốn khách hàng của tôi thực sự hài lòng về sản phẩm tôi giới thiệu với họ. Trong vòng 3 phút, đó là khoảng thời gian để tôi tạo dựng lòng tin từ khách hàng thay vì cố gắng bán ngay được mặt hàng đó.

Câu 2: Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng liên tục tìm lý do để tránh anh (chị)?

Nhà tuyển dụng muốn xem khả năng thuyết phục khách hàng cũ của bạn như thế nào khi họ đã không muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Tất nhiều chúng ta đều muốn sử dụng sản phẩm tốt hơn, ở đâu cung cấp sản phẩm tốt và chất lượng thì chúng ta đều

+ Trả lời:

  • Tôi sẽ hẹn gặp khách hàng để giới thiệu trực tiếp với họ những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng quen của công ty. Tất nhiên tôi sẽ bàn bạc với Ban lãnh đạo.”

Câu 3: Anh (chị) sẽ làm gì nếu không thể sử dụng xe hơi của mình trong một tuần?

Câu hỏi này thực chất để nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài của ứng viên. Nếu bạn nói rằng nếu không có xe hơi trong vòng một tuần thì bạn sẽ không đến công ty làm việc cho đến khi có xe hơi, thì không công ty nào sẽ tuyển dụng bạn. Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy hướng đến việc giải quyết hoàn cảnh.

+ Trả lời:

  •  Nếu trong vòng 1 tuần, vì một lý do khách quan nào đó khiến tôi không thể sử dụng xe hơi thì tôi sẽ tìm một phương tiện khác để đi làm  thay vì phụ thuộc vào chiếc xe hơi tạm thời không sử dụng được

Câu 4: Bạn nhận thấy rằng một trong số khách hàng của chúng ta đang thử nghiệm sản phẩm của đối thủ công ty. Khi ấy, bạn sẽ làm gì?

+ Trả lời:

  • Khi phát hiện ra khách hàng của công ty đang dùng thử sản phẩm của công ty đối thủ. Tôi cũng cũng sẽ ngay lập tức thử sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của họ. Từ đó rút ra được những ưu hay khuyết điểm của sản phẩm đối thủ so với sản phẩm của công ty mình. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm là người làm trong nghề, nắm được đằng chuôi thì tôi sẽ nhanh chóng nhận ra điểm nổi bật và ưu thế hơn so với sản phẩm của công ty mình. Nếu sản phẩm của công ty có một số điểm không tối ưu so với công ty đối thủ thì tôi sẽ đề xuất để điều chỉnh cho hợp lý, đối với những ưu điểm sẵn có của sản phẩm công ty thì tiếp tục phát huy. Sau đó tôi sẽ tư vấn cho khách hàng về những điểm nổi trội hơn hẳn so với sản phẩm của đối thủ để giữ chân khách hàng tin tưởng vào sử dụng sản phẩm của công ty mình.”

Câu 5: Giả sử bạn là một thành viên của nhóm làm việc, và trong nhóm đang tranh luận về một vấn đề và có những mẫu thuẫn xảy ra. Bạn sẽ làm gì khi ấy?

Nhà tuyển dụng muốn nghe cách giải quyết vấn đề mẫu thuẫn nhóm của bạn ra sao. Bởi làm việc nhóm thì không chỉ 1,2 lần có mẫu thuẫn, vì thế năng lực giải quyết vấn đề trong nhóm để đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất.

+ Trả lời:

  • Tôi sẽ tổ chức một buổi họp nhóm để cùng bàn về vấn đề mà mọi người đang tranh luận mà chưa có hồi kết. Tôi sẽ định hướng buổi họp này mang tính xây dựng và góp ý để tránh những cảm xúc tiêu cực như những cuộc tranh luận trước đây. Cùng mọi người phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng phương án và thống nhất phương án cuối cùng.

Câu 6: Từ những gì bạn biết về công ty chúng tôi, bạn nghĩ những quan hệ đối tác như thế nào sẽ có lợi cho công ty?

Bạn không nên trả lời rõ ràng những đối tác nào mà công ty nên hợp tác, bởi vì thực tế tình hình làm việc cũng như kinh doanh mà công ty đang triển khai thì bạn cũng không thể nắm rõ hết được. Để tránh việc đưa ra những câu trả lời mà khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng của bạn thì bạn nên để câu trả lời mở. Hãy trả lời về sự linh hoạt theo từng trường hợp, theo từng dự án của công ty mà liên kết với những đối tác thích hợp. Câu trả lời thông minh là “tùy vào từng trường hợp”.

Câu 7: Nếu bạn phải bán 1 sản phẩm nào đó, bạn sẽ đặt ra 2 câu hỏi nào để tìm hiểu về nhu cầu của một người mua hàng tiềm năng?

Nhà tuyển dụng cần bạn nắm bắt được bản chất mua hàng của khách. Vì thế, dựa vào câu trả lời của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có phải là người dẫn dắt, khai thác và gợi mở nhu cầu của khách hàng hay không.

Lời khuyên dành cho các ứng viên khi trả lời câu hỏi này chính là thực tế có rất nhiều các câu hỏi để biết được nhu cầu của khách hàng, nhưng trong những trường hợp gấp thì việc lựa chọn câu hỏi nên hỏi tùy vào từng trường hợp sẽ mang lại hiệu quả bán hàng hơn. Các bạn hãy luôn đưa ra câu hỏi mở. Tuy nhiên bạn cần tránh đặt các câu hỏi có câu trả lời ngắn dạng “Có” hoặc “Không” mà không khai thác được thêm nhiều thông tin. Những câu hỏi có câu trả lời dạng Có – Không thường bắt đầu bằng cách hỏi: “Có phải…?, “Có đúng là….?”, các câu hỏi như vậy khiến nhà tuyển dụng bế tắc trong việc khai thác thêm các kỹ năng của ứng viên.

Nên hỏi:

Thay vào các câu hỏi như trên thì bạn nên đưa vào đó các câu hỏi với từ để hỏi như: “Điều gì..?”, “Cái gì…?”, “Như thế nào?”, “Khi nào?”, “Ở đâu?”…Những câu hỏi này buộc khách hàng của bạn bày tỏ rõ quan điểm của mình về một vấn đề được hỏi.

+ Câu trả lời mẫu:

Khi hỏi khách hàng để khai thác được một cách tối đa nhu cầu mua hàng của họ, tôi sẽ không đặt ra những câu hỏi dạng “Yes/No Question”, tôi sẽ hỏi khách hàng của mình với những câu hỏi dạng “Wh question” để có thể buộc khách hàng của mình nói ra những suy nghĩ và mong muốn, giúp khách hàng tư duy và bày tỏ những mong muốn đối với sản phẩm của công ty.

Hai câu hỏi mà tôi nhất định sẽ hỏi khách hàng của mình để từ đó mà tôi khai thác được nhu cầu của họ chính là:

  1. Bạn mong muốn sản phẩm của chúng tôi sẽ mang lại lợi ích gì cho đời sống hàng ngày của bạn? 
  2. Bạn hãy cho tôi biết, người bán hàng nên làm gì để phục vụ khách hàng tốt hơn?

Tôi tập trung vào nhu cầu về chất lượng sản phẩm và nhu cầu dược phục vụ của khách hàng. Với 2 câu hỏi này thì buộc khách hàng sẽ phải nói ra những vấn đề và những mối quan tâm của họ. Từ đó mà công ty có thể xác định được cách thức làm việc để giải quyết các vấn đề của khách hàng.

Câu 8Nếu tôi yêu cầu anh (chị) đánh giá về một thị trường mới, anh (chị) sẽ thực hiện như thế nào để đưa ra đánh giá của mình?

Đây là câu hỏi để khai thác về khả năng chuyên môn của một người giám đốc phát triển kinh doanh. Việc họ nắm bắt được thị trường và có khả năng đánh giá thị trường bằng những kĩ năng cần thiết sẽ giúp cho công việc Kinh doanh của công ty phát triển. Vậy buộc các ứng viên ứng tuyển cho vị trí này phải có khả năng phân tích thị trường, có tầm nhìn sâu rộng để có thể đưa ra được kế hoạch phát triển kinh doanh cho sản phẩm một cách hoàn hảo.

Để trả lời cho câu hỏi này thì ứng viên cần nghiên cứu trước những phương pháp về Marketing và sales chuyên sâu. Tùy vào từng kinh nghiệm làm việc và chiến lược tư duy của từng người mà có cách phân tích thị trường khác nhau. Các bạn hãy đưa ra chiến lược của mình và phân tích chiến lược đó một cách ngắn gọn, rõ ràng, đi vào vấn đề chính.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Khi chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới thì một trong những khâu quan trọng có tính quyết định đối với công việc kinh doanh của mặt hàng đó là phân tích thị trường. Để phân tích thị trường, ta cần xác định được các vấn đề sau đây:

+ Lợi ích của sản phẩm đối với con người như thế nào?

+ Những sản phẩm tương tự cùng mục đích sử dụng đã có thương hiệu tại thị trường đó ?

+ Gá cả, chất liệu, nguyên liệu và chất lượng sản phẩm…?

+ Đánh giá các chiến dịch quảng cáo nào sẽ phù hợp với thị trường đó?

+ Tìm hiểu về các dịch vụ đi kèm, các chiến lược cạnh tranh lành mạnh

Câu 9: Anh (chị) sẽ đàm phán như thế nào với một khách hàng tiềm năng nhưng khó tính?

Nhà tuyển dụng hỏi về khả năng đàm phán với khách hàng khó tính có nghĩa là họ muốn khai thác ở bạn thêm nhiều kỹ năng khác để bạn thể hiện những kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng lắng nghe khách hàng. Đồng thời với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng có thể biết được là bạn có phải là người có tính cách kiên trì hay không, bạn có phải là người dám đối mặt với những khó khăn và tìm cách vượt qua nó. Hãy thể hiện mình là một người có tính kiên nhẫn và có kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Trong quá trình bán hàng, chúng tôi gặp không ít những trường hợp khách hàng khó tính, đưa ra những yêu cầu quá cao đối với các sản phẩm mà họ đang quan tâm, Thậm chí, còn có những trương hợp khách hàng nóng giận và quát tháo với thái độ khó chịu dù bất kể họ đúng hay sai.

Trong trường hợp này, nguyên tắc của tôi là bình tĩnh, tôn trọng khách hàng. Khách hàng tiềm năng đang tìm hiểu về sản phẩm cũng như dịch vụ công ty tôi rất kỹ, họ đưa ra những câu hỏi kỹ càng và nhiều về sản phẩm. Điều đó cũng là lẽ đương nhiên thôi, vì ai cũng muốn chọn cho mình thật kỹ càng những sản phẩm mà họ sẽ sử dụng. Tôi sẽ lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm, lắng nghe những thắc mắc của họ đối với sản phẩm và giải đáp thật rõ ràng với giọng điệu hòa nhã, tích cực.

Câu 10: Các sản phẩm của công ty chúng tôi có phải là những sản phẩm quen thuộc với anh (chị) không? Anh (chị) sẽ bán chúng như thế nào?

Câu hỏi này để kiểm tra sự hiểu biết của ứng viên đối với sản phẩm của công ty. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu trước những lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm của công ty để bất cứ khi nào nhà tuyển dụng hỏi tới thì bạn sẽ trả lời một cách tốt nhất.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Những sản phẩm của công ty bạn đều đã có tiếng trên thị trường, có những sản phẩm có thương hiệu lớn. Tôi đã biết đến thương hiệu các sản phẩm của công ty từ lâu và luôn mong muốn có được cơ hội để làm việc và trực tiếp bán những sản phẩm ấy.

Tôi sẽ vạch ra kế hoạch bán hàng, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm hàng tiêu dùng đó, thị hiếu, các khu vực có lượng tiêu thụ lớn những sản phẩm này, đối tượng tiêu dùng sản phẩm. từ đó mà có kế hoạch để bán hàng, cải thiện chất lượng hàng hóa và chất lượng phục vụ khách hàng thông qua thăm dò ý kiến khách hàng đã từng trải nghiệm dịch vụ.

2, Bộ câu hỏi chuyên môn

Câu 1: Background về chuyên môn của bạn đã giúp bạn những gì đối với công việc sales?

Những người ứng tuyển vào vị trí Giám dốc phát triển Kinh doanh hẳn là những người có dày dặn kinh nghiệm, hoặc ít nhất đã từng trải qua những kinh nghiệm xương máu nào đó. Vì vậy mà việc đưa ra câu hỏi này thì nhà tuyển dụng sẽ xác định được khả năng chuyên môn của bạn ra sao. Nếu bạn biết vận dụng những kinh nghiệm này vào công việc mới.

Kinh nghiệm  trong chuyên môn cũ của bạn sẽ giúp các bạn giải quyết tình huống một cách tốt nhất. kinh nghiệm trong chuyên môn giúp bạn giải quyết các vấn đề khó những tình huống không mong muốn xảy ra.

Sales engineer

Câu 2: Bạn cảm thấy thế nào khi phấn đấu để đạt được các chỉ tiêu? Các định mức chỉ tiêu hàng năm của anh (chị) trong công việc trước đây là gì?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra được tâm huyết của ứng viên đối với công việc ra sao. Hãy thể hiện rằng bạn là người yêu công việc và sẽ cố gắng hết mình để hoàn thiện kế hoạch đó.

Bạn hãy cung cấp thông tin chính xác về các mục tiêu hàng năm mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn, đồng thời nêu rõ về những mục tiêu mà bạn đã đạt được trong quá khứ.

+ Trả lời:

  • Tôi cảm thấy rất vui khi trải qua quá trình cố gắng phấn đấu để dạt được chỉ tiêu đề ra. Công sức của tôi thưc sự đã được đền đáp xứng đáng bằng kết quả đạt được. Mức chỉ tiêu trong công việc trước đây của tôi là những con số, doanh thu theo từng tháng, đặc biệt là những tháng cuối năm.

Câu 3Xin vui lòng diễn đạt về cách thức làm việc trong quá trình phát triển kinh doanh của quý vị.

Gợi ý trả lời cho câu hỏi này: Các bạn cần xác định rõ những mục tiêu kinh doanh nào mà công ty đang thực hiện, Hãy thực hiện nguyên tắc bán hàng hàng, phát triển kinh doanh theo phương pháp. Bạn càng phải thực hiện những nguyên tắc bán hàng của mình, khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn luôn tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu ra các cách thức để xác định một thị trường mới.

Xác định một thị trường mới là một công việc vô cùng quan trọng để phát triển công việc kinh doanh và làm gia tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng. Xác định một thị trường mới không hề đơn giản. Sự phát triển của sản phẩm thực sự phụ thuộc vào thị trường. Vì thế ứng viên cần nêu bật lên được những ứng viên đến phỏng vấn cần nêu bật lên được tầm quan trọng của sản phẩm liên quan đến thị trường.

Nhà tuyển dụng muốn bạn nêu ra cụ thể hơn về những cách nghiên cứu thị trường, người ứng viên hay trả lời cụ thể và làm sao để mô tả một cách dễ hiểu nhât đối với cách nghiên cứu thị trường mà bạn đã từng thực hiện.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Nghiên cứu thị trường thực sự rất quan trọng để công việc phát triển kinh doanh của chúng ta phát triển. Đối với mỗi cá nhân, sẽ tồn tại những phương pháp riêng để tiến hành nghiên cứu thị trường. Theo kinh nghiệm làm việc của tôi từ trước đây mà tôi không ngừng áp dụng và cải tiến như sau:

+ Nghiên cứu thị trường bằng cách thăm dò: Cách nghiên cứu thị trường này được sử dụng khi tôi chưa hiểu hết về bản chất của sản phẩm, chưa có sự nghiên cứu rõ ràng, Những kỹ thuật để thực hiện loại nghiên cứu thăm dò đó là phỏng vấn nhóm đối tượng khác nhau, phỏng vấn sâu từng loại đối tượng.

+ Nghiên cứu mô tả: Đây là cách nghiên cứu yêu cầu người nghiên cứu làm chi tiết, đòi hỏi những dữ liệu chi tiết hơn nhằm đo lường những lĩnh vực được quan tâm và mang tính định lượng.

+ Nghiên cứu nhân quả: Đây là cách nghiên cứu đi vào chi tiết nhất những tác động của ngoại cảnh, môi trường đến nhu cầu sử dụng của con người. Ví dụ: Loại màu sắc này khi trang trí lên trong một nhà hàng có giúp thu hút khách vào không, loại nhạc được mở trong nhà hàng có giúp các món tráng miệng của khách hàng trở nên ngon miệng hơn không… từ đó làm tăng doanh thu cho nhà hàng.

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết 3 yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một thỏa thuận?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn có phải là người nắm bắt được những điều quan trọng trong kinh doanh, khi làm việc với khách hàng để đi đến kí kết 1 hợp đồng kinh doanh mua bán.

Khi trả lời câu hỏi này, các bạn cần trả lời một cách trung thực, đánh giá sát vấn đề và nêu cụ thể 3 yếu tố mà bạn cho là quan trọng nhất kèm theo sự giải thích tại sao 3 yếu tố ấy lại quan trọng nhất.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Cả bạn, tôi và tất cả những người làm trong nghành kinh doanh đều biết rõ tầm quan trọng của sự thỏa thuận để có mối quan hệ kinh doanh lâu bền và tốt đẹp giữa người bán và khách hàng. 3 yếu tố mà tôi cho là quan trọng nhất để đánh gía một thỏa thuận có đảm cho cả 2 bên hay không đó là:

+ Tính pháp lý: Đây là yếu tố tạo cho sự thỏa thuận có sự tin cậy cao. Một bản thỏa thuận hay cuộc đàm phán sẽ bị đánh giá thấp nếu như không có tính minh bạch về thông tin và pháp lý, không có sự hợp pháp.

+ Thời gian: Thời gian là yếu tố quan trọng thứ 2 để đánh giá một thỏa thuận. Tất cả những điều kiện, điều lệ đều có giá trị hiệu lực trong thời gian nhất định. Vì thế cần có sự thỏa thuận rõ ràng về thời gian.

+ Sự uy tín: Sự uy tín bao gồm chất lượng sản phẩm/dịch vụ, thời gian cung ứng sản phẩm…

Câu 6: Chiến lược ưa thích của anh (chị) trong việc tìm đối tác kinh doanh là gì?

Gợi ý câu trả lời:

  • Các công ty đều có mục tiêu làm tăng sức mạnh nội tại và sức cạnh tranh của mình. Vì thế mà họ không ngừng tìm kiếm phương án tối ưu nhất,. một trong những phương án được nhiều người theo đuổi đó là tìm kiếm đối tác kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, để tìm kiếm được đối tác kinh doanh phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững, tránh những rủi ro trong hợp tác là điều không hề đơn giản. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì chiến lược tìm đối tác kinh doanh ưu thế đó chính là hợp tác với các đối tác kinh doanh nước ngoài. Thực sự sẽ rất tốt nếu như doanh nghiệp của chúng ta có thể hợp tác với đối tác vừa có tiềm lực về tài chính, vừa có hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Câu 7: Bạn giữ liên lạc với khách hàng hiện tại như thế nào?

Câu hỏi này nhằm khai thác khả năng duy trì mối quan hệ của bạn với khách hàng ra sao, những kỹ năng nào đã được bạn vận dụng để khách hàng luôn gắn bó với công ty, doanh nghiệp.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Tôi thường xuyên trò chuyện với khách hàng qua Livechat ngau cả khi trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính. Thậm chí tôi có thể liên lạc qua điện thoại, facebook với những khách hàng thân, quen. Tôi thường xuyên hỏi thăm họ thay vì chỉ duy trì câu chuyện là các sản phẩm, mua hay không mua. Tôi nhận thấy 1 thành công nho nhỏ mà tôi đã làm được đó là khách hàng quen của tôi thường xuyên hỏi ngược lại tôi về các sản phẩm mới để bán cho họ khi họ có nhu cầu.

Sau khi thu thập thông tin như vậy, để nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn, hãy sử dụng các câu hỏi dưới đây để trao đổi với ứng viên của bạn.

Câu 8: Các kĩ thuật after-sales anh (chị) đã từng sử dụng trong quá khứ là gì?

Câu 9: Anh (chị) nghĩ gì về những cải tiến hiện tại trong ngành của mình? Những cải tiến đó ảnh hưởng tới nỗ lực phát triển kinh doanh của chúng ta như thế nào?

 

Câu 10: Anh (chị) sắp xếp ưu tiên cho các cuộc họp với khách hàng như thế nào?

Câu 11: Anh (chị) có sử dụng thành thạo phần mềm CRM không?

Câu 12: Anh (chị) sử dụng công nghệ trong công việc của mình như thế nào?

3. Bộ câu hỏi về hành vi

Câu 13: Hãy mô tả lại một lần anh (chị) phải đàm phán về giá cả của một sản phẩm.

Câu 14: Anh (chị) đã từng bao giờ từ bỏ một thỏa thuận chưa? Nếu có thì tại sao?

Câu 15: Anh (chị) đã từng bán một sản phẩm mà bản thân mình không tin vào sản phẩm đó chưa?

Câu 16: Hãy mô tả lại khách hàng khó tính nhất mà anh (chị) từng gặp phải.

Câu 17: Hãy kể về lần thỏa thuận thỏa mãn nhất anh (chị) từng đạt được.

Câu 18: Anh (chị) đã từng gặp khó khăn trong việc chốt nhiều thỏa thuận cùng một lúc hay chưa?

Câu 19: Anh (chị) làm thế nào để quản lý việc bán sản phẩm, nghiên cứu thị trường và làm báo cáo?

Câu 20: Anh (chị) đã từng để tuột mất cơ hội làm ăn với một đối tác quan trọng hay chưa? Tại sao chuyện đó xảy ra? Anh (chị) đã học được gì qua trải nghiệm đó?

Câu 21: Anh (chị) đã bao giờ đào tạo một nhân viên dưới cấp chưa?

Trên đây là những bộ câu hỏi được nghiên cứu kĩ càng để kiểm tra năng lực của giám đốc phát triển Kinh doanh giúp cho các nhà tuyển dụng có thể xác định được ứng viên có khả năng phù hợp nhất để đảm nhiệm vị trí này. Chúc các bạn thành công!