Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi tuyển dụng cho vị trí Account Manager 2024!

Đăng bởi Timviec365.vn
Account Manager là cái tên dùng cho vị trí chuyên ngành thuộc bộ phận Quản trị dịch vụ khách hàng Account Management department ở các công ty chuyên về quảng cáo. Trách nhiệm của một Account Manager là phát triển các mối quan hệ thân thiết đối với khách hàng, có nhiệm vụ tạo niềm tin và làm hài lòng khách hàng, kết nối với các nhà quản lý kinh doanh chủ chốt và các bên liên quan, hay là chuẩn bị báo cáo bán hàng.
Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo

Account Manager sẽ là người chịu trách nhiệm khi có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình tìm kiếm và đàm phán ký hợp đồng với khách hàng.

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VỊ TRÍ ACCOUNT MANAGER

Account Manager là gì?

Account Manager là vị trí quản lý của bộ phận Account trong công ty quảng cáo. Bộ phận Account có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tư vấn, chốt đơn hàng để mang lại doanh thu cho công ty. Account Manager là người phải giữ được các mối quan hệ với khách hàng để tăng doanh thu về cho công ty. Account Manager sẽ là người quản lý và chịu trách nhiệm khi có các vấn đề xảy ra trong quá trình tìm kiếm thông tin khách hàng và đàm phán ký hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh đó Account Manager còn quản lý cấp thấp hơn trong bộ phận là Account Executive và đưa ra những đánh giá, phân tích từ các báo cáo của các Account Executive.

Bộ câu hỏi tuyển dụng Account Manager

Một số nhiệm vụ của một Account Manager

  • Tăng doanh thu cho công ty Quảng cáo

Account Manager làm việc cho công ty quảng cáo, không phải làm cho khách hàng, Account Manager cần đảm bảo dự án mà họ cung cấp sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty từ các khách hàng mà họ đang quản lý. Account Manager không chỉ phân tích dự báo những xu hướng của ngành để đưa ra chiến lược marketing cho client mà còn phải nắm bắt tình hình hoạt động của client để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra. Đối với một Account Manager, việc tìm kiếm khách hàng đó là điều cần thiết nhưng nhiệm vụ đảm bảo cho những khách hàng mà hiện tại Account Manager đang quản lý cảm thấy hài lòng với dịch vụ và mức độ tận tâm trong việc chăm sóc khách hàng của công ty sẽ giúp công ty ổn định được doanh thu và giữ chân được các khách hàng tiềm năng.

  • Hợp tác với phòng ban khác để triển khai dự án

Account Manager sẽ là người sẽ làm việc với tất cả các team như planner, đội ngũ creative, production house, thậm chí là các đối tác bên ngoài để thực hiện chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi Account Manager nhận được kế hoạch tóm tắt từ khách hàng, Account Manager có nhiệm vụ chia sẻ mọi thông tin cần thiết cho các phòng ban để cùng thực hiện dự án. Account Manager là người sẽ đi cùng dự án từ khi nhận được kế hoạch tóm tắt từ khách hàng cho đến khi tiến hành thuyết trình cho nhãn hàng về dự án.

Chuyên viên quảng cao

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ CHUYÊN MÔN CHO VỊ TRÍ ACCOUNT MANAGER

Câu 1. Anh (chị) hãy tự đánh giá bản thân dựa theo theo điểm 10 cho vị trí Account Manager

 + Gợi ý trả lời:

  • Mục đích mà nhà tuyển dụng đưa ra khi hỏi câu hỏi này đối với ứng viên là sự nhìn nhận về năng lực, tính cách, đánh giá khả năng tự nhìn nhận bản thân của mỗi ứng viên. Đánh giá theo thang điểm 10 về vị trí làm việc của ứng viên Nhà tuyển dụng sẽ dễ hình dung ra được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ứng viên. Bởi vậy, trước khi trả lời câu hỏi này, ứng viên cần cân nhắc kỹ để đưa ra những câu trả lời phù hợp, ứng viên cần trả lời một cách khách quan, không đề cao cũng không hạ thấp bản thân khi tự chấm điểm cho mình.

Câu 2. Anh (chị) có thể giúp cho công ty chúng tôi những gì? Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn thay vì ứng viên khác?

 + Gợi ý trả lời:

  • Nhà tuyển dụng đang thử thách bạn khi đưa ra câu hỏi này. Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn bạn “phô” ra những điểm mạnh và đặc biệt, phù hợp cho vị trí họ đang tuyển.
  •  Còn về phần bạn, hãy đưa ra danh sách những điểm mạnh, nổi trội của bạn, và những gì bạn có thể làm nếu được tuyển dụng, hãy trình bày rõ ràng mục tiêu và mong muốn của bạn trong sự nghiệp, đồng thời cũng trình bày những động lực làm việc, sự cống hiến công việc cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thể hiện những kinh nghiệm, kỹ năng bạn có để đáp ứng những tiêu chí mà công ty bạn ứng tuyển đưa ra. Khi bạn giải quyết được hết các vấn đề này cũng là lúc Nhà tuyển dụng nhận thấy được bạn là ứng cử viên tiềm năng và sáng giá nhất.

Câu 3. Theo anh (chị), đối với việc thiết lập một mối quan hệ lâu dài với khách hàng, điều gì là quan trọng?

Ở câu hỏi này đòi hỏi bạn đã có hiểu biết rất sâu về vị trí mà bạn đang ứng tuyển, để trả lời cho câu hỏi này, hãy vận dụng tối đa những gì bạn đã từng tìm hiểu hay từng trải nghiệm, hãy biết cách chắt lọc và đưa ra những điều quan trọng nhất mà vị trí bạn đang ứng tuyển cần có

+ Câu trả lời mẫu:

  • Việc giữ chân và phát triển khách hàng là việc mà một trong những công việc mà một  Account Manager cần để ý và định hướng cho cấp dưới của mình, việc duy trì và thiết lập được mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng là yếu tố quan trọng để thuc đẩy tăng trưởng kinh doanh thành công. Theo tôi, lý do hàng đầu dẫn tới việc khách hàng không quay trở lại nằm ở chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng khiến họ cảm thấy chưa được thoả mãn. Vì vậy, the tôi, điều quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng là hãy làm mọi thứ có thể để cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng một cách thường xuyên và liên tục. Hãy luôn phản hồi nhanh chóng và nhiệt tình, sẵn sàng đưa ra những gói ưu đãi, hoặc chương trình giảm giá đặc biệt, xây dựng hệ thống nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và tận tâm để thu hút khách hàng quan tâm và gắn bó với  công ty.

​Chăm sóc khách hàng

Câu 4. Giả sử anh (chị) được phân công phụ trách một portfolio, và tôi chính là khách hàng của tệp portfolio ấy. Anh (chị) sẽ làm thế nào để bán hàng theo chiến lược gia tăng sản phẩm hoặc chiến lược bán chéo sản phẩm?

  • Với câu hỏi này, bạn cần vận dụng tối đa về chuyên môn cũng như kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng để mua sản phẩm của bạn và các sản phẩm khác mà bạn hướng tới thông qua chiến lược gia tăng sản phẩm hoặc chiến lược bán chéo sản phẩm. Việc nêu rõ kế hoạch tương lai của bạn trước nhà tuyển dụng sẽ tạo ấn tượng tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn.

Câu 5. Giả sử tôi là một khách hàng và anh (chị) là một Account Manager vừa được tuyển dụng. Nếu như tôi phản ánh với anh (chị) rằng: "Dịch vụ của các bạn quá đắt", "Tôi thấy ok với cách làm việc hiện tại của mình, không có vấn đề gì cả", hoặc "Tôi đang bận. 6 tháng nữa bạn liênhệ lại với tôi nhé", khi đó, anh (chị) sẽ làm thế nào để thuyết phục tôi sử dụng dịch vụ của công ty?

 Khi chủ ý hỏi câu hỏi của nhà tuyển dụng này, nghĩa là nhà tuyển dụng muốn thử bạn về kỹ năng thuyết phục và sự tận tâm của bạn với công việc , khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào? Bạ có thực sự chủ động  trọng việc giữ chân khách hàng?

Về phần ứng viên, khi mới được tuyển dụng, chắc hẳn sẽ mang lại cho bạn nhiều hứng khởi, nhưng bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều điều không lường trước, chẳng hạn như việc khách hàng phàn nàn về dịch vụ phía bạn cung cấp, hay bạn sẽ nhận được lời khước từ từ khía khách hàng, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra ví dụ câu trả lời như sau:

  • Để thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ để có thể cảm nhận được những phàn nàn từ khách hàng, tiếp theo tôi sẽ đi tìm hiểu xem lý do vì sao khách hàng lại đưa ra những phàn nàn hay khước từ đó, sau đó hỏi thêm khách hàng ngoài lý do đó còn những lý do nào khác, sau đó sẽ đồng tình với ý kiến mà khách hàng đưa ra để tạo sự tin tưởng rằng mình luôn đứng về phía khách hàng, luôn đặt quyền lợi của khách hàng là trên hết. Sau đó đưa ra những giá trị và ưu đãi của sản phẩm mà khách hàng nhận được khi tin dùng sản phẩm của mình, bên cạnh đó cũng giới thiệu tới khách hàng những giá trị sản phẩm mà chỉ khi khách hàng sử dụng sản phẩm bên mình mới có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất là việc nhấn mạnh với khách hàng về mục tiêu cuối cùng của công ty là luôn lấy khách hàng làm trung tâm để hoạt động, luôn lấy chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi khách hàng để làm uy tín cho thương hiệu của công ty.

Câu 6. Hãy mô tả lại một lần anh (chị) thành công trong việc xử lí tình huống khách hàng không hài lòng với sản phẩm của công ty?

Đối với câu hỏi này, mục đích mà nhà tuyển dụng muốn thấy được đó là thái độ mà bạn đã đón nhận vấn đề của khách hàng như thế nào và khả năng giải quyết vấn đề cho khách hàng trong bao lâu? Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn nên quan tâm khi tiếp nhận thông tin xử lý vấn đề cho khách hàng là sự tận tâm và thái độ phục vụ của bạn khi xử lý vấn đề đó.

+ Câu trả lời mẫu:

  •  Khách hàng phản hồi muốn đổi trả sản phẩm do bị lỗi một chi tiết của sản phẩm. Khi nhận được thông tin đó, tôi đã nhanh chóng phản hồi lại và hướng dẫn về thủ tục đổi trả cho khách hàng, gợi ý về các mẫu hàng hiện tại cửa hàng đang có mà khách hàng có thể đổi và không quên xin lỗi khách hàng vì đã để xảy ra lỗi chi tiết không mong muốn đó và cảm ơn vẫn luôn quan tâm và ủng hộ sản phẩm của công ty.

Câu 7. Hãy kể lại những thành tích của (anh) chị trong việc đạt chỉ tiêu doanh thu và tỷ lệ hài lòng của khách hàng?

+ Gợi ý trả lời:

  • Trước câu hỏi này, bạn nên đưa ra thành tích của mình để nhà tuyển dụng biết năng lực của bạn và hãy nói thêm về việc để đạt được những thành tích như vậy bạn đã nỗ lực cố gắng như thế nào để có được thành quả đó.

Câu 8. Nếu có thể thay đổi một thứ về tính cách của mình, anh (chị) muốn thay đổi điều gì? Tại sao?

Với câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn bạn nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân, phần nào biết được một số tính cách từ bạn. Bạn không nên trả lời quá chi tiết về tính cách của bản thân, bởi đôi khi bạn thành thật quá sẽ bộc lộ nhà một số khuyết điểm mà nhà tuyển dụng không mong muốn đối với ứng viên của mình, thay vào đó hãy trả lời một cách bao quát về tính cách của mình và đưa ra câu trả lời thật khôn ngoan nhất.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Mỗi người sinh ra đều có một cá tính nhất định, càng được trải nghiệm nhiều, đi qua nhiều biến cố, gặp được nhiều người, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, con người sẽ có xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, tôi cũng không ngoại lệ, luôn muốn vận động để làm mới mình để trở thành con người ngày một chín chắn hơn.

Câu 9. Hãy kể lại về dự án lớn nhất hoặc quan trọng nhất mà anh (chị) đã từng đảm nhiệm và mô tả lại cách anh (chị) quản lý dự án đó từ đầu đến cuối?

+ Câu trả lời mẫu:

  • Cách mà tôi quản lý đó là dựa trên sự quyết tâm công hiến và sự đoàn kết của mỗi thành viên, từ nhiều cuộc thảo luận bàn bạc, với nhiều ý tưởng xây dựng để hoàn thiện dự án, mỗi thành viên là một mắt xích trong chuỗi công việc, khi mỗi mắt xích hoàn thiện được khớp nối lại với nhau sẽ tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh.

Câu 10. Hãy kể về một vài đam mê của anh (chị).

Với câu hỏi này, hãy thư giãn khi chia sẻ về một vài đam mê của mình và tập trung vào những mục tiêu mà bạn hướng đến để thực hiện đam mê đó, bởi nhà tuyển dụng chỉ muốn biết thêm về tính cách và sự chu toàn từ phía bạn mà thôi.

+ Câu trả lời mẫu:

  • Tôi có đam mê về hoa và cây cảnh, tôi đã từng có cuốn sổ ghi lại quá trình sinh trưởn của cây, mỗi giai đoạn đó tôi đều có tấm hình kèm theo để lưu giữ khoảnh khắc kỳ diệu đó, chắm sóc chúng là một cách thư giãn tuyệt vời giúp tôi giảm được căng thẳng sau một ngày làm việc.

BÍ QUYẾT ĐỂ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG MỘT ACCOUNT MANAGER TIỀM NĂNG

Để tuyển dụng thành công một Account Manager tiềm năng, điều đầu tiên bạn nên làm đó là đưa ra một bản mô mả công việc thật chi tiếtbởi vì bản mô tả công việc sẽ diễn tả được các nhiệm vụ, trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết của một Account Manager cần có, bản mô tả công việc không chỉ diễn tả chi tiết công việc mà một Account Manager thường làm, mà còn phải nêu rõ được yêu cầu mà công ty mong muốn công việc được hoàn thành, và nêu văn tắt thêm về văn hoá làm việc tại công ty và đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi Account Manager. ột bản mô tả công việc để thu hút được ứng viên cần có những nục như sau: về văn hoá và lịch sử hình thành của công ty, mô tả về công việc mà một Account Manager cần làm, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các yêu cầu khác (giới tính, độ tuổi…), những quyền lợi khi ứng viên được vào làm việc tại công ty, địa chỉ liên hệ khi ứng viên nộp hồ sơ.