Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh Marketing cực hay

Đăng bởi Timviec365.vn
Thực tập sinh Marketing là những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp chuyên ngành Marketing hoặc những ngành có liên quan khác. Rất nhiều công ty công nghệ và phát triển mạng lưới internet có nhu cầu tuyển dụng vị trí thực tập sinh chuyên ngành Marketing, vừa tạo điều kiện và cơ hội học hỏi cũng như trau dồi kiến thức cho những bạn sinh viên này. Vậy, nhà tuyển dụng cần sử dụng những câu hỏi phỏng vấn như thế nào để đánh giá ứng viên một cách chính xác?
Việc làm Marketing - PR

câu hỏi tuyển dụng thực tập sinh Marketing

Trong quá trình phỏng vấn các vị trí dành cho thực tập sinh, nhà tuyển dụng cần có những phương pháp cần thiết và tối ưu nhất để có thể nhận ra và chọn lọc những ứng viên tiêu biểu nhất. Những ứng viên thực tập sinh sẽ có những tiêu chí chọn lọc khác hơn so với những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, yêu cầu công việc và trình độ của thực tập sinh cũng không quá cao bởi họ là những người chưa có kinh nghiệm làm việc, môi trường làm việc đầu tiên của họ sẽ là nơi để họ học hỏi và phát triển cũng như là nâng cao kiến thức chuyên môn. Hãy cùng tìm hiểu về bộ câu hỏi phỏng vấn và những cách trả lời hay dành cho vị trí thực tập sinh.

BỘ CÂU HỎI TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ THỰC TẬP SINH MARKETING 

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống

Câu 1: Tại sao bạn lại quyết định theo học ngành này?

Câu hỏi này rất đơn giản để có thể trả lời. Tùy vào từng lý do mà bạn có thể trả lời. Tuy nhiên có một lời khuyên dành cho những bạn thực tập sinh còn quá ít kinh nghiệm để có thể ứng biến và hiểu hết được tác dụng cũng như các mặt không tốt khi đưa ra một câu trả lời. Hãy trả lời theo ước muốn cá nhân của bạn khi chọn nghề nghiệp, không nên để ý đến sự ảnh hưởng từ người khác xung quanh.

+ Trả lời:

  • Em theo đuổi ngành này vì niềm yêu thích được trải nghiệm những kĩ năng, kĩ thuật làm những việc liên quan đến ngành marketing. Em thích sự sáng tạo và em tin bản thân mình sẽ có nhiều ý tưởng phát triển hơn nữa khi được đào tạo và có cơ hội được làm đúng chuyên ngành.”

Câu 2: Bạn nghĩ những kiến thức bạn học được ở trường sẽ giúp bạn thực hiện công việc này như thế nào?

+ Trả lời:

  • Những kiến thức mà em được học tại trường kết hợp với những gì em chủ động tìm hiểu trong quá trình học tập giúp em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi chuẩn bị cho công việc mới đầu tiên. Em sẽ sử dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào quá trình làm việc, đồng thời cũng sẽ cân nhắc, tìm hiểu xem cách làm đó có phù hợp và có mang lại hiệu quả công việc cao hay không.”

Câu 3: Kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp là gì?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là người sống và làm việc có kế hoạch không. Dù mới là thực tập sinh nhưng nếu bạn đã vạch ra kế hoạch cho công việc và cuộc sống của mình thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về khả năng tự lập cũng như sự sắp xếp cuộc đời của bạn.

+ Trả lời:

  • Ngay từ khi đang học và chưa hoàn thành những chương trình môn học thì bản thân em cũng đã vạch sẵn những dự dịnh mà sau này em sẽ theo đuổi. Ngay từ lúc đó em đã bắt tay vào tìm hiểu những kiến thức, những vấn đề liên quan để tích lũy những kiến thức, sau này ra trường đi làm việc sẽ có cơ hội được trải nghiệp và nâng cao những kiến thức đó, Ngoài ra, em còn muốn tìm kiếm một công việc giúp em có cơ hội hợp tác với nhiều người, được đi nhiều nơi để khám phá hết những tinh hoa của nghề nghiệp..”

2. Bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn

Câu 1: Bạn đã biết gì về thương hiệu của chúng tôi?

Những người theo học ngành Marketing đặc biệt quan tâm tới thương hiệu, dù họ có làm gì thì mục đích vẫn là đẩy thương hiệu lên để càng nhiều người biết càng tốt. Do đó, khi đặt câu hỏi này, người tuyển dụng sẽ có cơ hội đánh giá cách suy nghĩ của bạn về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.

+ Trả lời:

  • Thương hiệu của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, đó cũng là lý do mà em mong muốn được vào làm việc tại công ty mình. Em muốn học hỏi và đóng góp một phần nhỏ trong tiến trình phát triển các dự án của công ty.”

Câu 3: Sự khác nhau cơ bản giữa marketing và sales là gì?

Mục đích của câu hỏi này để phát hiện về độ vững trong chuyên ngành marketing của bạn. Khi bạn nắm rõ và hiểu sâu sắc về ngành mà mình theo học thì chắc chắn bạn sẽ đưa ra được câu trả lời chắt lọc nhất và cũng mang đến sự hài lòng cho nhà tuyển dụng.

+ Trả lời:

  • “Sự khác nhau cơ bản giữa Marketing và sales dựa vào 4 yếu tố cơ bản, bao gồm: Điểm xuất phát, trung tâm cần quan tâm, các biện pháp thực hiện và mục tiêu lợi nhuận. Về điểm xuất phát, nếu như điểm xuất phát của sales là nhà máy, địa điểm chứa và phân phối các mặt hàng thì điểm xuất phát của marketing lại chính là thị trường mục tiêu, lấy nhu cầu của khách hàng làm điểm xuất phát. Trong một bài phát biểu của Lester Wunderman cho rằng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất? – Khi chúng ta nắm được điều ông nói, chúng ta đã hiểu được bản chất của marketing, đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

​Thực tập Marketing

Câu 4: Hãy cho biết những nhân tố quyết định sự thành công của một chiến dịch Digital Marketing?

+ Trả lời:

  • Chiến dịch Digital Marketing được xem là xu hướng tiếp thị đang được quan tâm của các chủ doanh nghiệp, có khả năng bổ trợ cho kinh doanh rất tốt về thương hiệu sản phẩm, đồng thời cũng tiết kiệm cho doanh nghiệp khoản ngân sách đáng kể. Một số nhân tố quyết định đến sự thành công của một chiến dịch Digital Marketing bao gồm: Nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược Marketing, quá trình thực hiện, phân tích và tối ưu hóa những hoạt động marketing.”

Câu 5: Những xu hướng nào đang thịnh hành trong các chiến dịch Digital Marketing?

+ Trả lời:

  • Một số xu hướng đang thịnh hành trong những chiến dịch Digital Marketing như sử dụng những kênh quảng cáo (quảng cáo Facebook, app,…), sử dụng Social Video Media,… Ngoài ra còn nhiều xu hướng khác nhau được những người làm marketing sử dụng tùy vào từng hướng phát triển chiến dịch và kế hoạch của họ.”

Câu 6: Mối quan hệ giữa Content Marketing và Seo là gì?

+ Trả lời:

  • Content Marketing và Seo là 2 thứ vô cùng quan trọng để đưa website của bạn lên top trong thứ hạng các công cụ tìm kiếm. Bạn hãy tưởng tượng nếu bạn viết ra một bài Content thật hay, có nội dung thật ý nghĩa và bố cục đẹp mắt, nhưng lại không ai có thể đọc được bài viết của bạn. Hoặc website của bạn đã đạt được ở vị trí top trong thứ hạng các công cụ tìm kiếm nhưng nội dung lại chẳng có gì đặc sắc, vô cùng nhàm chán. Vì thế, có thể nói rằng sự kết hợp giữa Content Marketing và Seo là một sự kết hợp hoàn hảo thật sự tuyệt vời.  Seo giúp bài viết của bạn đến được với mọi người và content hay giúp bạn có thể giữa chân được người dùng, họ nhận thấy được sự thú vị trong Website của bạn.”

​Thực tập SEO

Câu 7: Các phương tiện truyền thông Social Media hỗ trợ cho Content Marketing như thế nào?

+ Trả lời:

  • Trong một chiến lược Content Marketing thì nội dung là yếu tố tiên quyết. Đối với kênh Social Media Marketing là sự tương tác của người dùng trên Mạng xã hội, những kệnh như Facebook, Youtube, Twiter, Tumblr… Khi chúng ta muốn chia sẻ nội dung, những suy nghĩ hay những chia sẻ về vô vàn những kinh nghiệm trong đời sống, những bài hướng dẫn… đó là những Content Marketing đáp ứng rất nhiều nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng thông qua những kênh mạng xã hội.

Câu 8: Trình bày kinh nghiệm với các chiến lược Mobile Marketing?

Đối với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu và khai thác về sự hiểu biết của bạn mà thôi. Bạn là một thực tập sinh thì chưa chắc bạn đã có kinh nghiệm làm việc gì trước đó, những gì bạn có được cũng chỉ là những kiến thức và những lần được tham gia quan sát, thực hành…

Nếu bạn có hiểu biết về vấn đề này thì hãy cứ trình bày những suy nghĩ của mình, hạn chế nói dài dòng. Còn nếu như bạn không có kinh nghiệm thì cũng không sao, bạn hãy cứ thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng về điều đó.

Câu 9: Bạn hãy trình bày về kinh nghiệm sử dụng những công cụ, phần mềm phân tích thị trường nếu có?

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này không mong muốn bạn phải có kinh nghiệm về sử dụng những phần mềm. Họ muốn biết bạn có biết về các phần mềm hỗ trợ cho chuyên ngành không thôi.

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu tên những phần mềm mà bạn biết và cho rằng những phần mềm đó hỗ trợ tích cực cho bạn sau này khi đã bắt tay vào làm việc. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được trong tương lại bạn sẽ vận dụng tốt những phần mềm hỗ trợ cho công việc đó.

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá cách ứng xử

Câu 1: Bạn ưu tiên, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án làm việc như thế nào?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thấy được thái độ của bạn đối với công việc như thế nào. Bạn hãy nhanh trí xử lý câu hỏi này bằng thái độ chân thành nhất đối với công việc.

+ Trả lời:

  • Tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà em sẽ có những cách giải quyết riêng. Trong trường hợp công việc nào cần được xử lý cấp bách và có liên quan đến những khâu quy trình làm việc khác thì em sẽ ưu tiên giải quyết trước, đầu tư thời gian và sự tập trung của bản thân để hoàn thành công việc một cách tôt nhất.”

Câu 2: Hãy chia sẻ về kinh nghiệm của bạn trong một sự án làm việc theo nhóm, theo đội và cho biết vai trò của bạn trong dự án đó là gì?

Đối với câu hỏi phỏng vấn này thì bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm thực hành theo đội, nhóm mà trong quá trình học tập được tham gia, trải nghiệm. Đối với những sinh viên chuyên ngành Marketing thì sự năng động là không thể thiếu. Vì thế, các bạn có rất nhiều trải nghiệm về làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

Câu 3: Bạn đã từng bỏ một dự án khi dự án đang được triển khai. Hay chưa? Trình bày lý do?

Bạn hãy cứ thẳng thắn trả lời nếu như bạn đã từng từ bỏ một dự án khi đang triển khai. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá bạn thấp khi lý do từ đó đó mang tính khách quan từ bên ngoài mà không phải từ bạn.

KINH NGHIỆM ĐẶT CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI THỰC TẬP SINH MARKETING

câu hỏi tuyển dụng thực tập sinh Marketing

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng những câu hỏi dành cho ứng viên là thực tập sinh. Các bạn hãy nhớ rằng, những ứng viên này thường là không có hoặc có một chút kinh nghiệm làm việc thôi.

Vì thế, hãy đặt ra những câu hỏi càng cụ thể thì càng tốt, Lời khuyên dành cho các nhà tuyển dụng là hãy hỏi và tập trung nhiều hơn vào tiềm năng phát triển và khả năng thực hiện hơn là hướng sâu vào kinh nghiệm làm việc đối với đối tượng ứng viên này.

Timviec365.vn đã cung cấp đến các bạn, bao gồm các nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí thực tập sinh cho công ty/ doanh nghiệp mình cũng như cách thức để trả lời thông minh trước những câu hỏi đó. Chúc những nhà tuyển dụng tuyển được những ứng viên đầy tiềm năng cho công ty, và chúc những ứng viên đang mong muốn tìm công việc đối với vị trí thực tập sinh marketing sẽ thành công vượt qua vòng phỏng vấn.