Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

20 tuổi nên làm gì? Đừng để 20 là hối tiếc của sự trưởng thành

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Tôi tạm gọi tuổi hai mươi là cái tuổi ẩm ương, ẩm ương từ suy nghĩ đến cách hành động về cả tình yêu lẫn sự nghiệp,…  Vậy 20 tuổi nên làm gì? Làm gì để đúng lứa tuổi và đúng cho con đường tương lai? 

Tuổi hai mươi ta mơ giấc mơ hường

Bỗng giật mình đứng giữa một đại dương 

Ta vội tìm những những điều thật vô thường

Ngẩn ngơ lại trên con đường tương lai.

 

Tự hỏi mình là đúng hay là sai

Mà tại sao lòng vẫn phải đắn đo 

Đừng ôm mãi những điều ngây dại 

Khoan lớn dậy những bước đường chông gai.

1. Những sai lầm khiến bạn không biết 20 tuổi nên làm gì

1.1. Mải mê theo đuổi đam mê kiếm tiền

Những sai lầm khiến bạn không biết 20 tuổi nên làm gì
Những sai lầm khiến bạn không biết 20 tuổi nên làm gì

20 tuổi là khoảng thời gian chúng ta đang học đại học năm 2 năm 3. Là khoảng thời gian mà chúng ta sẽ bắt đầu đối mặt với những cái nhìn mới của cuộc sống trưởng thành. Những bỡ ngỡ đó vô tình lại trở thành những áp lực của tuổi 20. Đó là lúc ta dần ý thức được sự quan trọng của đồng tiền, những niềm vui từ những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Thời điểm đó thì nhiều bạn cảm thấy việc đầu tư kinh doanh vào cái gì đó sẽ có ích hơn là ngồi trên ghế nhà trường mà không học được gì. Và nhiều bạn trẻ bắt đầu chìm trong những khát vọng làm giàu mà bỏ quên những giá trị sống đích thực của tuổi 20. Chưa kể đến nếu nếu vô tình bạn rơi vào tham vọng kiếm tiền bất chính nào đó, vô hình chung còn làm hại đến chính bản thân mình. Hoặc giống như một chú chim non khi bạn giãy cánh để bay quá sớm, thì cũng sẽ nhanh chóng gãy cánh và ngã xuống vì chưa đủ cứng cáp. 

1.2. Chỉ học lý thuyết như một chú mọt sách

Bạn nghĩ rằng bạn vẫn còn là sinh viên thì 20 tuổi nên làm gì chỉ để phục vụ cho việc học. Tưởng như người ta sẽ dễ dàng bị cuốn theo những thứ phù phiếm sa hoa mới, tuy nhiên cũng có những kiểu sai lầm bắt nguồn từ sợ e sợ, sợ hãi. Đó là những người chỉ chăm chăm vào việc học lý thuyết. Học là một điều rất tốt, nhưng nó chỉ đúng nếu bạn đang học cấp 2, cấp 3. Lý thuyết và thực hành vốn khác xa nhau cho nên nếu bạn cứ mải mê trong đống giáo trình thì có thể đến khi bạn bắt đầu ra với ngưỡng cửa cuộc đời sẽ bị choáng ngợp mà rơi vào bế tắc. Trong khi đó các công việc hiện nay lại thực sự cần kiến thức xã hội và kinh nghiệm làm việc, bạn lại không có, cho nên dù là bạn có kết quả học tập cao đến như thế nào cũng chưa chắc cơ hội làm việc đã tốt hơn những người học vừa đủ. Đừng để những giá trị tích cực trở thành sự quá độ lên tiêu cực. 

1.3. Cuồng nhiệt với tình yêu và dục vọng 

Người ta thường nói rằng thời đại học có 4 điều nhất định phải làm đó là “1 lần được học bổng, 1 lần học lại một môn, 1 lần thất tình và 1 lần yêu cuồng nhiệt”. Tuy nhiên khá nhiều bạn chưa kịp tận hưởng điều thứ nhất để chìm trong những bể khổ của 3 cái sau. 20 tuổi về sinh học mà học là lúc cơ thể nam và nữ đã hoàn thiện đầy đủ các chức năng sinh sản. Nó là yếu tố chính dẫn đến cảm xúc mạnh mẽ về tình yêu và tình dục. Nếu không làm chủ được lý trí, nhiều bạn sinh viên đã tự ngã vào những trũng đầm lầy. Đã có rất nhiều trường hợp nhiều bạn trẻ ra đi ở tuổi 20 vì tình mà tự sát, tự vẫn hoặc bị rơi vào những hệ lụy xấu khác khiến các bạn đánh mất cả tương lai.

2. Tự trả lời “Mình muốn gì” để xác định 20 tuổi nên làm gì

Trước khi bạn đặt câu hỏi “20 tuổi nên làm gì” tôi khuyên bạn nên tự trả lời “Mình muốn gì”. Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cả trái tim và lý trí mình, và phải luôn ghi nhớ rằng mình đang ở độ tuổi 20. 

2.1. Tận hưởng những khoảng thời gian cuối cùng của một trái tim non trẻ 

Tự trả lời “Mình muốn gì” để xác định 20 tuổi nên làm gì
Tự trả lời “Mình muốn gì” để xác định 20 tuổi nên làm gì

Như đã nói ở trên 20 tuổi bạn vẫn ở độ tuổi của thời thanh xuân, còn trong sự bao bọc của thầy cô và gia đình, nên hãy rong chơi trong vòng an toàn đó. Hãy chấp nhận những trải nghiệm mới, thưởng thức những đặc quyền mà khi trưởng thành rồi sẽ không còn có cơ hội để trải nghiệm. Ví dụ như học một thứ ngôn ngữ mới, học chơi một loại nhạc cụ hay thầm thích một anh chàng lớp bên, theo đuổi sở thích nào đó của mình. Hoặc bất kì điều gì mà sau này khi có gia đình rồi bạn sẽ không thể làm chúng, và khi đó bạn sẽ không phải hối tiếc vì những điều này. Đôi khi đó còn là sự ngẫu hứng của tuổi trẻ như xăm một hình xăm nhỏ nào đó, mặc những bộ quần áo mà mình thích và học hành cẩn thận khi còn cơ hội. 

2.2. Du lịch nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn 

Một trong những điều mà tôi nghĩ các bạn trẻ ở độ tuổi 20 nên làm đó là đi du lịch. Đó thực sự là một hoạt động bổ ích. Ngoài việc giúp bạn giảm stress học tập, giải trí, nó còn là cơ hội cho bạn học hỏi được nhiều điều hơn trong cuộc sống. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, khi bạn bắt đầu xách ba lô đi để đến một nơi khác, bạn sẽ được gặp những con người ở vùng đất khác, biết thêm những nền văn hóa mới và cả những bài học nhớ đời về cách đối nhân xử thế ở ngoài đời, với những mối quan hệ, những tầng lớp khác trong xã hội. Hay còn gọi đây là một kiểu học “ngoại khóa”. cơ hội để bạn học tập những kỹ năng mềm. Và thậm chí nó còn là thử thách cho một tình bạn hoặc một tình yêu ở độ tuổi 20. 

Nếu bạn có điều kiện hay đi du lịch nước ngoài, nếu bạn không có điều kiện hay đi du lịch bụi trải nghiệm. Dù là ở hoàn cảnh nào thì bạn cũng đều nên du lịch. Khi bạn đang có sức khỏe, có thời gian thì nên tận dụng để được đặt chân và học hỏi, những cái bạn có của tuổi 20 ấy, sẽ thực sự rất khó để tìm được khi bạn 30 hay 40 tuổi. 

2.3. Dành thời gian để củng cố tình cảm gia đình.

Tuổi trẻ lại nhất là khoảng trời 20 tuổi có rất nhiều những hoài bão và những điều hấp dẫn, đôi khi khiến ta bỏ quên gia đình. Gia đình là nơi vỗ về chúng ta khi chúng ta vấp ngã, là chỗ dựa tinh thần. Đừng vì những bất đồng quan điểm thế hệ và sẵn sàng bỏ đi gia đình mình. Đặc biệt ở độ tuổi 20, nhiều bạn cho rằng mình đã đủ khôn lớn và trưởng thành. Tuy nhiên đó lại là giai đoạn để bạn quyết định những lựa chọn quan trọng cho tương lai của mình, mà khi đó bạn cần có sự tư vấn của gia đình mình. Vì đó là những người hiểu rõ bạn nhất từ nhỏ. Không chỉ vậy đó sẽ là nơi duy nhất bạn có thể tin tưởng và thoải mái nhất với chính mình. Hãy dành vài phút một ngày gọi điện cho bố mẹ, sắp xếp về với gia đình khoảng 1 tháng 1 lần khi bạn đang chưa phải vướng bận quá nhiều việc làm. Vì đó là tất cả những gì các bạn có thể làm ở tuổi 20 cho gia đình của mình. 

2.4. Chăm sóc sức khỏe thật tốt

“Tuổi trẻ giàu sức khỏe” tôi biết có rất nhiều bạn trẻ ở ngoài kia đang không quan tâm đến sức khỏe của mình vì các bạn nghĩ rằng mình còn trẻ. Thế nhưng hẳn là bạn sẽ không muốn khi bạn bắt đầu thời gian gây dựng sự nghiệp lại mắc một căn bệnh hiểm nghèo nào khiến bạn không thể thực hiện được. Hay 20 tuổi mà bạn chẳng thể làm những việc như những bạn trẻ khác vì những lần tự hủy hoại sức khỏe của mình bằng chế độ ăn ngủ nghỉ không hợp lý, sử dụng các chất kích thích, … Hãy tự yêu lấy bản thân mình, chăm sóc cho nó thật tốt vì có sức khỏe bạn mới có thể làm được những việc to lớn khác. Những việc nhỏ như ngủ đúng giờ, ăn đủ bữa hay tập thói quen sống lành mạnh sẽ ban cho bạn một sức khỏe và sinh khí căng tràn cho tuổi trẻ của mình. 

3. 20 tuổi nên làm gì để phục vụ cho sự nghiệp tương lai

20 tuổi không phải khoảng thời gian quá sớm để bạn nghĩ cho sự nghiệp và công việc tương lai của mình. Chính vì vậy, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều mà bạn cần phải làm cho tương lai của mình ở độ tuổi này. 

3.1. Trang bị đủ các kiến thức chuyên môn 

20 tuổi nên làm gì để phục vụ cho sự nghiệp tương lai
20 tuổi nên làm gì để phục vụ cho sự nghiệp tương lai

Việc tận dụng nguồn kiến thức được dạy trên ghế nhà trường chưa bao giờ là thừa thãi. Hãy học tập và nắm bắt đủ hết những kiến thức sách vở ấy. Bởi lẽ giống như việc xây nhà, bạn cần phải có móng vững chắc thì mới nghĩ đến ngôi nhà ấy cao bao nhiêu tầng và có đẹp hay không. Kiến thức sách vở giống như một nền tảng cho bạn để bạn dựa vào áp dụng vào thực tế. Kết hợp cùng những thực hành bên ngoài sẽ tạo những kỹ năng chuyên môn hoàn chỉnh nhất cho bạn. Thay vì bỏ phí những buổi học lý thuyết trên lớp để đi làm những việc vô bổ tiêu khiển, hãy tập trung hoàn toàn trong mỗi giờ giảng để có thể lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức. Nó thực sự sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều cho các bạn sau này khi đi làm. 

3.2. Học tập thêm những kiến thức xã hội

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn thì không thể thiếu các kỹ năng mềm và kiến thức xã hội. 20 tuổi là giai đoạn thích hợp để bạn trang bị cho mình các kiến thức thiết yếu cho cuộc sống, vì nó sẽ là bước đệm cho giai đoạn trưởng thành của bạn sau này. Những thứ như giao tiếp, ứng xử là những điều bạn khó có thể học trên sách vở mà buộc chúng ta phải tự trải nghiệm và tự vỡ ra. Bạn có thể trau dồi vốn kiến thức xã hội này của mình bằng cách tham gia các đội nhóm, hoạt động ngoại khóa. Học hỏi và giao lưu với nhiều bạn bè, tiền bối hơn để học họ những kinh nghiệm đi trước. Thậm chí các bạn cũng có thể học điều này qua báo đài. Vì vậy hãy tạo cho mình một thói quen đọc báo vào mỗi buổi sáng thay vì ngủ nướng đến sát giờ đi học. 

3.3. Tìm kiếm cơ hội thực tập thực tế

Với câu hỏi “20 tuổi nên làm gì” rất nhiều bạn trẻ đắn đo về việc có đi làm thêm hay không? Theo tôi, các bạn nên tìm kiếm cơ hội để thực tập thực tế đúng chuyên môn của mình thay vì lao vào kiếm tiền với các công việc bán sức lao động part time của sinh viên hiện nay. Bạn thực sự phải tính đến giá trị được mà mất những gì trước khi quyết định lao vào những công việc làm thêm làm đó. Làm thêm là một điều tốt nhưng hãy sàng lọc cho thật kỹ. Cái bạn có được ở độ tuổi hai mươi đó chính là sự năng động cho nên hơi tận dụng vào điều đó để tìm kiếm cho mình một cơ hội thực tập đúng chuyên ngành của mình. Ví dụ bạn học sư phạm, hãy đi dạy thêm, bạn học báo chí hay đi làm cộng tác viên viết bài, hay học marketing hãy đi đầu quân vào một công ty agency nào đó về marketing.  

3.4. Tạo dựng các mối quan hệ trong cuộc sống

Chắc hẳn các bạn đã không ít lần nghe câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”, càng ngày tôi lại càng thấm được câu nói này. Thực sự việc tạo lập các mối quan hệ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều mà các bạn nên làm ở độ tuổi này. Những mối quan hệ ấy có thể giúp bạn có được một công việc tốt, một người bạn tốt và cũng có thể là một cơ hội tốt để bạn thay đổi chính vận mệnh cuộc đời mình. Trong đó quan trọng nhất là ảnh hưởng tới sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai, tuy nhiên bạn cũng cần lắng nghe những chia sẻ từ các mối quan hệ đó để biết mình thiếu sót vì và tranh thủ học tập nếu đấy là người bạn cực kì ngưỡng mộ về chuyên môn.  

3.5. Vạch ra mục đích lớn và các mục tiêu nhỏ để thực hiện 

Và điều cuối cùng, một trong những điều quan trọng nhất tuổi 20 nên làm gì để phục vụ cho sự nghiệp tương lai, đó chính là bạn phải làm việc và sống có mục đích, vạch ra các mục tiêu nhỏ để hoàn thành mục đích lớn đó. Chỉ khi bạn bắt tay vào thực hiện nó thì mới có thể có khả năng hoàn thành. Còn nếu nó mãi chỉ là những suy nghĩ trong đầu thì nó cũng sẽ chỉ ở yên một vị trí đó mà thôi. Nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành một tiếp viên hàng không hãy vạch ra những điều mình cần làm để đạt được ước mơ đó. Sau đó lần lượt chia nhỏ để mau chóng hoàn thành. Chưa bao giờ quá sớm để bạn bắt đầu theo đuổi một sự nghiệp nào đó. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà người tách biệt giữa những người có sự nghiệp và những người có việc làm. Đừng nghĩ rằng 20 tuổi quá trẻ con để bạn làm một điều gì đó lớn lao. Hoàn toàn sai vì bạn có thể làm được những việc nhỏ hơn để thực hiện một điều vĩ mô hơn thế!

Bài viết trên đây là những tâm sự, chia sẻ mà tôi muốn gửi gắm đến những bạn trẻ đang lạc lối hay phân vân giữa những ngã tư cuộc đời của tuổi 20. 20 tuổi nên làm gì? Không phải là một câu hỏi khó, mà vốn dĩ người ta biết những khó mà có thể làm được. Vì vậy hãy để timviec365.vn đồng hành cùng với bạn từ những bước đi chập chững đó, cùng bạn tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt và hoàn thiện bản thận và nghiệp vụ của mình! Chúc các bạn thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;