Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024
NPV là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng giúp đánh giá về vấn đề tài chính của các doanh nghiệp trong các dự án dài hạn. Vậy hiểu cụ thể về khái niệm NPV là gì? Phương pháp này có ý nghĩa như thế nào đối với các dự án? Cách để tính được chỉ số NPV ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé!
NPV, viết tắt của cụm từ “Net Present Value” là giá trị hiện tại ròng của chuỗi thời gian các dòng tiền vào và ra.
Thuật ngữ này thường được sử dụng trong vấn đề liên quan đến ngân sách vốn của doanh nghiệp. Và thông qua việc đánh giá khả năng đầu tư tài chính này, các doanh nghiệp sẽ có thể lập ra được kế hoạch cụ thể để đầu tư, hướng đến việc phân tích các lợi nhuận của dự án, khoản đầu tư dự kiến của doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá dự án NPV được hình thành từ ý tưởng về tiền ở thời điểm hiện mang giá trị cao hơn số tiền đó ở tương lai. Thêm vào đó, bởi những lạm phát cũng như thu nhập đến từ các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mà phương pháp này đã được xây dựng. Hiểu một cách đơn giản hơn thì những đồng tiền kiếm được ở tương lai sẽ không mang giá trị giống như cùng số tiền đó ở thời điểm hiện tại.
Phương pháp đánh giá dự án NPV mang ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện và phát triển các dự án đầu tư của mình. Bởi thực tế khi tính ra chỉ số NPV đạt kết quả là dương thì dự án sẽ được đánh giá là đáng giá và có thể đầu tư (invest). Khi đó, suất chiết khấu (discount rate) chính là chi phí cơ hội dành cho dự án mà chiết khấu dương thì chắc chắn dự án sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Chính vì vậy mà khi thực hiện đánh giá về dự án NPV, các doanh nghiệp cần phải quan tâm chủ yếu đến giá trị suất chiết khấu của dự án đó mà thông thường thì nó sẽ bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư mà doanh nghiệp có thể sẽ đạt được nếu như không tiến hành đầu tư vào dự án đã đánh giá đó. Theo đó, có thể nhận biết được rằng kết quả đánh giá NPV có dương hay không?
Và trong trường hợp mà kết quả NPV cho ra là dương đồng nghĩa với việc các khoản đầu tư sẽ mang về lợi nhuận vì giá trị của dòng tiền sau khi đã khấu hao đi đã ở mức cao hơn mức ban đầu khá nhiều.
Như vậy, NPV không đơn thuần chỉ là chỉ số đánh giá mà còn là một phương pháp hiệu quả nhất để giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận thấy được khả năng sinh lợi nhuận từ các dự án chuẩn bị đầu tư. Bởi hiểu đơn giản thì việc đánh giá này sẽ cho chúng ta thấy được mức lãi hiện tại của dự án sau khi đã hoàn thành thu hồi toàn bộ các khoản vốn ban đầu, chi phí tài chính, chi phí vốn, lạm phát,...
Tuyển nhân viên tư vấn tài chính
Để có thể tính được chỉ số NPV, bạn cần áp dụng theo công thức cụ thể như sau:
n Ct
NPV = ∑ ──── - C0
t=1 (1 +r)t
Trong đó:
- n – là tổng số thời gian cho tất cả các quy trình mà dự án thực hiện
- t – là thời gian mà doanh nghiệp sử dụng để tính dòng tiền cho dự án
- Ct – là dòng tiền thuận ở hiện tại và có ở trong t
- r – là tỷ lệ chiết khấu của dự án sau khi thực hiện
- C0 – là toàn bộ các chi phí ban đầu mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư và thực hiện cả dự án.
Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh
Hiện nay, phương pháp đánh giá dự án NPV đang khá phổ biến và được rất nhiều chuyên gian sử dụng trong quá trình đánh giá về tài chính cho các dự án của mình. Vậy điều gì đã khiến phương pháp này được áp dụng nhiều đến vậy?
- Các chỉ số NPV đưa ra sau quá trình phân tích tài chính, đánh giá thể hiện được giá trị của dòng tiền tệ được tính theo thời gian, đồng thời có thể khấu trừ được dòng tiền của dự án ở tương lai để từ đó thu các giá trị đó về thời điểm hiện tại.
- Không chỉ vậy, phương pháp đánh giá dự án NPV còn có thể xem xét được các chi phí đầu tư cơ bản, có thể là rất nhiều tiền hoặc là ngưỡng hoàn lại vốn của doanh nghiệp nhất định khi đầu tư cho dự án đó.
- Phương pháp NPV cùng cho phép các chuyên gia có thể so sánh được các kế hoạch và dựa vào đó để phân bổ nguồn tài chính, ngân sách của doanh nghiệp đối với giá trị hiện tại mà dòng tiền có thể thu về được.
Mặc dù vậy nhưng phương pháp NPV này cũng có khá nhiều nhược điểm lớn mà các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng. Cụ thể nhược điểm đó như thế nào, tiếp tục theo dõi các phần dưới đây nhé.
Việc áp dụng phương pháp đánh giá dự án NPV thực tế lại gặp một bất cập lớn là khá có thể giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu cho người khác nếu như không trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá. Và rất nhiều chuyên viên tài chính trong các doanh nghiệp khi được giao nhiệm vụ về đánh giá, xem xét các khoản đầu tư các dự án tiềm năng đã gặp vấn đề khó khăn khi phải trình bày làm sao cho các lãnh đạo có thể hiểu và chấp nhận về các lập luận, đánh giá đó.
Có thể thấy, đối với các dự án đầu tư, giá trị ban đầu chính là thứ mà chúng ta có thể hiểu một cách dễ dàng, thời gian để hoàn lại các khoản vốn cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên thì đối với các giá trị hiện tại ròng (chỉ số NPV) thì lại không phải ai cũng có khả năng nhận biết và hiểu về nó. Đây là những giá trị chiết khấu đối với các dòng tiền xuất hiện trong tương lai mà nếu một người không có chuyên môn về lĩnh vực này thì sẽ gặp khá nhiều rắc rối khi phân tích, cố gắng hiểu về nó. Mà trên thực tế thì không phải một nhà lãnh đạo nào cũng sẽ am hiểu chuyên sâu và hiểu được về các chỉ số NPV đưa ra.
Chính bởi điều đó mà các chuyên viên phân tích đầu tư tài chính khi trình bày, lập luận về phương pháp này sẽ cần phải hết sức kiên nhẫn, giải thích cho mọi người hiểu được về NPV. Bởi các khoản đầu tư mà có chỉ số đánh giá NPV >0 thì sẽ giúp cho các giá trị cổ đông tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là các ước tính mà chuyên gia phân tích, đưa ra cần phải hợp lý.
Để có thể tính được chỉ số NPV trong các dự án thì những chuyên gia tài chính sẽ cần phải thu thập các số liệu và cần sử dụng đến rất nhiều thông tin, con số khác nhau. Mà thực tế, chi phí ban đầu của một dự án sẽ luôn có sự dao động hay cũng có thể xảy ra tình trạng đội vốn. Ví dụ như bạn có thể dễ dàng đưa ra các dự đoán về giá của một chiếc xe ôtô nhưng nếu muốn xây dựng nên một tòa chung cư thì chắc chắn không phải là một điều dễ dàng.
Theo đó, dòng tiền của các dự án cũng sẽ như vậy, đó thực chất chỉ là những phỏng đoán, ước tính chủ quan mà mỗi người đưa ra trong quá trình đánh giá. Hơn nữa, bạn sẽ còn cần xem xét về tỉ lệ chiết khấu nhưng dựa vào đâu để có thể đưa ra được tỉ lệ này một cách chính xác nhất?
Với những phép tính này nếu như được học trên lớp thì bạn chắc chắn sẽ nhận được những kết quả có sẵn. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp thì một chuyên gia tài chính sẽ phải trực tiếp là người dự đoán, ước tính rồi mời đưa vào công thức để tính ra kết quả cuối cùng.
Đối với phương pháp này trong các dự án đầu tư, dân tài chính thường nói vui bằng cụm từ “bốc thuốc” để đánh giá. Theo đó, những con số đều do chính các chuyên gia đưa ra, kết quả cho thấy chỉ số NPV dương hay âm đều sẽ phụ thuộc vào người thực hiện đánh giá. Do đó, đây chính là một nhược điểm khá lớn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư (investor) cần hết sức lưu ý.
Một nhược điểm rất lớn và quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi áp dụng phương pháp đánh giá dự án NPV đó là nó đòi hỏi độ chính xác về các chi phí, tuy nhiên yêu cầu này lại khá khó để thực hiện đối với các dự án dài hạn.
Chính bởi điều đó mà hiện nay, nhiều chuyên gia đã có ý tưởng phát triển các chi phí vốn trở thành các tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lợi nhuận tối thiểu mà có thể chấp nhận được) khi đánh giá về dự án.
Ngoài ra thì việc đánh giá dự án theo phương pháp NPV cũng có nhược điểm chính là không đưa ra được kết quả về khả năng sinh lợi nhuận theo tỷ lệ %. Do đó, áp dụng phương pháp này sẽ khá ảnh hưởng đến việc đưa ra các lựa chọn về cơ hội đầu tư cho các dự án trong tương lai.
Tóm lại, khi thực hiện đầu tư dự án thông qua phương pháp đánh giá NPV sẽ cần phải đưa ra những ước tính một cách khách quan nhất, phải hiểu rõ được về cách tính chỉ số này để có thể đưa ra một kết quả sát thực, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp sau khi đầu tư. Ngoài phương pháp NPV, nhà đầu tư còn sử dụng các phương pháp khác như CBA, B/C, IRR, chỉ số ICOR, phân tích dòng tiền (cash flow).... để đánh giá dự án.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ được về khái niệm chỉ số hay phương pháp đánh giá dự án NPV là gì? Từ đó có thể áp dụng một cách tốt và hiệu quả nhất vào các dự án trong doanh nghiệp của mình nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc