Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Albert Einstein - Thiên tài vĩ đại nhưng suốt đời đơn độc

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Đã ngót 1 thế kỷ kể từ ngày vị thiên tài số 1 của thế giới Albert Einstein vĩnh biệt nhân loại tại bệnh viện Princeton, bang New Jersey, Hoa Kỳ địa chỉ mà ông đã tận hiến cho khoa học đến khi trút hơi thở cuối cùng. Tuy ra đi, thế nhưng, những công trình đồ sộ trong sự nghiệp nghiên cứu của ông vẫn mãi là những hành trang quý giá để thúc đẩy cho cuộc cách mạng khoa học vật lý lý thuyết của nhân loại phát triển đến đỉnh cao. The Business Insider đánh giá rằng, Albert là người khoa học giỏi một cách đặc biệt - cả thế giới không thể tìm được người thứ hai. Còn với bản thân ông thì tự thừa nhận rằng, mình là kẻ lữ hành đơn độc trong suốt cả sự nghiệp của mình. 

1. Thân thế, gia đình của Albert Einstein

Vào khoảng 11h30 phút ngày ngày 14 tháng 3 năm 1879, thiên tài lỗi lạc thế giới mang tên Albert Einstein đã chào đời tại thị trấn Ulm, nằm bên bờ dòng sông Danube, thuộc tiểu bang Baden - Württemberg, thơ mộng của Đức, trong một gia đình của gốc Do Thái. Cha của ông là Hermann Einstein - một kỹ sư và nhân viên bán hàng. Còn mẹ là Pauline Einstein vốn là một nhũ mẫu. Thế nhưng, quãng thời gian thơ ấu của Einstein không gắn bó quá dài tại đây. Một năm sau đó, gia đình ông chuyển đến Munich bởi bố và bác ruột của ông có ý định mở công ty chuyên kinh doanh những thiết bị điện một chiều.

Thân thế, gia đình của Albert Einstein
Thân thế, gia đình của Albert Einstein

Dù là dòng dõi Do Thái những dường như Albert Einstein lại sinh sống như một người Đức bình thường. Ông khước từ gia nhập vào Do Thái giáo. Ông được bố mẹ đưa đến trường Công giáo để học tiểu học từ lúc 5 tuổi trong vòng 3 năm, sau đó chuyển sang  ngôi trường Luitpold Gymnasium để hoàn thành hết chương trình trung học trước khi rời khỏi Đức vì công ty của cha ông phá sản.

 Đến năm 16 tuổi, Albert đã từ bỏ quốc tịch Đức để tránh nghĩa vụ quân sự, và trở thành người không có quốc tịch trong vòng 5 năm, khi gia nhập quốc tịch Thụy Sĩ vào năm 1901. Sau khi tốt nghiệp chương trình phổ thông tại Thụy Sĩ, ông đỗ vào Viện công nghệ Liên Bang Thụy Sĩ Zurich với chương trình cử nhân sư phạm vật lý và toán. Cũng tại đây, Albert Einstein đã gặp gỡ  Mileva Marić - người vợ đầu của ông trong năm đầu tiên vào trường.

Vào năm 1900, ông tốt nghiệp chương trình cử nhân tại Viện Công nghệ và Liên Bang Thụy Sĩ và chính thức kết hôn với Mileva vào 3 năm sau đó. Họ có 2 người con chung. Song cô con gái đầu của thiên tài tên Lieserl qua đời khi chỉ 1 tuổi vì sốt ban đỏ. Tiếp sau đó, cả hai chào đón hai thiên thần thứ hai ra đời vào năm 1904 và 1910 là Hans Albert Einstein và  Eduard "Tete" Einstein. Sau khi chuyển đến Berlin để theo đuổi sự nghiệp của mình, Einstein có mối quan hệ ngoài luồng với Elsa Löwenthal một người em họ, con dì của mình. 

Gia đình của Albert Einstein
Gia đình của Albert Einstein

Năm 1919, sau 4 tháng ly hôn người vợ đầu tiên của mình là Mileva. Ông đã tiến đến với Elsa. Đây cũng là người phụ nữ duy nhất đồng hành cùng với ông đến cuối cuộc đời cũng như trong suốt hành trình trở thành nhà bác học vĩ đại với nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, tôn giáo, toán học và vật lý. Tuy nhiên, họ không có con chung. Theo nhiều nguồn tài liệu ghi chép cuộc đời của Albert, ông có tổng 3 người ruột và con nuôi, song chỉ duy nhất Hans Albert sống sót và thành đại nghiệp ở tuổi trưởng thành. 

2. Tuổi thơ dữ dội của Albert Einstein 

Albert Einstein được biết được là một trong thiên tài hiếm có của nhân loại, cha đẻ của thuyết tương đối nổi tiếng và nằm trong danh sách những nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Thế nhưng, điểm đặc biệt nằm ở Albert mà người đời sau cực kỳ thích thú, thậm chí là không thể tin vào mắt mình, đó là khi khi tìm hiểu về ông chính là tuổi thơ dữ dội của ông.

Theo nhiều tài liệu ghi chép về Albert Einstein, từ thuở mới lọt lòng đến 2 thập kỷ đầu của cuộc đời, Albert Einstein, không phải là một thiên tài nằm trong tốp chỉ 1% của nhân loại, Albert không có gì đặc biệt, thậm chí còn bị chế giễu là đần độn. Chỉ có những người gần gũi với ông như ông bà Hermann Einstein mới biết rằng, Einstein thật sự không hơn người bình thường từ lúc mới sinh ra. 

Ông gây buồn phiền cho bố mẹ với cái đầu không cân đối với cơ thể, to và phần xương trán có phần dô ra, và chỉ biết lắp bắp vài từ đơn giản khi cậu bé Einstein khi cậu bé đã lên ba. Thậm chí bố mẹ ông đã phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và chỉ yên tâm rằng, khi vị bác sĩ này cho biết là cậu con trai của họ vẫn bình thường.

Thế nhưng cho đến khi 5 tuổi, dù đã tiến bộ hơn xong Albert Einstein cũng chỉ là cậu bé ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, chỉ thích ở một mình. Khi ấy, ông được bố cho một chiếc la bàn để làm đồ chơi, nhiều lúc, niềm hứng thú của Albert là chỉ ngồi lặng hàng giờ để nhìn cái đồ chơi ấy. Một niềm hứng thú khác của ông là cất lên những câu hát thánh ca khi đang thả mình dạo quanh cánh đồng. Thế nhưng, phải đến khi bước chân vào tiểu học, sự dữ dội của tuổi thơ mới bắt đầu ập đến với ông. 

Năm lên 7 tuổi, vì tính nói lắp của mình, Albert thường bị bạn bè chế giễu là đần độn. Trong thời đi học, thậm chí Albert khiến các thầy cô phải nổi điên vì thái độ im như thóc hoặc phải trả lời các câu hỏi một cách chậm chạp. Sự lơ đãng và thỉnh thoảng cất lên những câu hỏi “ở đẩu, ở đâu”. 

Mặc dù, dưới sự chỉ dạy của cha mẹ và người chú của mình ở nhà và kết hợp với sự tò mò của mình ở những bộ môn toán học và vật lý để kéo lên vị trí tốp đầu ở trong lớp, song chính sự “ngớ ngẩn” trong những câu hỏi, sự bướng bỉnh rập khuôn và lối chán ghét môi trường giảng dạy bó buộc, các giáo viên đều đánh giá ông là người cẩu thả, lười biếng và không nghe lời. 

Những ngày đầu đời dữ dội của Albert Einstein
Những ngày đầu đời dữ dội của Albert Einstein 

Với tính cách ấy, nhiều giáo viên dạy Albert còn mạnh lời đánh giá rằng, tương lai ông sẽ chẳng làm được gì. 

Khi Einstein bước sang độ tuổi 15, công ty của bố phá sản buộc gia đình ông phải chuyển đến Ý. Dù đã cố gắng ở lại Đức để hoàn thành hết kỳ trung học như sắp xếp của bố, song chính sự chán ghét môi trường mô phạm, ông đã bỏ ngang và quay với gia đình.

Sau khi nhận được sự đồng ý của bố, thay vì học tiếp cấp 3, vì tự tin vào khả năng của mình mà Albert đã quyết định nộp đơn vào ngôi trường danh giá ở Thụy Sĩ là Học viện Liên Bang Thụy sĩ, song ý định theo học ngôi trường bách khoa danh giá này không thành công, bởi ông trượt môn toán.

Lý do sau này được nhiều tờ báo ghi lại là vì bài thi đầu vào của ngôi trường này bằng tiếng Pháp - Một bộ môn mà Einstein không hề hứng thú. Lại thêm nữa, Einstein gặp khó khăn do vấn đề ngôn ngữ và động vật học. Và cuối cùng một bài luận với chi chít những lỗi chính tả chính là lý do đánh trượt Einstein. Sau này, chính ông đã phải bật cười với một bài báo giật tít rằng “Thiên duy nhất còn sống từng trượt môn toán”. 

Ông đã phải học lại trung học một năm ở một trường địa phương Thụy sĩ sau đó, thi lại lần thứ 2 vào ngôi trường này. 

Chặng đường học hành của Albert Einstein
Chặng đường học hành của Albert Einstein

Trong cả quá trình theo đuổi ngành sư phạm khoa học tự nhiên tại ngôi trường này, không ít lần Albert Einstein tin rằng, các giáo sư của mình chỉ dạy những môn khoa học cũ, tư tưởng chán ghét trường học trở lại, ông lại dành ít thời gian đến trường hơn và vùi đầu vào đống sách và tự đọc rồi nghiền ngẫm ở nhà. Do đó, thành tích tại Học viện liên Bang Zurich của ông không thực sự tốt. May mắn thay, vào những nỗ lực cuối cùng với 6/14 môn đạt điểm tuyệt đối mà ông tốt đẹp học viện danh tiếng này. Nhưng rồi, tốt nghiệp học viện danh tiếng với tấm bằng cử nhân toán và Vật lý tại học viện Zurich cũng không giúp Albert dễ dàng hơn trong việc xin việc. 

Ông đã mất đến hai năm là kẻ thất nghiệp để loay hoay để trở thành thầy giáo. Mặc dù thích các môn tự nhiên, song điều kiện không cho phép, nhờ mối quan hệ của ông với bố của một người bạn học tại Zurich mà Albert đã được được vào một vị trí là tổng cục sáng chế ở Bern Thụy sĩ với vị trí là thư ký văn phòng cấp bằng sáng chế.

3. Minh chứng cho tài năng thiên bẩm của Albert 

Tài năng vật lý lý thuyết lỗi lạc của Albert chính thức được nở rộ và dần công nhận từ thập kỷ thứ 2 trở đi của cuộc đời, từ khi ông có một vị trí làm việc tại tổng cục sáng chế. Trong thời gian này, mức lương khoảng 3500 France , giúp ông không phải lo lắng quá nhiều nhiều về kế sinh nhai và tập trung nghiên cứu. Cũng trong thời gian này, Albert Einstein đã viết đến 4 luận văn vĩ đại làm nền tảng cho công cuộc đại cách mạng vật lý sau này đăng trên Biên niên sử của tạp chí vật lý danh tiếng Annals of Physics. 

 Minh chứng cho tài năng thiên bẩm của Albert
 Minh chứng cho tài năng thiên bẩm của Albert 

Trong một luận văn cũng là một bài báo nổi tiếng, ông đã viết phát hiện ra rằng, ánh sáng không chỉ truyền bằng sóng mà còn dưới dạng hạt. Đây chính là lý thuyết mới mẻ về hiệu ứng quang điện. Và phát hiện này đã giúp ông giật được giải Nobel trong năm 1921. 

Ở một bài báo nổi tiếng khác, thời gian nghiên cứu tại viện sáng chế đã giúp ông lý giải được hiện tượng vì sao phấn hóa không lắng xuống đáy cốc mà lại  tiếp tục chuyển động, đó là nhớ sự chuyển động không ngừng của các phân tử nước . Lý thuyết này lý giải cho sự tồn tại của phân tử và đi trả lời cho hàng loạt những thắc mắc mà khoa học trước đó không có lời giải. 

Phát hiện nổi tiếng thứ ba của Einstein cho khoa học đó chính là thuyết tương đối hẹp, với lý giải rằng, không gian và thời gian không phải tuyệt đối chỉ có ánh sáng tuyệt đối. Phần còn lại về không gian và thời gian đều cho vị trí mặt nhìn của người quan sát. Năng lượng và khối lượng có thể hoán đổi cho nhau, từ đây cho ra công thức E= mc^2 (E là năng lượng, m là khối lượng và c là vận tốc ánh sáng).

Đến năm 1911, dựa trên những suy đoán của mình từ năm 1907 ông đưa ra thuyết tương đối đặc biệt là suy đoán cho hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và tính toán độ lệch của tia sáng phát ra từ ngôi sao ở xa sẽ bị lệch bởi trường hấp dẫn của Mặt Trời hay tia sáng bị bẻ cong bằng cách quan sát độ lệch của các ngôi sao ở xa khi nhìn gần rìa Mặt Trời.

Sau rất nhiều tranh cãi với hội đồng khoa học về tính chất của nó, tiên đoán của Albert về vũ trụ đã được chứng minh bởi một cộng đồng thám hiểm người Anh khi họ quan sát Nhật thực. Chính những phát kiến của ông đã lật đổ mọi tư tưởng tôn thờ thuyết cũ của Newton. Bài báo thứ tư của Albert trình làng thế giới với chủ đề điện động lực học của các vật thể động. 

Thiên tài Einstein
Thiên tài Einstein

Tất cả những bài báo cho cuộc cách tân vĩ đại về vật lý lý thuyết được Einstein sản xuất khi chỉ mới 26 tuổi. Albert chính là thiên tài vĩ đại, người cống hiến cho khoa học nhiều nhất từ thời của Issac Newton.

4. Sự nổi tiếng của Albert Einstein 

Từ lần công bố lý thuyết đầu tiên, danh tiếng của Albert đã phủ sóng trên toàn thế giới và được hội đồng khoa học để ý mời về nghiên cứu tại những cơ sở nổi tiếng. Khi ấy có rất nhiều những người trong ngành khoa học đã nghĩ rằng, Albert Einstein phải là một giáo sư với những công trình đồ sộ của mình chứ không phải là một viên chức quèn với chiếc đầu xù và mái tóc dài thược và bộ áo sơ mi mặc ngoài nhăn nhúm. 

Nhiều học giả nổi tiếng đinh ninh Anhxtanh phải là một giáo sư, họ tìm Họ đã phải thốt lên “Làm sao lại có thể chà đạp nhân tài đến thế. Một thiên tài sắp phát động một cuộc cách mạng trong vật lý, một côpecnic của thế kỷ 20 mà lại phải làm những việc lặt vặt của một công chức hạng ba ở Cục bản quyền, thật bất công”.

Vào năm 1909, nhờ giáo sư Klein tích cực giới thiệu, ĐH công nghiệp liên bang Zurich đã mời Anhxtanh làm giáo sư, lương 4500 frăng một năm. Khi ấy, Einstein mới chính thức trở thành một trong những vị giáo sư và kiếm được nhiều tiền nhờ sự nghiệp nghiên cứu vật lý như mơ ước. Những điều này làm cho danh tiếng của thiên tài chỉ cỡ 1% thăng hạng. Vào khoảng mùa hè năm 1913, Albert chính thức được những vị giáo sư đầu ngành của Đức về công tác tại Viện khoa học Prusi của Đại học Berlin với mức lương cực kỳ hậu hĩnh. 

 Sự nổi tiếng của Albert Einstein
 Sự nổi tiếng của Albert Einstein 

Tại đây, năm trong tay rất nhiều những thiết bị nghiên cứu vào loại bậc nhất và điều kiện vật chất đầy đủ, Albert  đã đưa thuyết tương đối của mình đi vào con đường phát triển huy hoàng. 

Chỉ hai năm sau khi ở Berlin, năm 1916 ông đã hoàn thành luận văn có tính tổng kết về thuyết tương đối: “Cơ sở thuyết tương đối rộng” và đưa ra giả thuyết hữu hạn vô biên của không gian vũ tr cũng như tổng kết thành công sự phát triển của thuyết lượng tử. Cùng với đó, là lần đầu tiến hành khám phá sóng lực hấp dẫn. Sau này, những công trình quan trọng này được khoa học  công nhận là đỉnh cao của lý luận vật lý thế kỷ 20. 

Sau một thời gian dài gắn bó tại cố hương, để phản đối chế độ độc tài của phát xít Đức, cầm đầu bởi Hitler, Albert đã quyết tâm rời khỏi Đức và không bao giờ quay lại nữa.Ông chuyển đến công tác với tư cách là giáo sư đầu ngành Vật lý lý thuyết tại viện nghiên cứu Princeton, New Jersey từ những năm 1933. Và đây cũng là địa chỉ mà Albert đã dành đến cả 22 cuộc đời của mình để đưa sự nghiệp nghiên cứu vật lý lý thuyết đạt đến đỉnh cao. 

5. Sự qua đời của Albert Einstein 

Vào ngày 17 tháng 4 năm 1955, Albert Einstein bị chẩn đoán là chảy máu trong vì bị vỡ động mạch chủ. Thực ra, trong suốt sự nghiệp nghiên cứu của mình, Albert đã chứng kiến rất nhiều những đau đớn về cả tinh thần và thể xác khi những người thân yêu nhất của mình rời bỏ đến bệnh tật như phình động chủ hay sỏi thận. Thậm chí là trước đó, vào năm 1948, tiến sĩ y học tài giỏi Rudolph Nissen đã giải cứu ông thành công khỏi chứng phình động mạch.

Sự qua đời của Albert Einstein
Sự qua đời của Albert Einstein 

Thế nhưng trong lần này, ông đã quyết định từ chối phẫu thuật. Albert Einstein đã nói rằng “  "Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm nó thật thanh thản." Nhưng hiếm ai biết rằng, trên đường tới bệnh viện, không ai khác mà là Albert Einstein đã phác thảo cơ bản những điều cần nói cho buổi phát biểu trên truyền hình nhân lời mời kỷ niệm ngày độc lập thứ 7 của Cộng hòa Israel. Song, ông đã không kịp hoàn thành nó. Vào sáng ngày 18 tháng 4, Albert Einstein qua đời ở tuổi 76 tại bệnh viện Princeton - nơi ông đã cố gắng làm việc cho khoa học đến khi trút hơi thở cuối cùng. 

Thi thể của Albert Einstein được hỏa táng. Tro cốt của ông được rải xung quanh viện nghiên cứu cao cấp Princeton. 

Thế nhưng, theo nhiều tài liệu có ghi chép, dù vấp phải sự phản đối kịch liệt của Einstein trước lúc mất và gia đình của ông, một vị tiến sĩ cao cấp nước Mỹ đã lấy trộm bộ não của ông,sau đó chia làm 240 phần nhỏ, bảo quản để phục vụ mục đích nghiên cứu. 

6. Nỗi đau nguyên tử của Albert Einstein 

Vào  khoảng vào ngày 2/8/1939, với tư cách là một nhà vật lý học nổi tiếng, Einstein đã viết một bức thư dài cho tổng thống Mỹ khi ấy là Franklin D. Roosevelt có nhấn mạnh đến sức mạnh của một loại vũ khí hạt nhân - bom nguyên tử. Chính bức thư này đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân của Mỹ, dù thời điểm đó, Mỹ chưa phải là nước tham chiến vào thế chiến II.

Bởi khi ấy ông đang ở Mỹ và cũng tình cờ biết được rằng, nước Đức - kẻ đứng đầu của quân phiệt Phát xít, đã phát hiện ra bí mật động trời về sự phân hạch hạt nhân, và sự phân tách này có thể dẫn đến sự giải phóng một lượng lớn năng lượng nguyên tử. Bức thư của ông viết cảnh báo Roosevelt "những quả bom cực mạnh" có tính chết chóc cao có thể được tạo ra những nghiên cứu này. 

Nhưng ngay cả bản thân của ông cũng không ngờ rằng, đây chính là sai lầm lớn nhất khiến cả đời của Albert day dứt. Nhờ vào lời cảnh báo của Albert, Roosevelt đã tiến hành chạy đua nghiên cứu về loại vũ khí nhờ vào sức mạnh của Uranium. Roosevelt thành lập Ủy ban Cố vấn về Uranium tháng 10/1939. Sau đó ủy ban này bí mật tham dự một dự án có tên gọi là Dự án Manhattan để ném hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki làm cả hai thành phố này bị xóa sổ gây ra cái chết của trên 200.000 người. Thiệt hại kinh hoàng làm cho Nhật Bản ngay lập tức đầu hàng đồng minh và chấm dứt chiến tranh. 

 Nỗi đau nguyên tử của Albert Einstein
 Nỗi đau nguyên tử của Albert Einstein 

Thế nhưng chính thảm họa chết chóc hàng loạt đó đã tạo nên một nỗi đau kéo dài suốt cả cuộc đời ông.

Albert Einstein cũng nói rằng “"Nếu tôi biết người Đức không thành công trong việc phát triển bom nguyên tử, tôi sẽ không làm gì cả", Einstein cũng cảnh báo, "Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thảm họa sắp tới”.  Cũng trong một lần công bố của báo chí vào năm 2005, có tiết lộ rằng, Einstein đã từng viết thư cho một người bạn Nhật Bản của mình rằng “Tôi luôn lên án việc sử dụng bom nguyên tử vào Nhật Bản, nhưng lại không thể làm gì để ngăn chặn quyết định định mệnh đó”. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh Albert einstein - thiên tài hiếm có của nhân loại, một trong những vị bác học lỗi lạc nhất mọi thời đại, ông hoàng của hàng loạt những phát minh vĩ đại của thế kỷ XX làm nền tảng cho một cuộc đại cách mạng khoa học vật lý lý thuyết của thế giới. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Hoàng đế Ngô Quyền

Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Ngô Quyền trong bài viết sau đây nhé. 

Hoàng đế Ngô Quyền

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý