Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ashwagandha là cây gì? Tìm hiểu những tác dụng của Ashwagandha

Tác giả: Trần Thùy Linh

Ngày cập nhật: 27/06/2022

Ashwagandha được sử dụng rất phổ biến ở Ấn Độ và được người dân ở nơi đây coi như là một loài thảo dược có công dụng rất thần kỳ. Ashwagandha rất bổ dưỡng đối với sức khỏe con người. Loài cây này thường được sử dụng để làm giảm đi các triệu chứng của bệnh viêm khớp, giúp người ta dễ ngủ hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch… Cùng tìm hiểu xem Ashwagandha là cây gì và Ashwagandha mang đến những lợi ích như thế nào qua bài viết sau đây nhé!

1. Ashwagandha là cây gì? Bạn biết gì về Ashwagandha?

1.1. Ashwagandha là gì?

Ashwagandha có tên khoa học là Withania Somnifera, là một loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Ashwagandha thuộc hệ thực vật thảo mộc, được tìm thấy rất nhiều ở Ấn Độ. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy loài cây này ở Trung Quốc, Nepal, Yemen và nhiều nước ở Bắc Phi.

Ashwagandha có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ashwagandha có nguồn gốc từ Ấn Độ

Ashwagandha còn được gọi bằng nhiều cái tên “gần gũi” hơn như Poison Gooseberry, cây anh đào mùa đông hay sâm Ấn Độ.

Loài cây Ashwagandha thường mọc theo cụm và tạo thành các bụi cây tại những vùng đất đá khô hạn. Ashwagandha có thân mềm, chiều cao đạt từ khoảng 35cm đến tối đa là 75cm. Lá cây có hình dáng gần giống với hình elip, hơi bầu và có màu xanh thẫm. Hoa Ashwagandha có màu xanh lục, trông như những chiếc chuông nhỏ treo trên cây. Quả cây màu đỏ cam, vì vậy nên mới được gọi là “anh đào mùa đông”.

Ashwagandha có vị ngọt và sau khi uống bạn sẽ có cảm giác nóng trong người. Người ta sử dụng rễ cây, lá cây, hạt và quả để làm thuốc trong y học. Bên trong rễ cây có chứa tinh bột và chất Ancaloit. Rễ cây Ashwagandha được săn đón nhiều nhất bởi có tính dược liệu cao. Người ta sử dụng rễ cây Ashwagandha như một chất kích thích tình dục, lợi tiểu, se da, chữa táo bón hay suy nhược thần kinh.

Ashwagandha có dược tính rất cao
Ashwagandha có dược tính rất cao

Lá và quả của Ashwagandha chứa nhiều hoạt chất có lợi, bao gồm: Tannin và Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy nhiều loại axit amin trong thành phần của 

Ashwagandha, chẳng hạn như: Glycine, Tryptophan, Alanine, Proline, Cysteine, Valin, Axit Glutamic, Axit Aspartic…

Ashwagandha có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Vì thế loài thực vật này ngày càng phổ biến và được biết đến nhiều hơn.

1.2. Ashwagandha có những tác dụng nào?

1.2.1. Giúp giảm đường huyết

Đường huyết cao là một dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn béo phì, huyết áp cap, thậm chí là đột quỵ. Các hoạt chất có trong Ashwagandha giúp tăng cường bài tiết Insulin, từ đó làm giảm bớt lượng đường có trong máu. Sau một thời gian sử dụng, chỉ số đường huyết sẽ giảm đi đáng kể.

1.2.2. Giảm căng thẳng và lo âu

Căng thẳng là một trạng thái không tốt của cơ thể. Căng thẳng rất dễ gây ra béo phì và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân là bởi vì khi căng thẳng thì cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là Cortisol. Trong trường hợp thường xuyên gặp căng thẳng, lượng Cortisol tiết ra quá nhiều sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng lên cao gây ra bệnh đường huyết hoặc mỡ bụng.

Ashwagandha giúp giảm căng thẳng và lo âu
Ashwagandha giúp giảm căng thẳng và lo âu

Người thường xuyên gặp căng thẳng khi uống Ashwagandha sẽ cải thiện được sức khỏe tâm sinh lý của bản thân, giảm bớt căng thẳng lo âu. Ngoài ra, Ashwagandha còn được biết đến như một loại thảo mộc có tác dụng làm giảm triệu chứng trầm cảm.

1.2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer và ung thư

Các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của Ashwagandha trong hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Các hoạt chất trong Ashwagandha có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm đi những triệu chứng của bệnh Alzheimer thông qua việc bảo vệ các chức năng não bộ của con người. Bên cạnh đó, Ashwagandha cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bệnh Huntington.

Ngoài ra, các hoạt chất có trong Ashwagandha cũng giúp ngăn cản sự khuếch trường nhanh chóng của các tế bào ung thư phổi.

1.2.4. Hỗ trợ tăng cơ và cải thiện sức khỏe sinh lý ở nam giới

Nếu kiên trì sử dụng Ashwagandha mỗi ngày, nam giới có thể tăng thêm khối lượng cơ và giảm đi lượng mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó mà thể trạng được tăng cường rõ rệt.

Ashwagandha cải thiện sức khỏe sinh lý ở nam giới
Ashwagandha cải thiện sức khỏe sinh lý ở nam giới

Bên cạnh đó, Ashwagandha cũng có tác dụng làm tăng cường sản xuất testosterone ở nam giới, giúp các bó cơ và cơ thể dẻo dai hơn. Lượng hormone testosterone tăng lên cũng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh sản ở nam giới.

1.2.5. Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các hoạt chất có trong Ashwagandha thúc đẩy hoạt tính của các tế bào tiêu diệt tự nhiên giúp hạn chế viêm nhiễm hay nhiễm trùng, trong đó bao gồm cả các dấu hiệu viêm C-reactive protein là nguyên nhân dẫn đến bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, cũng nhờ có tác dụng của Ashwagandha mà nồng độ cholesterol và triglycerid giảm đi đáng kể, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

2. Sử dụng Ashwagandha sao cho đúng cách

Liều lượng sử dụng Ashwagandha phụ thuộc vào mục đích bạn sử dụng loại thảo dược này để trị bệnh gì. Hàm lượng Ashwagandha tối đã bạn có thể sử dụng mỗi ngày là khoảng 250 – 600mg.

Cần sử dụng Ashwagandha sao cho đúng cách
Cần sử dụng Ashwagandha sao cho đúng cách

Đối với Ashwagandha dạng bột, trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi mỗi ngày có thể dùng 250mg. Trẻ 1 đến 3 tuổi có thể dùng tối đa 500mg. Trẻ em 4 đến 10 tuổi có thể dùng 1000mg. Người lớn có thể dùng 3000mg Ashwagandha. Phụ nữ trong thai kỳ hoặc người lớn tuổi nếu được chỉ định của bác sĩ thì có thể sử dụng tối đã 2000mg. Liêu dùng tối đa của Ashwagandha dạng bột là 12gr mỗi ngày và chia thành nhiều lần.

Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Nếu cố tính sử dụng Ashwagandha quá liều thì bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khá khó chịu, nhẹ thì là buồn nôn, nặng hơn thì có thể là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, không nên sử dụng Ashwagandha quá liều hoặc lạm dụng loại thuốc này.

Ngoài ra, người mắc các bệnh tự miễn như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm tuyến giáp, bệnh tiểu đường loại 1 thì không được tự ý sử dụng Ashwagandha mà cần xin chỉ định của bác sĩ.

Ashwagandha cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu cố tính sử dụng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ, Ashwagandha có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi và thậm chí là dẫn đến tình trạng sinh non.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng Ashwagandha
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng Ashwagandha

Có thể bạn chưa biết, trong Ashwagandha có thể chứa một số kim loại nặng, thủy ngân hoặc asen hay chì vượt quá ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, đừng ham rẻ mà mua Ashwagandha ở những địa chỉ không uy tín. Hãy lựa chọn các sản phẩm Ashwagandha đã được chứng nhận an toàn bởi FDA.

Như vậy, qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu được Ashwagandha là gì và những công dụng tuyệt vời của loài thảo mộc này. Rễ cây Ashwagandha được nhiều người săn đón bởi có công hiệu thần kỳ trong chữa trị chứng bất lực, bồi bổ sinh lực nam giới. Bạn chỉ nên mua Ashwagandha tại những cơ sở uy tín bởi nếu không được chiết suất cẩn thận, Ashwagandha có thể sẽ gây hại đối với sức khỏe con người.

Tuổi mụ là gì?

Tuổi mụ là gì? Nguồn gốc hình thành tuổi mụ như thế nào? Tìm hiểu cách tính tuổi mụ chính xác nhất qua bài viết sau đây nhé!

Tuổi mụ là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý