Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bay Leaf là gì? Tìm hiểu công dụng bất ngờ của lá nguyệt quế Hy Lạp?

Tác giả: Trần Thùy Linh

Ngày cập nhật: 11/07/2022

Bay leaf là một loại nguyên liệu và hương vị nấu ăn được sử dụng rất phổ biến ở các nước châu Âu. Ở Việt Nam, bay Leaf được được sử dụng để nấu các món nước sốt, món hầm hoặc món súp. Ngoài ra, bay leaf cũng được sử dụng cho một số mục đích khác như làm thuốc chữa bệnh, làm mát không khí hoặc làm thuốc đuổi côn trùng. Vậy bay leaf là gìCùng tìm hiểu về lá bay leaf trong bài viết sau đây nhé!

1. Bay leaf là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết về bay leaf

1.1. Bay leaf là gì?

Bay leaf là tên gọi trong tiếng Anh của lá nguyệt quế Hy Lạp. Đây là một loại lá cây dạng bầu dục dài và có màu xanh thẫm. Lá bay leaf được sử dụng để tạo hương vị cho các loại bánh hoặc các món ăn được nấu theo kiểu châu Âu.

Bay leaf là cách gọi trong tiếng Anh của lá nguyệt quế Hy Lạp
Bay leaf là cách gọi trong tiếng Anh của lá nguyệt quế Hy Lạp

Trên thực tế, bay leaf có nhiều loại. Mỗi loại lại có đặc tính và mục đích sử dụng không giống nhau. Cùng tìm hiểu về một số loại bay leaf nhé!

- Bay laurel: Lá bay laurel có mùi hương rất thơm. Người châu Âu đặc biệt ưa thích sử dụng loại lá này trong các món hầm hoặc món súp. Lá bay laurel cũng là hương vị không thể thiếu khi nấu món braises hoặc pâtés ở vùng Địa Trung Hải. Người Brazil cũng sử dụng lá bay laurel để nấu kèm với nhiều món ăn từ đậu.

Lá bay laurel được sử dụng ở dạng sấy khô, bởi lá khô sẽ cho hương vị thơm nồng hơn. Lá tươi có vị bạc hà và không thực sự phù hợp cho những món ăn kể trên. Chưa kể lá sấy khô có thể bảo quản lâu hơn.

- California bay leaf: Còn có tên gọi khác là lá cây dương, lá cây kim bang Oregon hoặc lá cây nho California. Lá bay leaf ở đây cũng có hương thơm và cách sử dụng tương tự như lá Bay laurel, tuy nhiên, California bay leaf có hương vị đậm đà hơn.

Lá bay leaf sấy khô có mùi hương rất thơm
Lá bay leaf sấy khô có mùi hương rất thơm

- Indian bay leaf: Loại lá bay leaf ở Ấn Độ này còn được gọi là lá Malabathrum. Loại này có vẻ ngoài khác xa với “người anh em” ở vùng Địa Trung Hải. Lá bay leaf ở Ấn Độ ngắn hơn một chút và có vẻ khá giống với lá ô liu. Lá bay leaf Ấn Độ có hương thơm tương tự như vỏ quế nhưng nhẹ hơn một chút.

- Bay leaf: Lá nguyệt quế Hy Lạp có mùi hương rất thơm và được sử dụng để tạo hương vị trong các món ăn cần nhiều thời gian để hoàn thành, chẳng hạn như món hầm, món súp hoặc nhiều món bánh. Ngoài ra, bạn sẽ cần đến lá bay leaf nếu muốn nấu món bò hầm cà rốt kiểu Pháp hoặc món Gluhwein (trong tiếng Pháp là Vin chaud).

Bạn có hầu như chỉ có thể tìm thấy lá bay leaf dưới dạng sấy khô ở các siêu thị. Ngoài ra, mặc dù khá dễ chăm và có tuổi thọ lâu, tuy nhiên bay leaf rất khó để ươm mầm từ hạt giống, vì vậy bạn chỉ nên mua những chậu cây bay leaf nhỏ để tiện chăm sóc.

Cho thêm một vài lá bay leaf vào món súp để tạo hương thơm
Cho thêm một vài lá bay leaf vào món súp để tạo hương thơm

1.2. Một số mẹo sử dụng lá bay leaf trong nấu ăn

1.2.1. Sử dụng lá bay leaf đã được sấy khô

Lá bay leaf tươi có vị đắng và hơi cay, bởi vậy người ta sẽ không sử dụng lá này ở dạng tươi. Trên thực tế, lá bay leaf chỉ được thêm vào các món ăn để tạo ra hương thơm. Vì vậy mà người ta sử dụng lá bay leaf đã được sấy khô. Bạn có thể tìm thấy lá bay leaf khô trong các siêu thị. Giá thành của loại lá này không quá cao. Mỗi nồi súp nhỏ chỉ cần khoảng 3 lá bay leaf.

1.2.2. Sử dụng lá bay leaf trong các món cần nhiều thời gian

Đặc điểm của lá bay leaf được sấy khô đó là có hương vị rất thơm, tuy nhiên để đạt được hương vị này thì bạn cần đun nóng lá trong một khoảng thời gian đủ lâu. Chính vì thế, lá bay leaf có thể được sử dụng để thêm vào những món ăn cần nhiều thời gian để chế biến, điển hình là các món lẩu, món hầm, nấu nước dùng… Một nồi nhỏ chỉ cần cho 1 hoặc 2 chiếc lá bay leaf sẽ cực kỳ dậy hương thơm.

Sử dụng lá bay leaf trong các món cần nhiều thời gian
Sử dụng lá bay leaf trong các món cần nhiều thời gian

Có một lưu ý mà bạn cần ghi nhớ đó là lá bay leaf không phải là thực phẩm để ăn trực tiếp. Vì vậy khi sử dụng bạn hãy để nguyên lá, không cần cắt nhỏ ra. Khi món ăn đã được nấu chín thì bạn cần lấy lá ra khỏi món ăn để có thể yên tâm thưởng thức. Ngoài ra, bạn thậm chí còn có thể cho 1 chiếc lá bay leaf vào nồi cơm để tạo ra hương thơm.

1.2.3. Lá bay leaf giúp tăng hương vị cho món súp hoặc nước sốt

Đặc điểm của các món súp hoặc nước sốt là cần phải đun trên lửa nhỏ trong thời gian dài. Điều này vô hình chung lại thỏa mãn điều kiện để lá bay leaf giải phóng được hương thơm. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể cho thêm lá bay leaf vào nồi nước sốt hoặc nồi nấu súp. Món ăn khi hoàn thành sẽ đậm vị hơn và có hương thơm thoang thoảng rất dễ chịu.

1.2.4. Sử dụng lá bay leaf trong các món luộc hoặc hấp

Ưu điểm của phương pháp luộc hoặc hấp thực phẩm đó là giúp giữ lại hương vị tự nhiên của thực phẩm. Bạn có thể cho thêm một vài lá bay leaf vào nước luộc hoặc hấp sẽ giúp tăng hương vị tự nhiên của thực phẩm. Hơn thế nữa, thực phẩm còn có thêm cả hương thơm của lá bay leaf.

Sử dụng lá bay leaf trong các món luộc hoặc hấp
Sử dụng lá bay leaf trong các món luộc hoặc hấp

Đặc biệt là bay leaf thích hợp với các món lẩu hay luộc/ hấp hải sản. Bạn có thể sử dụng lá bay leaf kèm với chanh, giấm, gừng, tỏi… mà không sợ những gia vị trên bị lấn át hương vị.

2. Khi sử dụng lá bay leaf cần chú ý điều gì?

Lá bay leaf có hương vị khá mạnh và nồng, bởi vậy bạn không cần sử dụng quá nhiều. Chỉ cần một hoặc hai chiếc lá bay leaf cũng đã đủ để tạo ra hương thơm cho nồi súp hoặc món hầm của bạn. Sử dụng quá nhiều lá bay leaf chỉ gây lãng phí, chưa kể đến trường hợp lá bay leaf sẽ lấn át hương vị của các loại gia vị khác.

Bạn cũng nhớ kỹ rằng lá bay leaf không được sử dụng để ăn trực tiếp và cần được loại bỏ ra khỏi món ăn sau khi đã nấu chín. Lý do là bởi vì lá bay leaf chỉ được sử dụng để tạo ra hương thơm cho món ăn. Thực chất, lá bay leaf có vị khá đắng và cay. Lá bay leaf khi nấu vẫn giữ được độ cứng, vì vậy bạn có thể loại bỏ lá ra khỏi món ăn một cách dễ dàng.

Ngoài ra, một ly trà có kèm lá bay leaf cũng có công dụng rất tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, điều trị bụng đầy hơi. Trà bay leaf cũng có thể hỗ trợ làm giảm cơn đau và giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Lá bay leaf không phải là thực phẩm có thể ăn trực tiếp
Lá bay leaf không phải là thực phẩm có thể ăn trực tiếp

Công thức pha trà bay leaf như sau: Bạn chuẩn bị khoảng 500ml nước nóng, sau đó cho thêm 3 – 5 lá bay leaf vào và ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn có thể vớt lá ra và cho thêm một vài lát chanh hoặc bột hoa quế vào để thưởng thức.

Mặt khác, lá bay leaf có tác dụng xua đuổi côn trùng rất tốt. Kiến, gián, chuột… rất sợ mùi vị của lá bay leaf. Bạn chỉ cần để một vài lá bay leaf ở nơi để thực phẩm thì đảm bảo côn trùng gây hại sẽ không dám “bén mảng” đến gần.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc bay leaf là gì và bay leaf có công dụng như thế nào. Nếu bạn đang chuẩn bị nấu món súp, món hầm hoặc ưa thích các món luộc, hấp thì lá bay leaf sẽ trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình chế biến các món ăn này. Bạn có thể mua lá bay leaf đã sấy khô tại các siêu thị dưới dạng sấy khô với mức giá thành rất hợp lý.

Calendula là gì?

Calendula có tính dược liệu rất cao, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và làm đẹp da. Vậy bạn đã biết Calendula là gì chưa? Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!

Calendula là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý