Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bật mí 6 cách phối màu xóa tan sự nhàm chán trong tư duy màu sắc

Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Màu sắc vốn là một phạm trù khi nhắc đến ai cũng nghĩ ngay đến nghệ thuật, đến những gì hoa mĩ. Việc phối hợp màu sắc trong cuộc sống rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng có thể nắm được quy tắc và đủ kiến thức về thẩm mĩ để làm cho bản thân và những thứ xung quanh trở nên hài hòa. Nếu bạn đang còn bối rối trong cách phối màu của bản thân, đừng lo, hãy theo dõi bài viết sau, Minh Ngọc sẽ giúp bạn thay đổi điều đó

1. Tư duy màu sắc đối với từng ngành nghề

Việc sử dụng màu sắc đối hiện nay là phổ biến nhưng ngành nghề sử dụng nhiều nhất có thể kể đến những ngành thuộc khối thiết kế - kiến trúc, lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo. Đối với từng loại hình và phong cách khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, cụ thể cách phối màu cũng vậy. Đối với những ngành nghề mang tính nghệ thuật, cách phối màu cho phù hợp sẽ quyết định nên giá trị thẩm mĩ và tạo dựng phong cách và tính chất đối với thiết kế đó. 

Tư duy màu sắc đối với từng ngành nghề
Tư duy màu sắc đối với từng ngành nghề

Do vậy, ban đầu người phối màu hướng đến phong cách và chủ đề như thế nào cần tìm hiểu kĩ để lựa chọn kết hợp màu sắc cho phù hợp. Cách phối hợp màu sắc của mỗi người là khác nhau, nhưng việc gắn kết và pha trộn cho hài hòa, còn tùy thuộc và cảm thụ của người xem và kĩ năng hiểu về quy tắc phối màu mà người phối màu nắm rõ. 

1.1. Phối màu trong lĩnh vực thời trang

Nếu đối với ngành thời trang, hiện nay có khá nhiều loại phong cách được ra đời, tùy thuộc vào phân loại phong cách mà cách phối màu sẽ khác nhau. Ví dụ đối với phong cách vintage cổ điển, những màu sắc được phối hợp với nhau là những tone màu bậc 3, trầm tạo cảm giác cổ điển, xưa cũ, đi cùng với đó là các họa tiết nhỏ, đơn giản, đôi lúc sẽ cầu kì nhưng dễ tiếp thu. Việc hiểu rõ phong cách và quy tắc tạo lập phong cách là điều cần nắm đối với mỗi nhà thiết kế  để có thể phối những màu sắc và chi tiết cho phù hợp với phong cách. 

1.2. Phối màu trong thiết kế nội thất

Việc phối hợp màu sắc trong thiết kế nội thất đối với nhiều người rất quan trọng. Trong quan niệm về kiến trúc và tư duy thiết kế, những người theo tư tưởng duy tâm luôn quan tâm đến cái gọi là phong thủy, yếu tố tạo nên sinh mạng mỗi con người (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Mỗi người sinh ra đều có mang trong mình một mệnh riêng, tương ứng với sinh mạng là mỗi màu sắc khác nhau. (Vàng, Bạc của Kim; Xanh lá, đen, nâu của Mộc; Xanh da trời, trắng của Thủy; Cam, đỏ của Hỏa và màu nâu vàng của Thổ). 

Phối màu trong thiết kế nội thất
Phối màu trong thiết kế nội thất

Đối với người kiến trúc sư việc nắm rõ những quy tắc về phong thủy là vô cùng cần thiết, do vậy cách phối màu cho phù hợp với yêu cầu về mạng của gia chủ là vô cùng quan trọng. 

Ví dụ: người chủ nhà có mạng Hỏa nhà không nên được sơn màu xanh dương (Thủy) hay đỏ (Hỏa) điều này sẽ làm tăng thêm phần nóng nảy của tính cách hoặc giảm đi may mắn do có nước trấn áp. 

Ngoài những quan niệm về phong thủy, màu sắc kết hợp cho để tạo nên phong cách của lối thiết kế, đồng thời hòa hợp với sở thích và cả mắt thẩm mĩ của người chủ nhà cũng luôn được quan tâm. Do vậy cần nắm được cách phối màu cũng là một yếu tố đánh giá năng lực tư duy và mắt thẩm mĩ của người kiến trúc sư. 

1.3. Cách phối màu trong thiết kế hình ảnh, xây dựng thương hiệu

Hình ảnh của một thương hiệu thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào ấn tượng về các sản phẩm thiết kế. Màu sắc của thiết kế là điểm sáng tạo nên ấn tượng khá được quan tâm. Nên cách phối màu như thế nào để làm nổi bật lên tính chất và phù hợp với yêu cầu với đối tượng khách hàng mà thương hiệu đấy nhắm tới. 

Ví dụ: đối với thương hiệu nội y, đối tượng họ muốn hướng đến là nữ giới, điều này yêu cầu nhằm thu hút tầm mắt và sự quan tâm của khách hàng nữ mà các sản phẩm, cũng như xây dựng trang trí thương hiệu sẽ đề cao những màu mang xu hướng ngọt ngào, nhẹ nhàng, nữ tính, màu hồng hoặc các tông màu theo xu hướng pastel.

Cách phối màu trong thiết kế hình ảnh, xây dựng thương hiệu
Cách phối màu trong thiết kế hình ảnh, xây dựng thương hiệu

Việc phối hợp màu sắc và hiểu rõ về đối tượng sử dụng rất quan trọng. Một lần nữa cũng khẳng định vai trò định hướng tư duy và thu hút sự chú ý từ chính việc dùng màu sắc, kết hợp tạo nên dấu ấn riêng biệt đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Việc làm chuyên viên thiết kế

2. Phương pháp phối màu phổ biến 

Hiện nay trong lĩnh vực chuyên sâu về thiết kế, sự kết hợp và phối màu sắc rất đa dạng và phong phú, chính những phương pháp phối màu đã tạo ra nhiều sắc thái và từ đó các dạng cũng phong cách được hình thành. Nhắc đến các cách phối màu trong hội họa thì hiện nay có 6 cách phối màu cơ bản mà hẳn không phải ai cũng biết. Những phương pháp này thường bạn sẽ được dạy hoặc tự bản thân đúc kết trong quá trình học tập về bộ môn mĩ thuật. Nên đây cũng có thể là bí kíp mà mình muốn hướng dẫn cách bạn, giúp bạn có cái nhìn phong phú hơn về thế giới màu sắc, cũng như cách tạo lập và đính kèm màu sắc và phụ kiện như thế nào để trông thật thời trang và phong cách, theo dõi tiếp những nội dung dưới đây nhé.

Việc lựa chọn màu sắc đều dựa vào bảng điều chỉnh màu sắc, bảng này được ứng dụng trong thiết kế và được các nhà nghệ thuật tuân thủ và thực hiện, kết hợp theo phương pháp cố định của nó. Sử dụng bảng này có thể giúp người sáng tạo phát triển thêm nhiều cách kết hợp mới, nếu chưa thật sự tự tin với khả năng phối màu của mình.

2.1. Phương pháp phối màu kiểu bổ sung

Phương pháp phối màu kiểu bổ sung (chọn màu tương phản)
Phương pháp phối màu kiểu bổ sung

Phương pháp phối màu bổ sung hay còn gọi là phương pháp chọn màu sắc tương phản, đây là phương pháp được áp dụng để đánh mạnh vào tâm lí, nhằm tạo nên điểm nổi bật. Khi sử dụng các màu sắc đối trong bảng hòa sắc sẽ tạo sản phẩm trở nên nổi trội và thu hút mọi ánh nhìn. Ví dụ trong bản hòa sắc ta thấy rõ màu đỏ sẽ ở phía đối diện với màu xanh lá cây, màu vàng đối với màu tím, màu cam đối với màu xanh dương. Những màu sắc nhau vừa nhìn đã đem lại cho người xem ấn tượng mạnh. Thường sẽ được dùng phối để tạo điểm nhấn cho một vài chi tiết, nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ làm mất cân bằng thị giác, tạo cảm giác khó chịu. 

2.2. Phương pháp kết hợp kiểu màu tương tự (chọn cùng tông màu)

Phối những màu có tính chất và cả tông bậc gần giống nhau vốn luôn được nhiều người quan tâm. Việc phối này sẽ tạo cho người xem cảm giác hài hòa, sẽ thấy rõ mức độ tăng tiến hoặc giảm dần trong quá trình xuống sắc. Dù sự chuyển đổi màu sắc có như thế nào cũng sẽ tạo cho người xem cảm giác hướng đến điểm sáng nhất hay là điểm tối nhất, tùy thuộc vào cách bố trí không gian tỉ lệ của người sáng tạo

2.3. Phương pháp kết hợp màu theo kiểu bộ ba (chọn màu đối nhau)

Trong bảng hoà sắc, những màu sắc đối nhau tạo thành một hình tam giác có thể phối hợp với nhau. Cách phối hợp này sẽ giúp tạo ra được sự hài hòa giữ các bậc tông trên bảng màu. Tùy thuộc vào yêu cầu và sở thích của khách hàng mà người sáng tạo/ thiết kế có thể thực hiện tùy chọn những tông màu cho phù hợp. Lưu ý trong việc sử dụng tông màu này chính là phối hợp các màu cùng cấp bậc, tránh sự kết hợp lệch tông. 

Phương pháp kết hợp màu theo kiểu bộ ba (chọn màu đối nhau)
Phương pháp kết hợp màu theo kiểu bộ ba (chọn màu đối nhau)

Ví dụ: tông màu ở bậc một chỉ được đi kèm với nhau, còn đối với các màu ở các bậc khác sẽ không được kết hợp với bậc một.

Có thể hiểu việc kết hợp thành tam giác màu này chỉ được áp dụng cho các màu có cùng tông bậc trong bảng hòa sắc. Việc kết hợp lệch thứ bậc màu sắc sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại, làm mất cân bằng hoặc mất thẩm mĩ và giảm thị giác nghệ thuật.

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hà Nội

2.4. Phối hợp màu sắc theo kiểu cùng cấp bậc (chọn màu theo hệ số tương phản)

Việc lựa chọn cách phối màu theo cùng cấp bậc sẽ làm tăng cảm giác về thị giác, cụ thể hơn là các màu tương phản sẽ được đi đôi với nhau. Trong nhiều trường hợp, khi xen giữa các màu tương phản ấy có thể lựa chọn kèm theo một hay một số màu nhạt hay đậm hơn để tạo điểm nhấn cho màu sắc. Nếu ý đồ của người thiết kế muốn làm nổi bật mức độ của cung bậc màu sắc sẽ dùng những màu phụ làm nổi lên độ phối màu tương phản đó.

Trong nhiều ngành nghề việc phối hợp này cũng gây cho người xem không ít sự thích thú, làm nổi lên nội dung và cả điểm nhấn của đồ vật được phối hợp. Nhưng cần tìm hiểu rõ những màu đối lập (tương phản) để phối cho phù hợp, tránh sự lệch lạc về tư duy màu sắc

Phối hợp màu sắc theo kiểu cùng cấp bậc (chọn màu theo hệ số tương phản)
Phối hợp màu sắc theo kiểu cùng cấp bậc (chọn màu theo hệ số tương phản)

Ví dụ: màu vàng - màu tím - màu xám tro (phối cùng tông bậc); màu xanh da trời - màu cam đào - màu tím sữa

Việc khám phá về tư duy logic về kết hợp màu sắc sẽ giúp cho tác phẩm bạn tạo ra đôi khi sẽ là điểm khác biệt và tạo hứng thú cho người ngắm nhìn, nhưng đừng quên những quy tắc phối hợp. Tránh việc lạm dụng màu tương phản, nó sẽ khiến người xem ngột ngạt trong màu sắc đấy

2.5. Phối hợp màu sắc theo việc chọn màu bậc một và màu bậc 3 trở lên 

Phối màu theo 2 bậc là cách phối màu thường được dùng nhiều hiện nay. Các màu thuộc bậc một (xanh dương, đỏ, vàng) và các màu mang xu hướng trung tính sẽ là sự lựa chọn hàng đầu đối với các tác phẩm yêu cầu sự nổi bật, phân rõ mảng chính và phụ của thiết kế. Các màu phối phải đảm bảo các tiêu chí về tỉ lệ, tránh sự lặp lại nhàm chán. Tỉ lệ thích hợp cho việc phối hợp này thường được đo đạc theo nhu cầu diện hoặc sở thích của người yêu cầu

Ví dụ: xanh lam nhạt - đỏ, đỏ - cam nhạt

Có thể lựa chọn các màu theo cùng tông và gốc màu để tạo hiệu ứng chảy màu hay còn gọi là chuyển màu. Cách phối màu ấy sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng không dồn dập như cách phối màu theo màu sắc đối lập, tương phản.

2.6. Phối màu sắc theo kiểu kết hợp sắc đen và trắng

Phối màu sắc theo kiểu kết hợp sắc đen và trắng
Phối màu sắc theo kiểu kết hợp sắc đen và trắng

Trắng và đen vốn là hai sắc tố có thể điều tiết và làm tăng giảm độ đậm nhạt của màu sắc. Hiện nay nhiều người vì quá sợ kết hợp màu sắc không hợp logic và có thẩm mĩ, mà nhiều người lựa chọn trắng, đen để kết hợp. Nhưng trong phối màu, việc sử dụng quá nhiều trắng đen sẽ gây nên cảm giác nhàm chán. Bạn hãy thử kết hợp 2 sắc này với những màu khác, bất cứ màu gì cũng được, chỉ cần cho tỉ lệ màu kết hợp thấp hơn màu trắng và đen. Cách kết hợp vậy vừa là phá cách, vừa sẽ là điểm nhấn cho những ai dần cảm thấy 2 sắc này đang dần nhàm chán

Ví dụ: trắng - đen - vàng; trắng - đen - đỏ

Tìm việc

Trên đây là những bí kíp phối màu mà timviec365.vn muốn giới thiệu cho bạn. Hãy thử áp dụng và biến hóa làm mới bản thân thử thông qua những cách phối màu chỉ có dân trong nghề mới biết này nhé. Trang còn rất nhiều nội dung hay ho, hãy tìm đọc thêm để thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Trọn bộ thông tin về màu sắc trong CV xin việc

Màu sắc trong CV xin việc là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với các ứng viên trong quá trình xin việc làm hiện nay. Sẽ không có màu sắc nào là hợp nhất cho các mẫu CV của các bạn, do đó tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà đưa ra các sự lựa chọn tốt nhất, đảm bảo sự an toàn mà có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng

Màu sắc trong CV xin việc – nghệ thuật thu hút nhà tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;