Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CGI là gì? Giấc mơ nhà làm phim hay cơn "ác mộng" ảo

Tác giả: Phạm Diệp

Ngày cập nhật: 22/09/2022

Nếu bạn là một fan chính cống của Disney hay trong những seri phim huyền thoại của hollywood, thì tôi cũng chắc chắn rằng đã không ít lần bạn đã phải nhiều lần phải hú tìm bởi những cảnh quay quá hoành tráng và chân thật đến từng mi li mét trong những bộ phim viễn tưởng này. Vậy điều gì đã giúp những nhà làm phim lại có thể thực hiện những cảnh quay viễn tưởng ấn tượng đến như vậy? Không cần đâu xa, mà thành công của nó là nhờ sự góp mặt của CGI.

CGI á? Thế CGI là gì nhỉ? Liệu sự ra đời của CGI có phải là công cụ thực hiện hóa giấc mơ của hàng loạt những nhà làm phim không hay nó lại chính là sự mở đầu cho những cơn ác mộng khủng khiếp? tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình một câu trả lời chính xác nhất nhé

1. CGI là gì?

CGI (Computer-generated imagery) có nghĩa là “công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính”, nó chính là một loại hình công nghệ được sử dụng trong ngành diễn viên điện ảnh. CGI là một ứng dụng đồ hoạ nằm trên nên máy tính, người ta sử dụng CGI trong việc tạo mới những hình ảnh hư cấu hoặc sửa đổi những hình ảnh (nó có thể là từ nhân vật cho đến cảnh vật hư cấu) trong các chương trình truyền hình, phim ảnh hay trong các sản phẩm thương mại truyền hình và cả công nghệ mô phỏng. Các khung cảnh của CGI có thể là những hình ảnh động hoặc tĩnh đều được, hay nó cũng có thể là dạng hình ảnh 2D hai chiều

CGI là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về loại hình công nghệ này thì bạn chẳng phải tìm kiếm đâu xa mà bằng chứng là bạn có thể dễ dàng thấy nó ngay trong những bộ phim nổi danh khắp màn bạc của hollywood như: Chúa nhẫn, Vệ binh dải Ngân hà, Life of Pi, Alice through the looking glass,…

Chẳng riêng gì những bộ phim nổi tiếng này mà trong vô vàn những tác phẩm điện ảnh trong nhiều năm trở lại đây, công nghệ điện ảnh CGI luôn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của những tác phẩm nổi tiếng này. Tuy nhiên bên cạnh sự hậu thuẫn đắc lực từ CGI thì để có thể đưa đến được những tác phẩm diện ảnh thành công nó cũng đòi hỏi những diễn viên phải thực sự sống và đắm chìm vào chính trong những nhân vật mà mình thủ vai thi mới có thể biểu đạt được hết những gì chúng ta thấy trên màn hình

Không chỉ giúp cho hình ảnh trong những đoạn quảng cáo trở nên hấp dẫn, màu sắc và hoành tráng hơn mà các phần mềm của CGI còn giúp cho những nhà làm phim có nhiều cơ hội phô diễn ý tưởng của mình và dễ dàng hơn cho các quay phim trong việc thực hiện những cảnh quay ấn tượng ngay trong phim trường mà không cần phải mất quá nhiều công sức và thời gian trong việc tìm kiếm và dàn dựng bối cảnh nữa

Xem thêm: Scripting là gì

2. CGI xâm chiếm nền điện ảnh như thế nào?

Với tốc độ phát triển của máy tính ngày càng cao đi cùng với sự có sẵn có và phổ biến của các phần mềm ứng dụng CGI, không chỉ giúp các đạo diễn, các công ty sản xuất điện ảnh có thể dễ dàng thỏa sức sáng tạo ý tưởng và đưa đến công chúng những sản phẩm có hình ảnh chất lượng, có tính chuyên nghiệp cao trong các điện ảnh hay trong các trò chơi điện tử hay trong các sản phẩm nghệ thuật từ chính các máy tính trong gia đình của họ. Điều này đã mang lại một nền văn hoá thứ cấp là Internet với những người nổi tiếng trên toàn cầu, những câu nói và các thuật ngữ kỹ thuật của riêng nó.

 CGI xâm chiếm nền điện ảnh như thế nào?

Kể từ khi CGI xuất hiện, bên cạnh việc các nhà làm phim, đạo diễn có thể dễ dàng và tự do hơn trong việc biến những ý tưởng điên rồ nhất của mình trở thành hiện thực thì đồng thời, màn ảnh cũng trở nên "đau mắt" hơn với sự lên ngôi của CGI và đánh dấu cho một kỷ nguyên mới của ngành điện ảnh. Có thể nói, việc tận dụng cả tấn hình ảnh hư cấu như: người ngoài hành tinh, quái vật, các vụ cháy nổ, thảm hoạ... đùng đùng đang được hầu hết các phim bom tấn nuốt chửng trên màn ảnh rộng của mình.

Tuy nhiên không phải với bất kỳ sự thành công của bộ phim bom tấn nào trong nền điện ảnh nhất nhì thế giới này cũng đều dựa vào CGI, điều này bạn có thể thấy ngay tại Đấu Trường Ảo (Ready Player One) của Steven Spielberg được xây dựng cốt truyện dựa trên nguyên tác tiểu thuyết của Ernest Cline, đã khiến không ít người xem phải mê mệt  bởi những hiện tượng văn hóa đại chúng trong những năm của thập niên 80, 90. Hay như các cách đây vài năm Mad Max: Fury Road của Geogre Miller đã mang về liên tiếp 6 giải Oscar trong năm 2016 mà không cần nhờ vào sự “dựa hơi” từ những kỹ xảo của CGI. Và việc khán giả đón nhận những tác phẩm điện ảnh có sử dụng nhiều CGI cho thấy, để có thể khiến họ ngưỡng mộ thì ngoài những hiệu ứng kỹ xạo thì nó còn phải là một nội dung đầy hấp dẫn và sáng tạo

Xem thêm: Storyboard là gì

3. CGI – hiệu ứng con dao 2 lưỡi trong kỹ xảo điện ảnh

Quả thực không thế phủ nhận được những lợi thế mà CGI mang lại cho sự phát triển vượt bậc của một nền công nghệ điện ảnh hiện đại như hiện nay. Thế nhưng không phải lúc nào việc tận dụng CGI triệt để cũng sẽ mang lại hiệu quả cao và đem đến cho khán giả những cái nhìn chân thật, thuyết phục nhất.

Bởi một thực tế là dù công nghệ có hiện đại đến đâu hay các phần mềm kỹ xảo có sức mạnh siêu nhiên đến thế nào, thì con người vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng, việc những kỹ xảo của CGI không thể mang lại một hiệu quả nhất có thể đến từ nhiều phía nhưng để thành công hay thất bài thì yếu tố con người vẫn là phần lớn, đặc biệt là trong kỹ năng làm chủ kiến thức và vận dụng kỹ xảo công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Bởi thế để có thể thành công và tạo ra những sản phẩm có chất lượng thì công nghệ không phải là yếu tố quyết định tất cả mà quan trọng nó làm ở khả năng làm chủ phần mềm và khả năng phát huy sáng tạo, làm chủ những ưu thế của phần mềm. Câu chuyện tạo ra những tác phẩm điện ảnh kém chất lượng không chỉ xuất hiện tại các nền điện ảnh yếu kém mà ngay tại Hollywood - kinh đô điện ảnh lớn nhất hiện nay thì việc này cũng thường xuyên diễn ra như cơm bữa vậy. Nên nhiều khi cũng vì thế mà CGI thường xuyên bị khán gỉ chỉ trích là nó quá giả tạo.

CGI – hiệu ứng con dao 2 lưỡi trong kỹ xảo điện ảnh

Điều này có thể dễ nhìn thấy nếu bạn đã từng được xem đoạn phim chưa từng đưa qua chỉnh sửa cảnh đâm xe và cảnh rượt đuổi trong Fury Road, bạn sẽ nhận ra rằng những cảnh phim chưa qua chỉnh sửa của Fury Road thậm chí còn ác liệt hơn so với cả với đoạn phim đã qua chỉnh sửa và được công chiếu trên Fast & Furious. Và một điều nữa là kỹ xảo CGI trên màn ảnh dù nó có đáng kinh ngạc thế nhưng nếu không được chỉnh sửa một các phù hợp cho đúng với những hoàn cảnh của bộ phìm thì nó cũng giống như một bộ phim tổng hợp về những chiếc xế tải cực kỳ ngầu mà thôi. Ngoài Fast & Furious, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những lỗi kỹ thuật của CGI trong một số các bộ phim được đầu tư lớn khác

4. Điểm danh một số những bộ phim có hiệu ứng CGI tệ nhất

4.1. Avengers

Mặc dù những kỹ xảo của công nghệ CGI đã giúp cho những nhân vật của Infinity War trở lên sống động hơn, thế nhưng một thực tế là không ít những phân cảnh trong bộ phim này vẫn trông khá thô kệch như ngay sau sự xuất hiện của Thor (do Chris Hemsworth thủ vai) tại Wakanda, anh em nhà Russo đã chuyển không gian sang cảnh Bruce Banner (do Mark Ruffalo thủ vai) bên trong bộ giáp Hulkbuster vừa cười vừa châm biếm: “Bọn ngươi sắp tiêu rồi!”. Đây nhẽ ra phải là một trong những phân cảnh đáng hài hước thế nhưng vì chút trục trặc kĩ thuật CGI mà mọi thứ bỗng trở nên hỗn độn hơn. Hay nếu để ý kĩ, thì cũng trong phân cảnh này bạn cũng sẽ thấy chuyển động của bộ giáp Hulkbuster hoàn toàn không hề khớp với chuyển động của đầu Ruffalo, khiến nhiều người xem cảm tưởng như đầu của nam tài tử đã được cắt gắn ghép một cách thô kệch vào khung của bộ giáp khiến nó trở nên không được nhịp nhàng.

Xem thêm: Kịch là gì

4.2. Fantastic Four: Rise Of The Silver Surfer

Mặc dù được đầu tư khá hoành tráng, thế nhưng một thực tế mà chúng ta có thể nhận thấy rằng những bộ phim về Bộ tứ Siêu đẳng do Tom Story làm đạo diễn hầu như không được thành công như mong đợi, nhất là về mặt hình ảnh và kĩ xảo

4.3. Black Panther

Với nội dung hấp dẫn và được đầu tư một cách khá công phu với chi phí sản xuất lên đến hơn 200 triệu USD, Black Panther có thể được coi là một bộ phim siêu anh hùng kinh điển, thế nhưng nó vẫn không thể tránh khỏi được những lỗi về kĩ xảo

CGI – hiệu ứng con dao 2 lưỡi trong kỹ xảo điện ảnh

4.4.  X-Men Origins: Wolverine

Để thực tế hóa bộ móng vuốt của Wolverine (do Hugh Jackman thủ vai), Wolverine đã sử dụng khá nhiều hiệu ứng kỹ xảo CGI tuy nhiên có vẻ như Wolverine đã không thể hoàn thành được tốt công việc này. Hay như bối cảnh trong phòng tắm của Hugh Jackman chính là minh chứng hỗn độn nhất cho những thảm họa của CGI và hàng loạt những khung hình được cho là cắt ghép khá vụng khiến cho nhiều chi tiết không đúng về mặt vật lí, thiếu tinh tế

Xem thêm: Điêu khắc là gì

4.5. Blade II

Được xem là một nhà làm phim đầy tài năng và dầy dặng kinh nghiệm, thế nhưng Blade II của Guillermo del Toro lại chưa thế chứng minh được tất cả những tài năng đó của ông khi nó xuất hiện quá nhiều những lỗi kỹ xảo CGI… “đáng chém”, đặc biệt là trong các chuyển động của nhiều nhân vật

Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về chủ đề CGI, hy vọng rằn thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có câu trả lời đúng nhất về CGI là gì và hiểu hơn về những tác dụng và vai trò của nền công nghệ kỹ xảo này trong sự phát triển của nền điện ảnh hiện nay.

Từ khóa liên quan

Xem thêm gợi ýss

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý