Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chất Tanin là gì? Tanin có ích như thế nào trong đời sống

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 05 năm 2025

Theo dõi timviec365 tại google new

Tanin nổi bật với vị chat và khô, là một hợp chất rất quen thuộc mà chúng ta đều có cơ hội tiếp xúc nhưng sẽ lắc đầu nếu được hỏi Tannin là gì. Hiểu biết về tannin sẽ giúp chúng ta tận dụng được những lợi ích phong phú của nó cho đời sống và chính sức khỏe của chúng ta. Cùng Timviec365.vn khám phá ngay sau đây về một hợp chất “lạ mà quen” này nhé.

1. Tannin là gì?

Khái niệm tanin được giải thích rất rõ trong từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. Timviec365.vn giúp tổng hợp thông tin để hiểu nhanh và rõ nhất về hợp chất này. Tanin còn được gọi bằng tên hóa học là tannoit, là một dạng hợp chất thuộc nhóm polyphenol – trong thực vật, có thể liên kết các protein cùng hợp chất hữu cơ như amino axit, alkaloit một cách bền vững.

Tìm hiểu kiến thức về tanin
Tìm hiểu kiến thức về tanin

Bản chất hóa học của tanin là một nhóm các hợp chất polyphenol nguồn gốc đến từ tự nhiên. Về mặt hóa học, hợp chất này có khả năng kết hợp mạnh với protein nên tạo ra cảm giác khô miệng, có vị chat khi thưởng thức một số thực vật, từ quả cho đến lá.

Ở trong tự nhiên tanin nổi bật có trong rượu vang do tìm thấy chủ yếu ở quả nho tại các phần cuống, vỏ và cả hạt. Tuy nhiên, tanin cũng xuất hiện ở một số loài thực vật khác hư các loại trà, hạt óc chó, hạt cacao, điều, socola đen và ở nhiều loại trái cây còn xanh. Tùy theo môi trường, cách chiết xuất tanin mà hợp chất thu được có thể đem đến các vị chat với mức độ khác nhau, từ chat thanh cho đến vị gắt.

Tanin ở trong trái nho và nhiều loại quả khác, hàm lượng cao nhất khi quả còn xanh
Tanin ở trong trái nho và nhiều loại quả khác, hàm lượng cao nhất khi quả còn xanh

2. Một số điều thú vị về tanin

Tìm hiểu chất tanin là gì còn mở ra cho chúng ta rất nhiều kiến thức thú vị.

2.1. Tên gọi cũng gắn liền với lịch sử thời Thượng cổ

Gọi là tanin bởi bắt nguồn từ tiếng Đức từ thời Thượng Cổ - xuất phát từ cách gọi tanna, chỉ cây sồi. Vậy tanin có liên quan như thế nào đến cây sồi? Tanin bắt nguồn từ việc sử dụng gỗ của cây sồi vào mục đích nhuộm da thú, nhờ cơ chế có thể liên kết với protein trên da sống nên giữ được cho da không bị thối, ngược lại còn rất bền.

2.2. Một loại “thuốc trừ sâu” của tự nhiên lành tính

Hợp chất này còn có ở nhiều loài thực vật với vai trò quan trọng là chống sâu bọ hại cây. Điều đó khiến cho tannin có tác dụng giống như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, có hại cho sâu bọ nhưng luôn an toàn đối với con người.

Trong tự nhiên, tanin ở trong các trái cây sẽ làm cho trái cây, hạt của chúng khi chưa chín có vị chat không ngon. Động vật sẽ không ăn trái cây lúc còn xanh nên tự nhiên tanin trở thành “người hùng” bảo vệ các loại quả được phát triển đầy đủ vòng đời của nó.

Ngoài ra, tanin còn được ứng dụng trong ngành y tế với nhiều ứng dụng, một trong số đó là việc ức chế việc nhiễm trùng khi bị rắn độc cắn do tanin có khả năng liên kết với protit có trong nọc rắn và làm kết tủa chất này, từ đó giảm sự nhiễm trùng cho vết thương và tránh nguy cơ nọc chạy sâu vào cơ thể.

2.3. Hiểu đúng về tanin trong cảm nhận vị giác

Bạn đã từng ăn một loại quả xanh mà cảm nhận rõ vị chat, khô ở miệng chưa? Hẳn là ai cũng đã từng ít nhất một lần trải qua điều đó nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ biết đánh giá rằng “quả này xanh, quả này chát quá” hoặc đôi khi “đổ lỗi” cho “nhựa của quả”. Nhưng nếu đã nắm được chất tanin là gì thì chắc chắn sẽ biết cảm giác đó hoàn toàn là do tanin đem đến. Bởi tanin sẽ liên kết với protein trong nước bọt nên sẽ tạo ra sự khô se rất đặc trưng bao phủ toàn miệng khi chúng ta ăn trái cây vào thời điểm chưa chín hoặc khi thưởng thức rượu vang.

Vị chát là đặc trưng của tanin
Vị chát là đặc trưng của tanin

Quá trình chín của trái cây bắt buộc diễn ra, khiến cho cấu trúc của tanin cũng thay đổi với việc tăng tổng thể chiều dài (do các phân tử nhỏ hơn kết hợp cùng nhau và kết hợp với sự gia tăng của hợp chất đường Pectin và hợp chất tạo ra màu đỏ anthocyanin.

Ngày thu hoạch quyết định đến cấu trúc của tanin. Thu hoạch trái cây sớm hơn thì trong trái sẽ có nhiều tanin hơn, còn thu hoạch khi trái cây đã chín, đặc biệt là chín già thì lượng tanin sẽ ít đi hoặc hoàn toàn biến mất. Cùng nhờ điều đó, người ta sẽ ứng dụng quá trình tanin phân hủy theo thời gian để ủ chín trái cây và ủ rượu vang.

3. Khám phá thú vị về tanin và quá trình ủ rượu vang

Vì tanin xuất hiện nhiều hơn cả ở nho – một nguyên liệu chính để tạo ra rượu vàng nên chúng ta sẽ xoáy sâu hơn về tanin trong rượu vang tại bài viết này.

Trái nho có chứa lượng tanin lớn
Trái nho có chứa lượng tanin lớn

Trong rượu vang chứa rất nhiều tanin do được chiết xuất từ vỏ, hạt và cuống nho. Ở quá trình lên men rượu vang, các phần vỏ, hạt hay cuống càng được ngâm lâu thì lượng tanin càng nhiều trong rượu vang thành phẩm. Màu sắc của rượu cũng được quyết định bởi lượng tanin trong rượu, càng nhiều tanin, màu đỏ của rượu càng đậm. Một số loại rượu vang chứa hàm lượng tanin cực cao có thể kể đến như angostura bitter. Các loại rượu trắng hoặc rượu vang có màu sắc hồng, nhạt được lên men bằng kỹ thuật loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm thiểu việc tiếp xúc với vỏ nho. Vì vậy trong vang hồng và vang trắng có lượng tanin rất thấp.

Hàm lượng tanin quyết định tới màu sắc của rượu vang
Hàm lượng tanin quyết định tới màu sắc của rượu vang

Việc sử dụng các thùng gỗ để ủ rượu vang cũng là nguồn cung cấp tanin cho rượu, đặc biệt là các thùng gỗ sồi do trong gỗ cũng có chứa tanin, trải qua quá trình ngâm ủ rượu bên trong, lượng tanin từ thùng gỗ cũng ngấm vào rượu. Mỗi loại gỗ khác nhau thì sẽ có lượng tanin trong gỗ khác nhau, tanin ở gỗ sồi nhiều hơn cả so với các loại gỗ như keo, dẻ, ...

Tanin cũng có ở trong các thùng gỗ ủ rượu vang
Tanin cũng có ở trong các thùng gỗ ủ rượu vang

Như đã khẳng định, tanin là hợp chất được ứng dụng rất phổ biến trong việc làm rượu vang nhưng đây không phải là ứng dụng duy nhất của tanin. Nó còn được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có các công dụng mà hội chị em rất quan tâm, đó chính là tác dụng trong dưỡng da làm đẹp.

Cùng Timviec365.vn tiếp tục khám phá về công dụng của tanin trong làm đẹp bạn nhé.

4. Công dụng của tanin với việc chăm sóc làn da

Thông tin kiến thức hiểu biết chất tanin là gì và các đặc điểm tự nhiên của nó, người ta đã nghiên cứu và ứng dụng tanin trong ngành công nghiệp làm đẹp. Vậy tanin có những công dụng dưỡng da như thế nào?

4.1. Tanin giúp da se khít lỗ chân lông

Nhờ khả năng liên kết, làm se nên tanin hoạt động tuyệt vời trong việc làm se khít lỗ chân lông. Cụ thể, chất làm se có thể làm cho các mô da co lại, đó là nguyên lý làm se khít lỗ chân lông, giúp bề mặt da trở nên láng mịn hơn.

Tanin với công dụng làm đẹp
Tanin với công dụng làm đẹp

4.2. Tẩy tế bào chết, loại bã nhờn

Chât này có khả năng loại bỏ đi tế bào da chết, hoạt động trên bề mặt da có tác dụng thu hút bã nhờn từ tầng dưới da để loại bỏ ra bên ngoài. Nhờ vậy, các nhà sản xuất mỹ phẩm đã ứng dụng chiết xuất chất tanin đưa vào các sản phẩm dưỡng ẩm, làm cho làn da luôn tươi trẻ, săn chắc.

Ngoài ra, Tanin còn giúp giảm kích ứng và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng. Đây quả thực là một hợp chất tuyệt vời trong ngành Mỹ phẩm – thời trang - trang sức, là cứu cánh của những làn da nhạy cảm.

Như vậy tìm hiểu về chất tanin là gì đã đem đến cho chúng ta rất nhiều thông tin hữu ích, thú vị. Tanin vốn rất quen thuộc trong đời sống và còn mang lại những công dụng tuyệt vời. Đôi khi thưởng thức một ly rượu vang cũng giúp cơ thể được “sốc” lại đầy tỉnh táo. Đọc thêm nhiều bài viết blog hay về kiến thức đời sống, việc làm tại Timviec365.vn để nâng cao chất lượng cuộc sống bạn nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;