Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đừng bỏ lỡ bí quyết viết CV tiếng Anh ngành bếp cực kỳ ấn tượng

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Nếu bạn có niềm đam mê với ẩm thực và muốn tìm kiếm một công việc trong căn bếp của các nhà hàng thì người bạn đồng hàng đầu tiên mà bạn cần đó là một chiếc CV tiếng Anh ngành bếp. Có thể bạn đã có một số kinh nghiệm làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống và muốn tìm kiếm một công việc trong căn bếp của nhà hàng, hoặc cũng có thể bạn muốn chuyển sang ngành bếp và sẵn sàng thử thách bản thân cho đam mê của mình. Bất kể là tình huống nào thì bạn cũng cần chăm chút chiếc CV xin việc của mình sao cho truyền tải được động lực và kinh nghiệm làm việc.

1. Những nội dung cần làm nổi bật khi viết CV tiếng Anh ngành bếp

Trong bất kỳ ngành nghề nào CV cũng là thử thách đầu tiên trên con đường theo đuổi niềm đam mê của các ứng viên. Để có thể làm việc trong căn bếp của các nhà hàng trước tiên bạn cần một cái gật đầu từ phía nhà tuyển dụng.

CV xin việc là thử thách đầu tiên đối với ứng viên
CV xin việc là thử thách đầu tiên đối với ứng viên

Vậy yếu tố nào mang tính quyết định giúp nhà tuyển dụng chú ý tới hồ sơ của bạn?

Đó chính là những gì bạn “show off” cho nhà tuyển dụng thấy được trong CV xin việc.

Sau đây là một vài chú ý liên quan đến nội dung giúp CV tiếng Anh ngành bếp của bạn ấn tượng hơn:

- Tinh tế kết hợp các kỹ năng và thành tựu trong công việc của bạn vào từng phần trong sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên cũng cần chú ý chỉ nên đưa những thành tích nổi bật nhất và đừng quá tham lam nếu không sẽ có xu hướng tự khoe khoang về bản thân. Dĩ nhiên sẽ không có nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một ứng viên thích khoe khoang về bản thân.

- Nếu bạn là người có kinh nghiệm trong ngành bếp, hãy sử dụng kinh nghiệm làm việc như một điểm sáng giúp nhà tuyển dụng chú ý tới bạn. Bạn nên nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết cho công việc làm bếp như kỹ năng sử dụng dao, kỹ năng chuẩn bị và chế biến thức ăn… Nếu được tham gia phỏng vấn thì hãy chuẩn bị trước món ăn mà bạn tâm đắc nhất và mời nhà tuyển dụng nếm thử.

Trong trường hợp bạn là người mới bước chân vào ngành này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được niềm đam mê và động lực làm việc của bạn.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được đam mê và động lực làm việc
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được đam mê và động lực làm việc

- Nghiên cứu kỹ tin tuyển dụng để chọn lọc ra những “key word” nhà tuyển dụng sử dụng và áp dụng khi viết CV. Điều này sẽ giúp CV của bạn dễ dàng vượt qua vòng sơ loại và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về sự chuẩn bị của bạn.

2. Cách viết CV chuyên nghiệp và ấn tượng trong lĩnh vực bếp tiếng Anh

Để đạt được lợi thế lớn nhất trong quá trình phỏng vấn xin việc, trước hết bạn cần nắm vững về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn.

Thông thường khi nghĩ đến việc làm ngành bếp, các bạn sẽ nghĩ ngay đến căn bếp trong những nhà hàng. Tuy vậy trên thực tế, bạn có thể làm việc trong căn bếp ở bất cứ nơi đâu. Nhiều công ty, doanh nghiệp hay bệnh viện, các cơ sở du lịch… cũng có khu ăn uống. Nhìn chung thì bạn cần xác định được những thế mạnh riêng của bản thân và đưa chúng vào trong CV xin việc. Bạn cần tìm hiểu về công việc để xác định chính xác mục tiêu của bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã sẵn sàng để làm việc trong căn bếp của họ.

Xác định đúng mục tiêu của bản thân
Xác định đúng mục tiêu của bản thân

2.1. Làm cho CV của bạn gây được ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

Chính xác thì ở đây chúng ta đang nói đến hình thức của chiếc CV tiếng Anh ngành đầu bếp. Hãy thể hiện sự khéo léo của bản thân thông qua cách đến hình thức của chiếc CV. Nếu bạn biết rằng hình thức trình bày một món ăn cũng quan trọng không kém chất lượng của món ăn đó thì bạn sẽ hiểu được vì sao cần chăm chút rất nhiều cho hình thức CV.

Nếu bạn không có nhiều thời gian hay không thực sự tự tin về khả năng thiết kế của mình thì lựa chọn tối ưu hơn đó là sử dụng các mẫu CV được chia sẻ sẵn trên internet. Một trong những địa chỉ tin cậy dành cho bạn đó là timviec365.vn nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu CV ngành bếp với thiết kế ấn tượng.

2.2. Dẫn dắt nhà tuyển dụng đi qua từng nội dung trong CV

Sau khi đã hoàn thành cơ bản hình thức CV, tiếp theo bạn cần hết sức tập trung và đầu tư kỹ lưỡng vào nội dung CV .

2.2.1. Tóm tắt về bản thân – Món khai vị hoàn hảo

Tóm tắt về bản thân – Summary – chính là phần để bạn gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Tuy vậy chỉ nên viết khoảng 3 – 5 câu, không quá dài nhưng cũng đừng viết quá ngắn. Mục tiêu của bạn trong phần này không phải là mô tả về tính cách của bản thân. Bạn cần nêu ngắn gọn những gì tốt nhất về kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bản thân.

Gây ấn tượng đầu tiên qua phần giới thiệu bản thân
Gây ấn tượng đầu tiên qua phần giới thiệu bản thân

Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí bếp trưởng hay phụ bếp bạn có thể giới thiệu về bản thân mình như sau:

“Hardworking Cook with several years of experience working in fast-paced kitchens. Using safe and sanitary cooking practices, and maintaining an organized and clean cooking area”

(Kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong các căn bếp có nhịp độ làm việc nhanh.Sử dụng các phương pháp nấu ăn an toàn và đảm bảo vệ sinh, cũng như duy trì khu vực bếp ăn có tổ chức và sạch sẽ).

2.2.2. Kinh nghiệm làm việc – Món chính

Sau “món khai vị” khiến nhà tuyển dụng chú ý tới bạn, bạn cần phải biết cách khiến họ tiếp tục hài lòng với “món chính” đó là kinh nghiệm làm việc – Employment history.

Đây cũng chính là phần quan trọng nhất trong CV xin việc tiếng Anh ngành bếp của bạn. Bạn cần liệt kê những công việc gần thời điểm phỏng vấn nhất , tuy nhiên nên chọn những kinh nghiệm làm việc có liên quan đến ngành bếp thôi nhé.

Sử dụng các gạch đầu dòng là một ý tưởng tốt giúp CV của bạn trông khoa học và dễ đọc hơn, tuy vậy, đừng chỉ dừng lại ở những gạch đầu dòng khô khan. Một ứng viên thông minh sẽ biết cách khiến cho CV của mình nổi bật hơn so với những đối thủ khác bằng cách đan xen vào những kỹ năng và thành tích trong quá trình làm việc trước đây.

Sử dụng các gạch đầu dòng khi viết về kinh nghiệm làm việc
Sử dụng các gạch đầu dòng khi viết về kinh nghiệm làm việc

Bạn cũng có thể sáng tạo hơn bằng cách coi lịch sử làm việc như là một loạt những thách thức mà bạn đã vượt qua, đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy được khăn năng phát triển liên tục của bản thân.

Hãy sử dụng số liệu bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra cũng nên sử dụng những động từ thay cho tính từ để giúp cho phần mô tả của bạn trở nên thuyết phục hơn.

Ví dụ:

“Created an original pasta dish based on a double delivery of spinach, sold 15 more plates than a typical dinner rush.”

(Tạo ra một món mỳ mới dựa trên việc giảm một nửa thành phần rau chân vịt, kết quả là bán được nhiều hơn 15 suất so với bình thường.)

2.2.3. Quá trình học tập và đào tạo – Món súp giúp tăng hương vị

Thực tế thì ngành bếp không yêu cầu quá khắt khe về trình độ văn hóa, điều mà nhà tuyển dụng thực sự chú ý đến đó là kỹ năng của bạn.

Nếu bạn đã từng hoặc đang tham gia các khóa học đào tạo hay nâng cao tay nghề nấu ăn thì đó sẽ là một điểm cộng rất lớn. Bạn chỉ cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học, cũng như những gì bạn đã học được trong khóa học đó.

2.2.4. Kỹ năng – Kills

Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng làm việc cũng là một “món chính” giúp bạn “chinh phục” nhà tuyển dụng. Trong ngành bếp, kỹ năng và thái độ đối với công việc là những khía cạnh đặc biệt quan trọng.

Ngành bếp đặc biệt coi trọng kỹ năng làm việc
Ngành bếp đặc biệt coi trọng kỹ năng làm việc

Để làm tốt công việc trong ngành này đòi hỏi ứng viên không chỉ thành thạo các kỹ năng nấu ăn mà còn cần có nhiều kỹ năng mềm khác như khả năng quản lý và sắp xếp thời gian, làm việc trong môi trường nhịp độ cao… cũng rất cần thiết.

Sau đây là gợi ý một số kỹ năng chuyên môn bạn có thể đưa vào đơn xin việc

- In-depth knowledge of food processing, sanitation, and safety ( Kiến thức chuyên sâu về chế biến, vệ sinh và an toàn thực phẩm).

- Operating kitchen equipment (Vận hành thiết bị nhà bếp)

- Strong knife skills (Kỹ năng sử dụng dao)

- Food testing and inspection expertise (Kiểm tra và giám định thực phẩm)

 Bên cạnh đó kỹ năng mềm cũng rất cần thiết:

- Interpersonal skills (Kỹ năng giao tiếp)

- Teamwork (Kỹ năng làm việc nhóm)

- Problem solving skills (Kỹ năng giải quyết vấn đề)

- Management skills (Kỹ năng quản lý)

Bạn nên đọc kỹ nội dung và yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng để có thể xác định đúng những kỹ năng nên đưa vào CV xin việc.

Trên đây là hướng dẫn viết CV tiếng Anh ngành bếp, cũng như những nội dung bạn cần đưa vào để làm cho CV xin việc của mình nổi bật hơn những đối thủ cạnh tranh khác. Hãy luôn nhớ rằng đừng cho nhà tuyển dụng thấy những  gì bạn có, hãy cho họ thấy những gì bạn có thể làm. Sự cạnh tranh trong mỗi lần phỏng vấn là có và nếu bạn không biết cách khôn khéo sử dụng những lợi thế của bản thân mình thì bạn nên tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn với bản thân.

Thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh

Viết thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh như thế nào cho khéo léo vẫn luôn là một thử thách đối với nhiều ứng viên. Cùng tìm hiểu cách viết thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh qua bài viết dưới đây nhé!

Thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;