Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Học cao học là gì? Cơ hội việc làm có rộng mở hơn không?

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Với những bạn sinh viên năm cuối đang chuẩn bị tốt nghiệp, chắc hẳn các bạn đã có những chuẩn bị khác nhau cho tương lai của mình. Có người sẽ giẽ lối tìm cho mình một công việc ổn định. Nhưng cũng có những bạn vẫn đi tiếp bước trên con đường học hành là học lên cao học. Vậy học cao học xong cơ hội việc làm có tốt hơn với tấm bằng thạc sĩ hay không? Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Học cao học là gì?

học cao học là gì
Học cao học là gì

Hiện nay trên cả nước có cả triệu sinh viên, người học xong trung cấp nghề, cao đẳng thì muốn liên thông lên đại học, người đại học xong lại muốn lên thạc sĩ, và người là thạc sĩ lại muốn lên học vị cao hơn nữa. Do nhu cầu của xã hội ngày càng nâng cao về kiến thức và chuyên môn công việc thì đại đa số người học có nhu cầu học lên cao học để lấy tấm bằng thạc sĩ.

Học cao học chính là việc mà sinh viên các trường đại học sau khi tốt nghiệp vẫn muốn tiếp tục nâng cao bằng của mình lên thạc sĩ thì họ cần phải học cao học. Và sau khi học xong cao học thì người học bắt đầu làm nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp. Sau quá trình bảo vệ thành công thì mới có thể nhận bằng thạc sĩ.

Tóm lại, thạc sĩ cũng chỉ là học vị của người này, dùng để phân biệt với học vị của người kia. Nếu với một công việc, người học trung cấp và cao đẳng cũng có thể đảm nhận được công việc đã được giao đó khi công việc đã được cụ thể thành từng bước làm như thế nào. Còn với một người có trình độ đại học thì với công việc đó, họ có thể tự đảm nhận công việc của mình, tự sắp xếp chúng làm theo cách nào và trình tự làm mà không cần cấp trên của mình nói cụ thể. Cũng là công việc đó, với người học cao học, thì họ có khả năng đảm nhận công việc của mình và có thể trả lời cho câu hỏi “tại sao” và có thể tổ chức và sắp xếp công việc của người khác nữa.

Đó chính là sự khác nhau giữa các học vị như thế nào, và học cao học là gì. Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay thì công việc gắn liền với chức vụ, chức vụ gắn liền với học vị và tiền lương. Hãy cùng xem một ví dụ nhỏ sau nhé:

“Một người nhân viên văn phòng có bằng trung cấp sẽ được trả với mức lương là 4 triệu đồng/ tháng, với trình độ đại học có mức lương là 7 triệu đồng/ tháng, còn với thạc sĩ là 12 triệu đồng/tháng, với cùng một công việc bắt đầu như nhau”. Như vậy, bạn đã hiểu hơn về học cao học như thế nào rồi đúng không. Tuy nhiên quá trình bạn học cao học không phải là học về những kỹ năng, mà là quá trình bạn đang tiếp thu thêm những kiến thức cho mình.

2. Chi phí cho việc học cao học có rẻ không?

chi phí cho việc học cao học có rẻ không
Chi phí cho việc học cao học có rẻ không

Với chương trình đào tạo cao học trong khoảng thời gian từ 1.5 năm cho đến 2 năm, chi phí cho việc học tập của bạn có rẻ hơn so với 4 năm đại học của mình hay không? Đây quả thật là một câu hỏi khó, và tôi có tin này không mấy là vui dành cho các bạn đang có ý định học cao học rằng “học phí không rẻ như bạn vẫn nghĩ đâu”. Thực tế, thời gian học cao học chỉ bằng một nửa so với đại học, nhưng chi phí mỗi tín chỉ lại cao hơn nhiều lần. tín chỉ ở đại học. Bởi vì thế mà bạn nên cân nhắc và tính toán chi phí cho việc học.

Chi phí chi trả cho việc học chỉ chiếm một nửa, một nửa còn lại bạn nên tính đến việc ăn ở, sinh hoạt đi lại hàng ngày rồi mới thấy được tổng chi phí là như thế nào. Nếu bạn đang là một sinh viên vừa mới ra trường, gia đình không có điều kiện để cho bạn theo học cao học thì thật sự bạn cần phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.

Chính vì thế mà bạn hãy cân nhắc cho các khoản chi phí mình có nên học cao học hay không nhé. Trước khi học bạn hãy xác định cho mình mục tiêu rõ ràng.

Xem thêm: HANU là trường gì? Bật mí thông tin về HANU từ A - Z!

3. Xác định mục tiêu rõ ràng đối với tấm bằng “thạc sĩ”

Bạn học vì đam mê, học vì theo phong trào hay học do sự ép buộc của gia đình. Việc học cao học và lên bằng thạc sĩ không còn đơn giản như việc bạn học cấp hai cấp ba nữa. Đây là khoảng thời gian bạn đã trưởng thành, có thể tự quyết định hướng đi cho tương lai của mình. Việc học lên cao học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bạn, chính vì thế mà bạn cần phải xác định rõ về vấn đề này.

3.1. Xác định lý do học cao học

Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, nếu học nên nó sẽ giúp gì cho công việc của bạn, cho tương lai, liệu cơ hội việc làm tốt có đến với bạn hay không. Bạn học vì chính bản thân mình hay chỉ do ngoại cảnh nào đó tác động đến. Trên thực tế cho thấy khi vào cao học bạn sẽ phải tiếp cận với luồng học tập mới, lượng kiến thức nhiều hơn so với đại học. Nếu bạn có thể đọc cả trăm trang tài liệu một ngày, tìm hiểu những tài liệu kéo dài suốt cả quá trình học, và đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho việc học này thì xin chúc mừng, bạn đã vượt qua “cửa” đầu tiên và bước đến “cánh cửa” thứ hai. Còn nếu bạn không thể xác định được những vấn đề này thì xin mời bạn quay lại trước khi bắt đầu.

xác định mục tiêu rõ ramhf với tầm bằng thạc sĩ
Xác định mục tiêi rõ ràng với tấm bằng "thạc sĩ"

3.2. Chọn ngành học theo con tim hay theo lý trí

Sau khi đã xác định được lý do học thì đây cũng là vấn đề khiến cho các “cử nhân” của chúng ta phải đau đầu. Không biết nên chọn ngành mình đang học hay ngành mình yêu thích. Nếu bạn chọn ngành bạn đang học thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ đào sâu hơn với chuyên ngành đó, lượng kiến thức sẽ đi sâu hơn so với việc bạn học đại học. Còn đối với ngành bạn yêu thích, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu với lượng kiến thức mới, đòi hỏi bạn thật sự chăm chỉ và kiên trì. Bởi vậy, nên bạn hãy xác định xem mình sẽ chọn ngành học nào nhé.

3.3. Xem bản thân mình có phải tuýp người thích ổn định hay không?

Hãy xem xem bạn là người thích ổn định sớm với công việc, hay thuộc kiểu người muốn đầu tư cho việc học rồi mới đi làm. Có rất nhiều cử nhân khi ra trường và đi làm, họ nhận thấy thật sự “lười” với việc ngồi trên ghế nhà trường và ngại tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì thế mà họ chọn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp của nhân.

Cho dù thế nào thì bạn cũng hãy xác định cho mình những lý do cụ thể, những mục tiêu với tầm bằng thạc sĩ nhé.

4. Với tầm bằng thạc sĩ, bạn nhận lại được những gì?

với tầm bằng thạc sĩ bạn nhận lại được những gì
Với tấm bằng thạc sĩ, bạn nhận lại được những gì?

Sau tất cả 4 năm học đại học cộng với 2 năm học cao học, tức là bạn mất 6 năm để học với những tấm bằng. Điều đầu tiên bạn nhận được chính là lượng kiến thức nhiều hơn, bạn sẽ đảm nhiệm được nhiều công việc khác nhau, và cách bạn xử lý công việc cũng khác hẳn so với những người khác. Sau quá trình học cao học bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có chuẩn bị vào cuộc chiến “việc làm”. Cao học chính là việc bạn đang tự đầu tư vào tương lai của chính mình. Với tầm bằng thạc sĩ, cơ hội việc làm có mở rộng với bạn hay không?

Đương nhiên là có, với tấm bằng thạc sĩ, bạn đã tự mở ra cho mình nhiều cánh cửa khác nhau cho chính bản thân mình. Khi xã hội phát triển, những công việc tay chân đang dần được thay thế bằng những máy móc. Với bối cảnh đó bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp với khả năng về chuyên môn của mình. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân luôn mở rộng cánh cửa với những người có khả năng về chuyên môn cao.

Đa dạng công việc, đa dạng sự lựa chọn hơn với timviec365.vn bạn sẽ không còn phải lo lắng vấn đề việc làm nữa, cũng không cần phải tự đi tìm việc, timviec365.vn sẽ là câu nối giúp bạn và nhà tuyển dụng tìm được nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về học cao học. Việc học liên quan đến tương lai và sự nghiệp của chính bạn, cho dù thế nào đi nữa thì bạn cũng phải là người hiểu rõ những nhu cầu của mình nhất.

Xem thêm: Điểm chuẩn là gì? Thông tin quan trọng về điểm chuẩn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;