Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hướng nội là gì? Làm sao trở thành bạn của người “hướng nội”

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn có bao tự suy nghĩ rằng tính cách hiện tại mình đang có, có phai là hướng nội hay không chưa? Hướng nội là gì? Những điều cần biết để bạn có thể làm bạn với một người có tính cách hướng nội là gì? Sự khác biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại là gì? Mọi thắc mắc cùng giải đáp ngay thôi.

1. Hướng nội là gì, bạn có hiểu không?

1.1. Định nghĩa hướng nội là gì?

Bạn hay được nghe nhiều đến sự đánh giá của người khác về một người nào đó như: Người này sống hướng nội, người kia sống hướng ngoại. Vậy bạn có hiểu được hướng nội là gì không? Và hướng nội nghĩa là như thế nào?

Hướng nội là cụm từ để nói về khuynh hướng sống của một con người. Khuynh hướng sống này có phần cô độc theo nhiều người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Hướng nội là hướng đến bên trong tức là những thứ về tâm hồn hay những giá trị cốt lõi của nói chứ không phải là hướng về bên ngoài những hình thức bên ngoài đem lại. hướng nội là quan tâm đến bản thân nhiều hơn là việc bạn quan tâm đến những thứ xung quanh và mọi thứ gần như với bạn là không có sự tác động.

Hướng nội là gì?
Hướng nội là gì?

Hướng nội được biểu hiện qua các dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau:

+ Dễ bị stress khi ở đám đông

+ Cảm thấy khó khăn với những người lạ mà mình gặp

+ Khó hòa nhập với một môi trường mới

+ Luôn là người thích lắng nghe trung thành và người tốt

+ Sẽ tìm thấy chính mình khi một mình suy nghĩ và cảm nhận

+ Không dễ tin tưởng bất cứ ai

+ Họ thích viết hơn là việc nói mỗi ngày

+ Sự tinh tế và lịch sự của bạn nhiều khi thành những kiểu cách quá mức cần thiết

+ Luôn có suy nghĩ già trước tuổi

+ Luôn làm việc có kế hoạch theo những gì mình đã lập

Nếu bạn có những dấu hiệu trên thì điều đó chứng tỏ bạn đang có tính cách và xu hướng của một người hướng nội.

Xem ngay bài viết liên quan: Người hướng nội nên chọn công việc gì?

1.2. Bạn có biết người hướng nội là gì?

Người hướng nội là người sống tình cảm, Người hướng nội là người có xu hướng mở rộng về suy nghĩ của cá nhân hơn là việc phát triển những suy nghĩ đó với mọi người, hay khi giao tiếp với các người khác. Con người hướng nội là gì? Người có tính hướng nội thường quan tâm đến những gì lâu đời và những giá trị chân thật của cuộc sống. Họ thường ít nói, kín đáo khi ở trong nhóm đông. Người hướng nội là người luôn hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ quan tâm không cần thiết bên ngoài. 

Ví dụ để thấy rõ hơn về người hướng nội. Hay ví dụ để thấy được những người hướng nội là gì trong cuộc sống hiện nay. Khi đi học với những người hướng nội thường rất ít nói, không để ý xung quanh đang diễn ra những gì và chỉ quan tâm đến các vấn đề đó khi nó ảnh hưởng đến mình. Nhiều người nghĩ rằng học “cô độc” nhưng không họ vẫn có bạn bè chỉ là học không mấy “mặn mà” với thế giới bên ngoài khi nó không làm ảnh hưởng đến mình thôi.

Những người hướng nội thường thể hiện 4 tính cách sau:

+ Trong giao tiếp họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói nhiều và không đi vào trọng tâm chính của cuộc giao tiếp. Họ sẽ tạo được mối quan hệ sâu hơn và chân thành hơn là những người hướng ngoại. 

+ Cho thấy tính kỳ bí của bản thân thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Họ không mang vẻ hấp dẫn từ lần đầu tiên gặp mặt mà chỉ qua tiếp xúc nhiều bạn sẽ nhận thấy được sự thu hút cả các con người có tính cách hướng nội mang lại.

+ Họ thích lắng nghe người khác, nghê những tâm sự của người xung quanh và đưa ra cho họ những ý kiến bổ ích. Nếu bạn đang buồn phiền và muốn tâm sự với một người nào đó thì hãy chọn ngay những người hướng nội vì câu chuyện bạn kể ra chắc chắn sẽ không bị mang đi đến tai người khác.

+ Những người hướng nội thường là những những sống rất điềm tĩnh, họ không thích khiển bản thân trở lên quá nổi bật trước đám đông, học thích sự hòa bình, và không tranh giành với bất kỳ ai. Họ không thích gây sự ồn ào với bất kỳ ai.

1.3. Sống hướng nội là gì?

Sống hướng nội là sống hướng đến bản thân nhiều hơn là hướng đến mọi người xung quanh. Họ không quan trọng việc mình bộ đồ này sẽ vị ai nói gì và họ chỉ quan tâm đến việc mình thích là được. Người sống hướng nội là gì? Người sống hướng nội thường là những con người sống kín đáo, trong đám đông họ sẽ không nói quá nhiều, họ tự tạo niềm vui cho mình thông qua các hoạt động các nhân như âm nhạc, vẽ, xem phim, chơi game, đọc sách,… Sống hướng nội không đồng nghĩa với họ là những người nhút nhát mà họ là những người thích sự cô đơn một mình. Dành nhiều thời gian cho bản thân một mình hơn là các hoạt động tập thể đông đúc. Những người hướng nội là những người mà có thể thu mình lại ở chốn đông người, luôn tìm cách để tránh những cuộc vui và giao tiếp với nhiều.

Những người hướng ngoại thường là những người làm việc trong các lĩnh vực như: Hội họa, nhà văn, kỹ sư, nhà soạn nhạc, nhà phát minh, kiến trúc sư, nhà điều khắc,.. Họ thường dành rất nhiều thời gian của mình để tập trung là một công việc nào đó. Họ thường không làm nhiều việc cùng lúc mà chỉ tập trung hết tâm tư và chất xám của mình cho một công việc nào đó.

2. Phân biệt hai tính cách hướng nội và hướng ngoại của con người?

Hướng nội và hướng ngoại đều là hai tính cách của con người. Tuy nhiên hai tính cách này lại hoàn toàn trái ngược nhau. Cùng phân biệt để làm rõ sự khác nhau về người hướng nội và người hướng ngoại thông qua các tiêu chí sau:

Hướng nội là gì? Phân biệt với hướng ngoại
Hướng nội là gì? Phân biệt với hướng ngoại

* Thứ hấp dẫn họ

+ Người hướng nội là người bị hấp dẫn bởi những thứ được đến từ thế giới bên trong. Họ là người hay suy nghĩ và nhận ra được cảm xúc ở bên trong của mình. Chuyến đi du lịch thì học sẽ có nhiều suy nghĩ và cảm xúc bên trọng chuyến du lịch đó của mình chứ không chỉ đơn thuần là đi chơi.

+ Người hướng ngoại là những con người dễ bị hấp dẫn bởi hình thức bên ngoài. Là người dễ bị ảnh hưởng bởi mọi người sự vật, sự kiện xung quanh họ. Học trong chuyến du lịch thay vì nghĩ đến cảm nhận của mình thì những thứ sẽ chi phối họ sẽ là ở đây là có những ai, cảnh vật ở đây thế nào,… Họ bị hấp dẫn bởi mọi thứ xung quanh, hay nói cách khác là họ dễ bị chi phối bởi mọi thứ xung quanh.

* Trong cuộc trò chuyện cùng người lạ

+ Người hướng nội, thường ngại tiếp xúc với người lạ. Họ có thể im lặng một thời gian dài khi gặp người lạ mà không thấy chán. Họ khó bắt chuyện với người, và thường chỉ trả lời khi người khác hỏi mình hoặc nói đến vấn đề mà có bản thân mình trong đó. Họ không phải lf một người rụt rè mà chỉ là họ không thích nói chuyện với người lạ nhưng lại có thể nói chuyện hàng giờ với những người mà mình quen biết.

+ Người hướng ngoại, thường không ngại ngùng trong việc tiếp xúc với người lạ, khi gặp người lạ không hẳn là họ sẽ nói rất nhiều mà họ sẽ lựa lời để có một vài lời hỏi han xã giao. Không khí cuộc cuộc trò chuyện với người cũng thoải mái hơn khi bạn là một người hướng ngoại. Người lạ dù không quen biết nhưng nếu nói chuyện hợp gu thì những người hướng ngoại có thể thoải mái mở logf coi họ như bạn bè mà nói chuyện thoải mái với người lạ.

* Mức độ mở lòng của bạn

+ Người hướng nội không phải là một người cô lập, họ chỉ mở lòng với những người thân thiết mà mình cực kỳ tin tưởng. Đặc biệt là các thông tin hay là những tâm sự thầm kín của bản thân những người hướng nội thì họ thường chỉ tâm sự với những người mà họ cho là cực kỳ thân thiết và tin tưởng vào độ kín tiếng của người kia cũng như tin tưởng để chia sẻ và nhận những lời khuyên từ họ.

+ Người hướng ngoại là người dễ mở lòng để tâm sự với những người thân, bạn bè của mình. Họ thường coi những bí mật không có gì to tát và có thể chia sẻ nó với bất kỳ ai mà họ muốn. Họ chia sẻ với mọi người về những khó khăn mình gặp phải hay thậm chí là kể về chuyện riêng tư cũng rất dễ dàng để nhận được lời khuyên từ nhiều người, cũng như tâm sự để tâm tư trở lên thoải mái.

* Bạn thích?

+ Với những người hướng nội thì học có sở thích có thể gọi là “tự kỷ”, họ tìm thấy niềm vui khi ở một mình. Họ tìm thấy năng lượng cho chính khi chỉ ngồi một mình nghề nhạc, đọc sách, hay xem phim,.. Họ không thích đám đông ồn ào, nơi có quá nhiều người, đặc biệt là những người xa lạ mà họ không biết. Trong đám đông họ sẽ chọn cho mình một chỗ yên tĩnh để tự hưởng thụ và tìm thấy thú vui cho mình mà không phải là sự ồn ào từ đám đông ngoài kia.

+ Còn với người hướng ngoại thì ngược lại, họ ghét cảm giác khi ở một mình, chính vì vậy họ sẽ bao giờ để bản thân ở một mình quá lâu. Họ thích sự ồn ào của đám đông, họ tìm thấy niềm vui, các cuộc vui để thư giãn và thoải mái ở chốn đông người. Họ sẽ lấy năng lượng từ việc giao tiếp với đám đông, họ thích kết nối với người lạ. Chính vì vậy trong buổi tiệc thì những người hướng ngoại luôn chọn những chỗ nhộn nhịn để tìm vui và tạo thêm nhiều mối quan hệ mới cho mình.

* Hành động và cách giao tiếp

+ Những người hướng nội thường là những người có hành động và cách nói chuyện trong giao tiếp của mình rất từ tốn, chậm dãi, thường xu hướng nhường lời cho người khác nói hết, rồi mình mới nói. Họ có tố chất của một nhà lãnh đạo từ tốn và thường suy nghĩ rất kỹ trước khi nói ra bất kỳ một quan điểm hay ý kiến nào của bản thân. Chính vì vậy họ thận trọng trong từng câu mình nói ra để không gặp sai lầm khi nói chuyện và giao tiếp với người khác.

+ Đối với những người hướng ngoại thì lại người lại, lời nói và hành động của họ thường nhanh chóng và dứt khoát. Họ có hành động quyết đoán trong công việc cũng như trong cách lãnh đạo của mình. Đọc độ giao tiếp và tiếp cận công việc của họ cũng nhanh hơn so với những bạn có xu hướng hướng ngoại. Suy nghĩ của họ đi so song với lời khiến cho tốc độ giao tiếp của họ rất nhanh và luôn có tình trạng là nói chuyện rất nhanh trong giao tiếp với mọi người và người ta hay gọi là “cướp lời”.

Qua những so sánh từ những tiêu chí đã giúp bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa những người hướng nội với những người hướng ngoại rồi đúng không. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người có cả hai tính cách trên vừa hướng ngoại và vừa hướng ngoại. Họ cũng thích sự ồn ào của đám đông, lúc lại thích sự “cô độc” một mình.

3. Hướng nội trong một số các lĩnh vực của cuộc sống thể hiện như thế nào?

Hướng nội là gì? Hướng nội trong một số lĩnh vực trong xã hội
Hướng nội là gì? Hướng nội trong một số lĩnh vực trong xã hội

3.1. Kinh tế hướng nội

Kinh tế hướng nội là gì, bạn có hiểu được ý nghĩa của kinh tế hướng nội hay không? Kinh tế hướng nội là nền kinh tế của đất nước hướng đến phát triển các ngành công nghiệp trong nước để phát triển cho nền sản xuất trong nước. Đẩy mạnh việc tiêu dùng và sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng nội địa. Tiền đề lấy nền thị trường trong nước làm chỗ dựa, khuyến khích người dẫn sử dụng các sản phẩm từ sản xuất trong nước thay vì dùng hàng nhập khẩu nước ngoài, hay các hàng hóa có nguồn gốc từ bên ngoài vào nước ta.

Vậy chiến lược hướng nội là gì trong nền kinh tế? chiến lược về nền kinh tế hướng nội như sau: lấy thị trường trong nước để làm chỗ dựa cho phát triển kinh tế; Với mục tiêu là đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn và xây dựng một nền kinh tế tự chủ và chủ động hơn; Lấu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất làm gốc cho phát triển tiêu dùng trong nước; Qua chiens lược này đã thu được khá nhiều thành tựu trong nền kinh tế và xã hội như: các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo được phát triển hơn trước, không chỉ vậy còn giải quyết được thất nghiệp cho rất nhiều người lao động trong cả nước; Tuy nhiên, với chiến lược hướng nội này cũng có những điểm hạn chế như: thiếu vốn, công nghệ kỹ thuật còn chưa cao, năng suất lao động còn hạn chế, chưa giải quyết được sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như đời sống người lao động còn nhiều khó khăn.

Hiện nay nước ta kết hợp nhuần nhuyễn các chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, cũng như việc nâng cao đời sống của người dân, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động.

3.2. Chính sách hướng nội

Chính sách hướng nội là gì? Chính sách hướng nội là chính sách do nhà nước đề ra để phát triển xã hội của đất nước. Ban đầu thì chính sách hướng nội được nhà nước hướng đến đẩy mạnh tính tự lực của quốc gia, thông qua việc nhà nước đưa ra các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất nông sản, lương thực và thực phẩm – đẩy mạnh nền nông nghiệp trong nước. Từ đó hướng đến đảm bảo cung cấp đủ cho lương thực trong cả nước và thực hiện chính sách đánh thuế với các hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện này thì chính sách hướng nội của nhà nước đổi theo chiều hướng như sau: chuyển từ nông nghiệp cung cấp trong nước, sang nền nông nghiệp thương mại hướng nội, với sự mở rộng hơn nữa của các nông sản trong nước để xuất khẩu. Thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu và giảm nhập khẩu từ nước ngoài.

Không chỉ vậy mà nhà nước còn kết hợp hài hòa với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay để đưa ra các chính sách hướng nội cũng với chính sách hướng ngoại phù hợp.

3.3. Thơ hướng nội 

Thơ chữ tình hướng nội là gì? Là thể thơ mà người sáng tác có một tâm hồn hướng nội để đi sâu vào việc mô tả tâm trạng của con người, truyền tải tình cảm cũng như thông đem về tình cảm một cách sâu sắc. Mô tả sâu sắc nội tâm con người những suy nghĩ của họ hơn là việc mô tả đến vẻ đẹp bên ngoài của họ. Không chỉ vậy với thể thơ chữ tình hướng nội là nói đến những cảnh đẹp quê hương, vẻ đẹp của đất nước để biểu hiện nên tâm trạng của con người.

Lối hành văn hướng nội là gì? Là sử dụng những thể thơ của dân tộc và sử dụng ngôn từ mang đậm chất quê hương. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương của họ để biểu hiện bài thơ, ngôn ngữ sử dụng mượt mà và tình cảm để truyền tải được nội dung cũng như những ẩn ý của bài thơ.

Qua những chia sẻ của timviec365.vn sẽ cho bạn những hiểu biết về hướng nội là gì? Và những người hướng nội thì như thế nào trong xã hội. Qua những chia sẻ bạn có thể tìm và làm bạn với những người bạn có tính cách hướng nội. Và biết được hướng nội trong một số lĩnh vực của cuộc sống như thế nào?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;