
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Nguyễn Tú Anh
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần có một tập hợp khách hàng bên ngoài. Họ nắm giữ sự phát triển và quyết định mức lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khách hàng bên ngoài là gì và tầm quan trọng của khách hàng trong doanh nghiệp như thế nào trong bài viết dưới đây.
Nhóm khách hàng nói chung được hiểu là tổ chức hay các cá nhân mà doanh nghiệp đang hướng tới với mục đích quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng là người quyết định mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và trải nghiệm những loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vì thế khách hàng là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng lấy các tiêu chí của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp tục tồn tại trên thị trường.
Các nhóm khách hàng dựa vào đặc điểm mà sẽ được phân loại khác nhau. Những nhóm khách hàng có điểm chung sẽ được phân vào cùng một nhóm đối tượng. Dựa trên đặc điểm của từng đối tượng mà doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận nhóm khách hàng khác nhau.
Một cách phân chia đơn giản nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài doanh nghiệp. Nhóm khách hàng nội bộ chính là những người làm việc trong doanh nghiệp, có sự hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm cũng như loại hình dịch vụ.
Còn nhóm khách hàng bên ngoài không có sự kết nối trực tiếp với doanh nghiệp. Thông qua sự tìm hiểu của bản thân, khách hàng bên ngoài tự tìm đến doanh nghiệp để mua các sản phẩm hay dịch vụ.
Thông qua nhiều hình thức giao tiếp như giao dịch trực tuyến, gặp gỡ trực tiếp hay biết đến sản phẩm nhờ các chiến dịch marketing của doanh nghiệp mà khách hàng biết đến sản phẩm. Nhóm khách hàng này mang đến phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp vì thế doanh sẽ khó có thể tồn tại nếu bị thiếu hụt nhóm khách hàng này.
Nhóm khách hàng bên ngoài doanh nghiệp có thể là các khách hàng cá nhân như nhà cung cấp, người làm kinh doanh hay các tổ chức khác. Những đối tượng của nhóm khách hàng bên ngoài doanh nghiệp bao gồm người sử dụng, người mua và người thụ hưởng.
Những người sử dụng là các tổ chức hay cá nhân trực tiếp mua sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp về để sử dụng. Nhóm người mua sản phẩm sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin của sản phẩm và quyết định mua hàng. Nhóm người mua sản phẩm chưa chắc đã sử dụng sản phẩm đó.
Còn những người hưởng thụ là người chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng các sản phẩm hay loại hình dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân bổ sự quan tâm đồng đều đến cả 3 đối tượng khách hàng bên ngoài doanh nghiệp này.
Nhóm khách hàng bên ngoài doanh nghiệp chính là nhóm khách hàng có tiềm năng lớn tạo nên doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua hoạt động mua các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận tối đa từ nhóm khách hàng này.
Vì thế doanh nghiệp cần thực hiện các khâu từ quảng cáo sản phẩm, tiếp thị sản phẩm và chăm sóc khách hàng sau khi đã mua gói sản phẩm dịch vụ. Đây chính là yếu tố quyết định doanh nghiệp có giữ chân được khách hàng của mình hay không.
Khách hàng sẽ là người trực tiếp quyết định việc mua hay không mua sản phẩm của doanh nghiệp nào. Để lựa chọn được sản phẩm họ sẽ dựa vào những đặc tính và công dụng mà sản phẩm mang lại.
Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được chính là từ số tiền mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để trải nghiệm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Hay nói cách khác khách hàng đã gián tiếp tham gia vào quá trình trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp.
Các khâu tạo ra sản phẩm có tốt hay không khách hàng chính là người đánh giá chính xác nhất. Những đánh giá khách quan cả về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay quy trình chăm sóc khách hàng sẽ được đánh giá bởi nhóm khách hàng bên ngoài doanh nghiệp. Dựa trên những đánh giá của khách hàng doanh nghiệp biết mình cần làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và thu về lợi nhuận tối đa.
Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định số lượng sản phẩm mà khách hàng mua. Muốn cải tiến chất lượng doanh nghiệp cần dựa trên các ý kiến đóng góp của khách hàng.
Khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm nên có thể đưa ra ý kiến đánh giá khách quan. Doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm theo cách đó mới có thể ngày càng nâng cao vị thế cũng như uy tín trong lòng người tiêu dùng.
Có hai giai đoạn mà doanh nghiệp cầm nắm chắc để cải thiện chất lượng sản phẩm đó là khi sản phẩm mới được tung ra và sau một khoảng thời gian nhất định sản phẩm đã có mặt trên thị trường.
Trong giai đoạn thứ nhất khi sản phẩm vừa ra mắt doanh nghiệp cần chú ý đến những phản hồi đầu tiên của khách hàng. Như vậy doanh nghiệp có thể thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót của sản phẩm. Qua đây doanh nghiệp mới lên được phương án để khắc phục những điểm yếu.
Với giai đoạn thứ hai khi sản phẩm đã được bày bán trong một khoảng thời gian, doanh nghiệp cần tiếp tục lắng nghe ý kiến của khách hàng bởi các sản phẩm trên thị trường luôn luôn đổi mới. Những góp ý của khách hàng sẽ giúp sản phẩm tránh bị lỗi thời và bắt kịp những xu hướng tiêu dùng mới nhất. Có như vậy doanh nghiệp mới vượt lên các đối thủ để mang đến những sản phẩm với tính ưu việt cao.
Thông qua các cuộc khảo sát doanh nghiệp sẽ tìm thấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhờ vào kết quả khảo sát doanh nghiệp xây dựng phương hướng cải tiến sản phẩm, nâng cao thêm chất lượng dịch vụ.
Nhiều người nói khách hàng giống như một nhân viên kinh doanh mà doanh nghiệp không cần trả tiền lương. Lý do có nhận định này bởi những lời chia sẻ về thông tin sản phẩm của các khách hàng với nhau còn hiệu quả hơn nhiều những lời thuyết phục của nhân viên bán hàng.
Một khách hàng lúc này có thể mang đến cho doanh nghiệp lượng khách hàng lớn hơn. Nếu một khách hàng đang phân vân giữa rất nhiều sản phẩm mà chỉ cần một lời tư vấn từ bạn bè khả năng người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm được tư vấn là rất cao. Đây là tâm lý chung mà rất nhiều người mua hàng vẫn đang có.
Các chiến dịch truyền thông hay quảng cáo thương hiệu vẫn luôn mang đến hiệu quả kinh doanh nhất định. Tuy nhiên từ trước đến nay những chiến dịch này vẫn không thể đánh bại hình thức quảng cáo sản phẩm thông qua người thân, bạn bè. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến những khách hàng bên ngoài mà sử dụng sản phẩm trong thời gian dài với sự hỗ trợ của phần mềm crm. Họ chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong quá trình mang sản phẩm đến những thị trường mục tiêu rộng lớn hơn.
Vậy là bài viết đã cho bạn thấy khách hàng bên ngoài là gì và tại sao doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến những khách hàng này rồi chứ? Hãy trở thành một doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa nhé.
Khách hàng là gì?
Một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh có cả nhóm khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài. Bài viết bên dưới sẽ cho bạn biết những thông tin chung về khách hàng trong doanh nghiệp.
Chia sẻ
Bình luận