Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lycra là chất liệu gì? Bật mí những bí mật từ A-Z về chất liệu này

Tác giả: Trương Văn Trắc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Với sự phát triển “thần tốc” của ngành công nghiệp may mặc ở nước ta, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại vải cũng như các mẫu mã mới để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó chất liệu vải Lycra là chất liệu được mọi người quan tâm và ưa chuộng nhiều nhất. Vậy “Lycra là chất liệu gì?” mà nó lại được yêu thích như thế, hãy đi tới cuối bài viết này để tìm được câu trả lời nhé.

1. Lycra là chất liệu gì?

Lycra là tên của loại vải có khả năng co giãn và đàn hồi tốt, được sản xuất từ các nguyên liệu chính là cotton, poly kết hợp với sợi spandex. Điểm đặc biệt của loại vải này là nó có thành phần sợi Spandex khá cao khoảng 30-40%. Nhờ sự kết hợp trên nên chất liệu Lycra có những ưu điểm nổi trội hơn so với các chất liệu khác như là nó mỏng, mềm mại hơn và có độ bền cao hơn. Thêm vào đó là khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt giúp người mặc thoải mái dễ chịu. 

Với những đặc điểm trên Lycra là chất liệu được nhiều người lựa chọn trong việc sản xuất quần áo thể thao. Đặc biệt là những loại trang phục bó sát như bộ đồ bơi, bộ đồ yoga, tập gym… sử dụng chất liệu này sẽ khiến cho người mặc cảm thấy thoải mái dễ chịu trong suốt quá trình tập luyện.

Chất liệu Lycra phổ biến và được mọi người tin dùng
Chất liệu Lycra phổ biến và được mọi người tin dùng

Bên cạnh loại vải Lycra được ưa chuộng này, thì còn có một loại vải khác cũng khá phổ biến và được mọi người yêu thích đó là vải Tixi. Vậy bạn có biết thông tin gì về loại vải này không? Đừng lo hãy đọc ngay bài viết “vải tixi là gì” để cập nhật thêm kiến thức mới nhé.

2. Nguồn gốc ra đời của chất liệu Lycra

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng Lycra được làm từ các sợi Lycra. Nhưng thực chất Lycra cũng là một trong những loại sợi Spandex. Loại sợi này được phát minh vào năm 1958 tại Hoa Kỳ bởi nhà khoa học tên Joseph Shivers và được sử dụng lần đầu tiên bởi công ty Dupont. Tuy nhiên loại sợi này đến năm 1962 mới được sử dụng phổ biến rộng rãi và ưa chuộng trong ngành công nghiệp may mặc bởi các đặc tính co dãn, đàn hồi tốt, có tính bền cao và thấm hút mồ hôi tốt nên nó trở nên thông dụng nhất là trong việc sản xuất các bộ đồ thể thao.

Chất liệu Lycra được phát minh từ khá lâu
Chất liệu Lycra được phát minh từ khá lâu

3. Đánh giá ưu nhược điểm của chất liệu Lycra

3.1. Ưu điểm của chất liệu Lycra

Độ co giãn rất tốt: Đây là một ưu điểm lớn nhất của chất liệu này. Độ co giãn tốt giúp cho người sử dụng luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Độ co giãn của nó gấp 8 lần so với so với nguyên hình ban đầu, một mảnh vải chỉ cần chứ khoảng 10% chất liệu Lycra thì nó sẽ có độ co giãn gấp đôi so với trước.

Độ bền rất caoDù nó có khả năng co giãn tốt, nhưng vì đây là loại chất liệu tổng hợp, nên độ bền của nó rất cao. Tuổi thọ của chất liệu này luôn nằm trong top các chất liệu có độ bền cao.

Khả năng chịu nhiệt rất tốt: So với các chất liệu vải khác, thì Lycra có khả năng chịu nhiệt khá tốt. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm mặc khi trời nóng nhé.

Chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt: Tạo cảm giác dễ chịu thoải mái cho người sử dụng.

Chất liệu này bạn có thể giặt máy: mà không lo sợ bị bai dão, hay xù lông tiết kiệm được thời gian công sức vệ sinh trang phục.

3.2. Nhược điểm của chất liệu Lycra

Bên cạnh những ưu điểm như timviec365.vn đã nêu ở trên thì chất liệu Lycra vẫn tồn tại những nhược điểm như:

Giá thành cao: Mặc dù là một loại vải thông dụng nhưng loại vải này có giá thành khá cao. Các sản phẩm mà có tỷ lệ Lycra càng cao tức là độ co giãn đàn hồi, thấm hút mồ hôi càng tốt thì giá thành cũng càng cao. 

Không thân thiện đối với môi trường của chúng ta: Vì đây là một loại vải tổng hợp nên khả năng phân hủy của nó rất thấp. Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng với môi trường nếu bị xả trực tiếp ra ngoài.

Chất liệu này dễ bị phai màu: nếu tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh hay dưới ánh nắng mặt trời.

4. Các loại vải Lycra phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường thì loại vải Lycra đang được phân chia ra làm 3 loại chủ yếu, mỗi một loại sẽ có những đặc điểm khác nhau để phù hợp với từng mục đích của người sử dụng. Hãy cùng mình khám phá 3 loại này nhé.

Lycra có 3 loại phổ biến
Lycra có 3 loại phổ biến 

4.1. Loại vải Lycra Nylon

Loại vải này được kết hợp giữa các sợi Lycra và sợi Nylon. Đặc điểm nổi bật nhất của loại vải này là có độ mịn, nhẹ, và rất mềm mại. Các sản phẩm của loại vải Lycra Nylon được đặc biệt yêu thích từ chị em phụ nữ bởi sự thanh lịch, sang trọng và tính thẩm mỹ cao.

Nhìn chung loại vải này khá phổ biến không chỉ được ứng dụng để sản xuất quần áo, mà nó còn nhiều ứng dụng khác như sản xuất chăn ga, gối đệm, túi xách…

4.2. Loại vải Lycra Cotton

Đây là sự kết hợp của sợi Lycra và sợi Cotton, nó có đặc điểm là không bị co rút, có độ bền rất cao, ít bị nhăn do quá trình sử dụng. Do trong loại vải này còn có thành phần của sợi Cotton nên có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, đó là lý do tại sao mà loại vải này thường được sử dụng để may lên các loại trang phục thể thao. Điều này nhằm đảm bảo người dùng sẽ luôn thoải mái ngay cả khi hoạt động trong mùa hè nóng nực.

4.3. Loại vải Lycra Len 

Đây là loại vải rất phù hợp nếu để bạn may các chiếc áo khoác hay là vest. Loại vải này là sự kết hợp giữa các sợi Lycra và sợi len nên thường được dùng nhiều cho mùa đông do nó có đặc điểm là giữ nhiệt tốt, co giãn tốt không gây cảm giác bí bách. Do có độ co giãn thấp, không bị lỏng lẻo hay dão nên loại này rất thích hợp để may nên những bộ vest lịch lãm phong độ.

5. Các ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống

Với nhiều đặc điểm nổi bật, Lycra đã xuất hiện không chỉ trong đời sống hàng ngày mà nó còn xuất hiện trong lĩnh vực y tế, và nhiều ứng dụng dụng khác.

5.1. Sản xuất may mặc 

Một trong những ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất của chất liệu Lycra đó là trong việc may mặc. Với sự gia tăng và phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam điều này vô hình góp phần tạo nên sự “khó tính” của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm không chỉ yêu cầu về mẫu mã, thương hiệu mà họ còn rất chú trọng đến chất liệu, tính năng của chất liệu. Do đó sự xuất hiện của lycra như một điều đặc biệt, vì các tính năng tuyệt vời của nó đã đáp ứng tốt nhu cầu của đại đa số người sử dụng từ quần áo, đồ tập thể thao, tất... Vì vậy nó đã và đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc.

Ứng dụng chất liệu Lycra trong sản xuất may mặc
Ứng dụng chất liệu Lycra trong sản xuất may mặc

5.2. Trong lĩnh vực y tế

Trước đây thì chất liệu Latex được dùng phổ biến trong lĩnh vực ý tế, nhưng từ khi lycra ra đời đã dần thay thế được chất liệu này và giờ đây nó đã hoàn toàn thay thế được. Chất liệu này được sử dụng để sản xuất ra nhiều thiết bị trong y tế như ống phẫu thuật, ống cao su, nẹp lưng, nẹp đầu gối… mang lại hiệu quả công việc cao, trải nghiệm tốt cho y bác sĩ và cả người sử dụng. 

5.3. Các ứng dụng khác 

Ngoài 2 ứng dụng ở trên ra thì Lycra còn được sử dụng trong việc sản xuất chăn ga, hoặc làm vật trang trí cho đồ dùng nội thất, tổ chức sự kiện…

6. Cách bảo quản và sử dụng loại chất liệu này

Nhìn chung chất liệu Lycra được đánh giá cao về độ bền, độ đàn hồi ít hư hỏng. Do đó việc vệ sinh hay bảo quản các sản phẩm làm từ chất liệu này không quá phức tạp và khó khăn. Nhưng để chất liệu này bền hơn, tốt hơn thì các bạn nên lưu ý một vài điểm như sau:

Hạn chế cho vải tiếp xúc với ánh mặt trời. Do ánh nắng mặt trời sẽ làm các sợi lycra mất đi độ đàn hồi vốn có của nó.

Không nên giặt máy giặt ở chế độ mạnh điều này có khả năng dẫn đến tình trạng dão, hoặc xù vải.

Những vết bẩn có trên vải Lycra được đánh giá là không quá khó khăn để xử lý chính vì vậy bạn không nên sử dụng các loại thuốc tẩy rửa có độ PH cáo điều này có thể dẫn đến tình trạng vải mỏng hoặc yếu hơn trước. 

Lưu ý cách sử dụng chất liệu Lycra
Lưu ý cách sử dụng chất liệu Lycra 

Mong rằng với những kiến thức mà timviec365.vn đã cung cấp ở trên, các bạn đọc đã hiểu được “lycra là chất liệu gì”, những ứng dụng và đặc điểm của nó ra sao. Và từ đó có được những sự lựa chọn loại vải phù hợp hơn trong đời sống thường ngày của mình nhé.

Tìm hiểu về loại vải Cotton

Vải Cotton là một loại vải rất thân thuộc với chúng ta hàng ngày. Nhưng liệu bạn có biết đủ hiểu đúng về loại vải này hay không? Hãy cùng timviec365.vn khám phá loại vải Cotton này để kiểm chứng kiến thức của mình nhé!

Vải Cotton là vải gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;