Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô phạm là gì? Mô phạm cho đời người thêm tươi đẹp

Tác giả: Hồ Thùy Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong xã hội hiện đại và xối cả ngày nay, con người ta dường như sống trên đời cũng như sống trong xã hội một cách vội vã, không kịp nhìn lại những gì mình làm và mình cống hiến cho đời. Nhưng trong số người sống một cách mội vàng đó, có một số bộ phần người dường như quên mất rằng đạo đức của mình phải như thế nào, và kiểu như bắt buộc sống theo mô phạm là gì, con người ta luôn luôn phải lấy đạo đức làm chuẩn và phải sống theo đạo đức quy chuẩn đã được đặt ra, từ đó con người với con người sống với nhau trong xã hội được bình yên hơn, thanh tịnh hơn, đó còn được gọi là mô phạm, vậy mô phạm là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Mô phạm là gì?

Mô phạm là một cách sống đúng chuẩn theo đạo đức của con người và thường được đưa ra để làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo. Và nghề nhà giáo thì thường được coi là người mô phạm để mọi người noi theo nếp sông và cách sống đó.

Không biết từ lúc nào mà dường như trong tâm trí của hầu hết người Việt Nam, Người thầy đã bị xã hội “dán nhãn” gọi là mô phạm. Hễ là giáo viên, là một người mang trong mình trọng trách “trồng người” thì phải có những tác phong cũng như lời ăn tiếng nói phải thật “đúng chuẩn”, mặc áo có cổ, vác cái cặp to, bước thẳng và mắt luôn nhìn về phía trước, không được nói tục chửi bậy và ngồi lê lết ăn quà ở những quán vỉa hè. Các nghề khác trong xã hội thì có thể ngồi lê dôi mách, chửi bới… nhưng hễ mang danh là thầy giáo, cô giáo mà có trót một chút phát ngôn không đúng chuẩn, không mô phạm là ngay lập tức hứng chịu những lời ra tiếng vào của những người khác.

Cái mác được gọi là “mô phạm” ấy lâu dần dường như đã trở thành một định kiến và sợi dây vô hình trới buộc những người có đam mê với sự nghiệp “trồng người” và muốn bước chân vào ngành sư phạm. Không ít các học sinh trong khối phổ thông đều có chung một quan niệm như thế, và đó là một trong số lý do các bạn trẻ có cá tính mạnh mẽ, giàu khả năng sáng tạo và mạnh mẽ lại không lựa chọn cho mình cái nghề giáo viên, nghề mà các bạn cho rằng mình phải bỏ ra khá nhiều công sức và phải thay đổi khá nhiều về cá tính cũng như tinhsc ách cảu bản thân mình. Thậm chí, một vài bạn trong số những kẻ tài tử này, vì duyên phận, may hay là không may sa lưới một trường Sư phạm, thì sau một, hai năm học, đã ngay lập tức được liệt vào hàng “cá biệt”, nào là nghênh ngang phách lối, không biết kính trên nhường dưới, nào là ăn mặc chả giống ai, tóc mỗi ngày một kiểu, quần áo thì toàn tông màu chóe,  nào là phát ngôn bừa bãi… Một số bạn, tự thấy mình khác với đám đông ù lì, bất mãn với một môi trường nhàn nhạt vô âm sắc, đã tự giác đứng vào hàng các bộ tộc thiểu số, và lập sân chơi riêng. Cũng không ít người trong số các bạn trẻ đó cuối cùng đã không thể chịu đựng và thích nghi với môi trường đó đã lựa chọn rẽ sang hướng khác, từ bỏ cái nghề mà mình đã vất vả theo đuổi cũng như học tập bao năm, gây tổn thất kinh tế cho gia đình cũng như tốn tuổi thanh xuân của các bạn, coi như mọi thứ đổ sông đổ biển.

Mô phạm là gì
Mô phạm là gì? Mô phạm cho đời người

2. Nghề giáo viên cần mô phạm hay sáng tao

Một bộ phận người đã có cơ may hay là bởi vì bất kì một lý do nào đó mà tiếp tục bám trụ với nghề, có nghĩa là họ đã trở thành một người giáo viên, và khi đã trở thành một người giáo viên, một người có trọng trách “trồng người” thì bắt buộc họ phải có trong mình đức tính mô phạm. Nhưng không, trên thực tế, khi họ trở thành giáo viên, thì phải có đén một nửa sẽ bị bào mòn và gọt tròn đi trong môi trường sư phạm nghiêm chỉnh. Bị cuốn vào những vòng xoáy của những việc lặt vặt như giấy tờ, sổ sách, thi giáo viên giỏi, trông thi, chấm thi, lập đề cương, soạn bộ đề câu hỏi… Sau một vài năm ấy, ý chí muốn thay đổi một cái gì đó, cái cá tính gai góc muốn khẳng định cho mọi người thấy mình là một giáo viên khác biệt, có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong tác phong cũng như văn phong dạy học và lòng nhiệt tình hăm hở khi đứng trên bục giảng… Không ít thì nhiều cũng bị mai một dần đi. Và kết quả là sau nhiều năm phấn đấu đứng trên bục giảng thì họ cũng chính thức vị đồng hóa và trở thành một người giáo viên mẫu mực, đứng chuẩn mô phạm.

Rõ ràng là trong thực tế, chúng ta không bao giờ được phép coi thường các khẩu hiệu được treo ở tường hay các diễn ngôn định kiến khác. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ vùng vẫy và trốn thoát khỏi nó xem, bạn sẽ cảm thấy từng cử động của mình đều bị kiểm soát hết. Sẽ có đến hàng trăm đôi mắt săm soi vào bạn từng giờ và ép bạn phải sống đúng khuân khổ mà nó đã đặt ra trong từng quy phạm. Bất cứ một ai chệch sang hướng khác đều dứt khoát phải chỉnh đón lại hoặc trả giá, không bằng cách này thì bằng cách khác. Và cách tốt nhất cho chúng ta là lựa chọn phương án an toàn – trở thành một người giáo viên đúng chuẩn.

Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác, xét về bản chất nghề nghiệp thì, nghề giáo viên, nghề trồng người lại là một công việc đòi hỏi phải có tính sáng tạo cao, thậm chí là cả tinh tế và mẫn cảm. Theo quan tùy cá nhân mỗi người thì chả có một công thức bất di di bất dịch nào để có thể dùng nó đánh giá người thầy tốt. Những người thầy, người cô tuyệt vời nhất là những người dám vứt ddi cái mô phạm, để bộc lộ cá tính và sự sáng tạo, mang một luồng gió mới đến cho những người học trò của mình. Tôi có một người thầy giáo dạy cấp 3, chữ thầy phải nói là xấu kinh khủng khiếp, sau những lần kết thúc một tiết học, cái bảng viết phấn hiện lên nham nhở không khác gì bãi chiến trường, nó dường như là kết quả của cả một tiết học 45 phút mà thầy vận lộn với bao nhiêu kiến thức ở trên đó. Thầy cố hết sức để truyền đạt kiến thức cho học trò của mình.

Mô phạm là gì
Nghề giáo viên cần mô phạm hay sáng tao

Với tôi đó là một người thầy xuất sắc. Ai cũng có những cách riêng của mình để truyền đạt lại kiến thức cho người khác, cũng chẳng một ai có cách dạy dỗ một cách tuần tự, đúng chuẩn từng ly từng tý, từ cách ăn mặc, cư xử lễ nghĩa, cũng chính vì thế mà chẳng bao giờ có quyền bắt người khác phải theo đúng khuân khổ, phải “đổ vừa khuân”. Với một sự không hoàn hảo ấy, hóa ra lại có sức hấp dẫn riêng của nó. Có lẽ không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều bạn khác luôn tìm thấy chính mình trong những bài học mà được gọi là “không hoàn hảo” ấy, được tự do suy tưởng và hiểu được sự không giới hạn của tri thức, cũng như không giới hạn của cuộc sông. Cũng có rất nhiều học sinh đang tỏ ra “phát mệt” với những thành phần giáo viên luôn cố tìn tỏ ra đạo mạo, chuẩn mực ,mô phạm, nhưng thực tế những người giáo viên ấy lại không có những thứ đó.

Chính những ý tưởng độc đáo, sáng tạo kết hợp với một tâm hồn bay bổng và giàu sức tưởng tượng sẽ tạo động lực và thúc đẩy bạn thử nghiệm những thứ điên rồ, dám làm những điều không thể và dám đi trên con đường riêng của mình.

Sự sáng tạo trong nghề giáo nhất thiết phải bắt nguồn từ những sự chăn trở. Bạn sẽ không thể nghĩ ra những cái gì mới, nếu trong thâm tâm bạn không thực sự day dựt về những cái cũ, băn khoăn về những người học trò của mình trong mỗi buổi học. Nhưng những sự sáng tạo đó phải được tiếp sức bằng một tinh thần lạc quan mãnh liệt, bởi nếu thiếu nó bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Đối với sự sáng tạo của mỗi cá nhân, cần được hỗ trợ bởi một câu khẩu hiệu hay một slogan nào đó để nghe nó tích cực hơn: Nghề trồng người cần phải sáng tạo, nuôi dưỡng tích cách. Chỉ khi nào xã hội công nhận và cho rằng nghề giáo viên phải là một nghề có sự sáng tạo cao trong văn phong cũng như trong cách giảng dạy, tiêu hao rất nhiều chất xám vậy nên rất cần được tôn vinh và coi trọng.

3. Mô phạm cho đời người

Không phải chỉ mỗi nghề giáo viên mới cần sống mô phạm, mà trong mỗi chúng ta cũng vậy, sống mô phạm để con người gần gũi với nhau hơn, sống mô phạm để xã hội tươi đẹp hơn. Mỗi người, trong mỗi chúng ta nên rèn luyện đạo đức trong mình.

Trên thế giới có rất nhiều lãnh thổ quốc gia, công nhân viên thường hay bất mãn với người chủ của mình, luôn luôn kháng nghị. Thế thì cả hai bên đều bị tổn thất rất lớn. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy người Nhật đình công. Như vậy, công nhân viên chức người Nhật đối với ông chủ họ có ý kiến không?. Cũng có, nhưng họ có ý kiến là ở trên đầu quấn chiếc khăn trắng để tuyên bố biểu thị sự kháng nghị. Nhưng công việc thì vẫn theo lệ thường, đây là nêu lên một ví dụ thành công giữa cấp bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo. Người chủ một khi thấy công nhân viên chức có ý kiến, thì liền tập hợp công nhân viên lại  mở ra cuộc hội thảo để nhận biết sự thật, rồi vì họ mà giải quyết vấn đề. Cho nên cả hai bên đều được lợi ích, mà không bị tổn hại, đạo lý này mãi đến nay người Tây phương cũng chẳng hiểu thông. Vậy thì làm sao sánh với người Nhật được chứ? Kỹ xảo này của nguời Nhật là học từ đâu ra? Xin thưa với các bạn là học từ Trung Quốc đấy. Đây chính là nhà Nho đã giảng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nếu họ hiểu được đạo lý này và đem nó ra ứng dụng trong đời sống thực tại, trong cửa hàng tổng hợp thì họ được thành công rồi. Nếu chúng ta thể hội được đạo lý này thì cũng chẳng khó khăn gì để suy nghĩ về vấn đề của xã hội ngày nay.

Mô phạm là gì
Mô phạm cho đời người

Cùng một vấn đề đạo đức như vậy, hiện tại trong các gia đình sinh ra vấn đề con cái không nghe lời cha mẹ chỉ dạy. Cha mẹ đối với con cái phải có tình cảm thân thiết; Nếu phương diện này không có “sư tâm” (tấm lòng của một người thay), không có “Quân tâm” (tấm lòng của một vị vua) thì bạn làm cha mẹ chỉ thực hiện được một trong ba phần, thiếu hai phần kia, nhất định gia đình bạn sẽ bất an hỗn tạp. Cho nên, trong cuộc sống hiện tại, các bậc cha mẹ phải làm thế nào để dạy con cái cho tốt? Bạn phải dạy bảo con cái. Vậy dạy bảo chúng như thế nào? Bằng mọi cách bạn phải làm tấm gương tiêu biểu cho con cái, đứa bé hay nhìn vào dáng vẻ của người lớn, nếu hành động của bạn không đường hoàng mà lại yêu cầu con cái phải thực hành đúng đắn thì việc làm này không thể được. Thế nên bạn phải hướng dẫn chúng và bạn cũng là bậc thầy của con cái, bạn phải chỉ dẫn chúng, nếu bạn không biết dạy thì tự mình cần phải học, vì dạy học là việc lâu dài.

Cũng cùng trên phương diện đạo đức của cong người, ở nhà trường thầy giáo cảm thấy học sinh khó dạy, vậy thì chúng khó dạy ở chỗ nào?. Cũng vì người làm thầy giáo mà chỉ làm được một trong ba phần, còn hai trong ba phần chưa thực hiện được; không chỉ  không làm được mà cũng chưa từng nghĩ tới. Bạn là vị Thầy giáo đối đãi với học sinh phải có tình cảm thân thiết, đồng thời cũng là người hướng dẫn học sinh. Thế nên phải có trách nhiệm gánh vác, gánh vác ở trong cương vị công tác. Mọi người nếu có thể hiểu được “Quân, Thân, Sư” ba  ngôi này đồng một thể như thế thì làm người mới được viên mãn, và mới có thể thu được hiệu quả tốt trong cuộc sống.

Công nhân viên chức đều có thể làm được như nhau. Bạn tuy ở trong cương vị nầy nhưng bạn phải có ý nguyện. Hay nói một cách khác, nếu ta là công nhân viên thì phải làm việc có gương mẫu của một người công nhân viên. Đây chính là lý tưởng của người làm “Quân”. Đối với những người bạn cùng nghề ta phải quan tâm lo lắng cho họ đó chính là tấm lòng của một người “thân”. Kỹ thuật của ta biết được phải có tấm lòng vui vẻ để giúp đỡ, dạy bảo người khác. Tuy nhiên nếu so với ta thì những điều họ biết được rất là nhiều, nhưng có những điều ta biết mà họ chưa từng biết. Đây chính là tấm lòng của một vị Thầy.

Mô phạm là gì
Mô phạm trong cuộc sống

Do đó có thể biết, người đảm đương không luận là phải trải qua cuộc sống, thân phận như thế nào, công việc như thế nào nhưng cương vị “Quân, thân, sư” đều phải làm được. Nếu mỗi người đều có thể làm được như nhau, thì xã hội chúng ta sẽ được kiện toàn. Cho nên nơi nào có căn bệnh tệ nạn xảy ra  đều có thể tiêu trừ. Đây chính là một xã hội vững mạnh, an hòa, phồn vinh, thịnh vượng. Như vậy giữa người lãnh đạo và công nhân đều được vinh hiển hạnh phúc, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải thực hiện.

Như vậy có thể thấy mô phạm rất cần trong xã hội cũng như cuộc sống của con người. Qua bài viết này, timviec365.vn hi vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc mô phạm là gì cũng như sẽ định hướng rõ hơn mà nghề nghiệp mình muốn theo đuổi trong tương lai. Chúc các bạn độc giả vui vẻ!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý