Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Năng lượng địa nhiệt là gì? Cách tạo ra năng lượng địa nhiệt

Tác giả: Hoàng Hiền

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trên trái đất có có rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thuỷ điện, năng lượng địa nhiệt,... Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu năng lượng địa nhiệt là gì và để đi sâu về dạng năng lượng này.

 

1. Năng lượng địa nhiệt là gì?

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được lấy từ nhiệt bên trong lòng trái đất.

Đây là nguồn năng lượng tái tạo sạch, có nguồn gốc từ sự hình thành hành tinh, từ quá trình phân rã chất phóng xạ của các khoáng vật. Nhiệt độ và áp suất cao trong lòng trái đất làm cho một số loại đá tan chảy và. lớp phủ rắn có thể hoạt động dẻo, nhiệt độ được ước tính là 5200⁰C.

năng lượng địa nhiệt là gì?
Năng lượng địa nhiệt là gì?

2. Sử dụng năng lượng địa nhiệt

2.1. Sử dụng trực tiếp

Giống như năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt cũng có nhiều ứng dụng trực tiếp bao gồm sưởi ấm không gian và làm mát, spa liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nuôi cá, sưởi ấm nhà kính, tắm nước nóng.

Ứng dụng năng lượng nhiệt để sưởi ấm
Ứng dụng năng lượng nhiệt để sưởi ấm

2.2. Sản xuất điện

Để sản xuất điện người ta sử dụng tuabin được kết nối với máy phát điện, tuabin sẽ quay, sự quay này làm cho nam châm chuyển động xung quanh cuộn dây để tạo ra dòng điện. Hiện nay có ba loại nhà máy điện địa nhiệt là nhà máy điện hơi nước khô, nhà máy điện hơi nước chớp và nhà máy điện chu trình nhị phân. 

2.2.1. Nhà máy điện hơi nước khô

Các nhà máy điện hơi nước khô sử dụng trực tiếp hơi nước từ các nguồn nước ngầm cực nóng bằng cách khoan giếng sản xuất xuống một lớp đá thấm nước dưới lòng đất. Hơi nước này được sử dụng làm quay các tuabin và tạo ra điện.

Quy trình sản xuất điện hơi nước khô
Quy trình sản xuất điện hơi nước khô

2.2.2. Nhà máy điện hơi nước chớp

Nhà máy điện hơi nước chớp là hệ thống được sử dụng nhiều nhất để tạo ra điện từ các nguồn địa nhiệt. Hệ thống hơi nước chớp chỉ hữu ích cho nhiệt độ trên 300F.

Nhà máy điện hơi nước chớp sử dụng giếng nước, khai thác nước sôi dưới lòng đất. Khi nước nóng lên giếng, nó tạo ra hơi nước để quay các tuabin. Nước và hơi nước thừa được đưa trở lại bể chứa để đảm bảo tính bền vững cho cả quy trình.

Quy trình sản xuất điện hơi nước chớp
Quy trình sản xuất điện hơi nước chớp

2.2.3. Nhà máy điện theo chu trình nhị phân

Các nhà máy điện địa nhiệt chu trình nhị phân hoạt động trong khoảng từ 100F đến 300F.

Các nhà máy điện chu trình nhị phân sử dụng chất lỏng thứ cấp được làm nóng thành hơi và nó được sử dụng để làm quay các tuabin và tạo ra điện thay vì chất lỏng địa nhiệt thực tế. Chất lỏng thứ cấp thường là một hidrocacbon như isopentan hoặc chất làm lạnh. Nó bị biến thành hơi ở nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với nước.

Quy trình sản xuất điện theo chu trình nhị phân
Quy trình sản xuất điện theo chu trình nhị phân

3. Khai thác năng lượng địa nhiệt

Thế giới đang ngày càng phát triển nhanh và khai thác hiệu quả năng lượng địa nhiệt. 

Ưu điểm chính là không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và có hệ số công suất rất cao, vậy nên các nhà máy điện địa nhiệt có khả năng cung cấp điện tải cơ sở, cũng như cung cấp các dịch vụ phụ trợ để linh hoạt trong ngắn hạn và dài hạn. Nguồn năng lượng địa nhiệt này bao phủ một phần đáng kể nhu cầu điện ở các nước như Iceland, El Salvador, New Zealand, Kenya và Philippines và hơn 90% nhu cầu sưởi ấm ở Iceland.

Việc tiếp cận được nguồn địa nhiệt không hề dễ dàng, các nhà địa chất cần phải khoan sâu vào lòng của Trái đất ít nhất 20km mới có thể khai thác được năng lượng này. Nhưng đến hiện tại, hố khoan sâu nhất thế giới thuộc về Nga là hố Kola Superdeep được khoan gần Nauy độ sâu cũng chỉ khoảng 12,3km.

Việt Nam có rất nhiều khu vực để khai thác địa nhiệt trên khắp cả nước, chính vì vậy tiềm năng về năng lượng địa nhiệt rất lớn và có thể phát triển các nhà máy điện địa nhiệt. Điều này sẽ mang lại những cơ hội mới, nâng cao năng lực, trình độ cho các nhà khoa học, tạo ra nhiều việc làm và góp phần xây dựng nền kinh tế xanh mà Việt Nam đang hướng đến.

Tuy nhiên việc khai thác của nước ta chưa thật sự phát triển, mới chỉ sử dụng năng lượng địa nhiệt vào ứng dụng: Đóng chai nước khoáng, chữa bệnh, ngâm tắm, bể bơi, du lịch, chăn nuôi, chữa bệnh và làm muối iot. 

Các nghiên cứu thăm dò năng lượng địa nhiệt của nước ta chỉ dừng lại ở các khảo sát sơ khai, các đánh giá đơn giản không đủ cơ sở để khai thác năng lượng tái tạo này. Bên cạnh đó chi phí đầu tư lớn từ công nghệ tiên tiến đến các nhà địa chất chưa đủ kinh nghiệm, để khai thác quy mô lớn mà chỉ vài khu vực có thể khai thác được năng lượng địa nhiệt.

mô hình khai thác năng lượng địa nhiệt
Mô hình khai thác năng lượng địa nhiệt

4. Tác động của năng lượng địa nhiệt đến nền kinh tế

Giá trị kinh tế không thể phủ nhận khi nguồn năng lượng địa nhiệt được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Tuy nhiên với nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào được lấy từ trái đất nhưng trong quá trình biến sản xuất điện từ năng lượng này là một bài toán khó, nó đòi hỏi phải có một công nghệ kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cao và vốn đầu tư lớn. Kỹ thuật xử lý địa chất cũng rất phức tạp vì phải tìm kiếm những nơi địa nhiệt có nhiệt độ cao thì việc khai thác mới hiệu quả, nó đảm bảo cho nhà máy điện hoạt động ổn định, lâu dài.

Tuy chi phí đầu tư cho công nghệ kỹ thuật cao, nhà máy địa nhiệt để sản xuất điện tốn kém hơn các nhà máy điện đốt các loại khí khác, nhưng chi phí vận hành lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì nhà máy điện địa nhiệt không cần nhiên liệu. Trong khi các nhà máy điện đốt khí tự nhiên, dầu hoặc than phải bỏ một lượng chi phí mua nhiên liệu để sản xuất, mà chi phí cao gấp đôi chi phí xây dựng nhà máy.

Thực tế cho thấy, giai đoạn đầu chi phí để khai thác năng lượng địa nhiệt rất lớn cần có một nền kinh tế ổn định vì mỗi giai đoạn đều có những rủi ro đi kèm. Sau khi qua giai đoạn đầu đây là lúc tiềm lực phát triển kinh tế đi lên, là cơ sở để phát triển đầu tư nhiều lĩnh vực. Đặc biệt nó còn là năng lượng sạch bảo vệ môi trường.

5. Ưu điểm và nhược điểm của nguồn năng lượng địa nhiệt

5.1. Ưu điểm

Nguồn năng lượng địa nhiệt có thể giải quyết nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và nó có thể sử dụng trực tiếp như một nguồn nhiệt trong nhà kính.

Năng lượng địa nhiệt có thể tái tạo được và được sử dụng bất kỳ địa hình nào, trên nhiều khu vực khác nhau. Nguồn năng lượng dồi dào, vô tận từ lòng trái đất mà không gây hại cho môi trường. Đặc biệt việc khai thác không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào ảnh hưởng đến các hoạt động khác xung quanh.

5.2. Nhược điểm

Nguồn năng lượng địa nhiệt vô tận nhưng chi phí cho việc khai thác lại quá cao do phải đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Các khu vực khai thác địa nhiệt có khả năng các chất lỏng được hút ra từ lòng đất sâu mang theo một hỗn hợp các khí, đặc biệt là carbon dioxide (CO2), hydro sunfua (H2S), metan (CH4) và amoniac (NH3). Những chất ô nhiễm này góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, mưa axit và mùi độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó các nhà máy cần có các biện pháp để xử lý các chất  độc hại không thoát ra môi trường.

Qua bài viết chúng tôi cung cấp những thông tin liên quan đến năng lượng địa nhiệt là gì? và chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về một trong những loại năng lượng tái tạo.

Năng lượng sinh khối là gì? Ứng dụng năng lượng trong đời sống

Một loại năng lượng tái tạo được hình thành từ các vật liệu sinh học trên trái đất. Bạn có biết đó là loại năng lượng nào không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết rõ hơn về năng lượng sinh khối là gì? Ứng dụng năng lượng trong đời sống hằng ngày như thế nào?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;