Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nguyễn Đăng Quang - “Bén duyên” với kinh doanh bắt đầu từ mì gói

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Ngày cập nhật: 03/11/2020

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là người có công sáng lập và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, đồng thời là Phó Chủ tịch Ngân hàng Techcombank. Khởi nghiệp chỉ từ một gói mì nhưng vẫn thành công, vậy bí quyết kinh doanh của vị doanh nhân này là gì? Cùng tìm hiểu về ông Nguyễn Đăng Quang nhé.

1. Tiểu sử về ông Nguyễn Đăng Quang

Tiểu sử về ông Nguyễn Đăng Quang
Tiểu sử về ông Nguyễn Đăng Quang

Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang, sinh ngày 23/8/1963 tại Quảng Trị. Nhờ vào thành tích học tập xuất sắc, ông Quang đã có cơ hội ra nước ngoài du học và theo đuổi con đường học vấn. Ông tốt nghiệp học vị Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, ông còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Ông là một tỷ phú tự thân người Việt rất kín tiếng và có học vị cao, là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG).

Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan. Sau đó, ông tiếp tục cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.

Vợ của ông là bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963, cũng là một du học sinh tại Nga. Bà Yến tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Nga Văn. Hiện nay, bà là người đang nắm giữ khoảng 42,415,234 cổ phiếu của tập đoàn Masan và giữ 300,535 cổ phiếu của Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan. Với số lượng cổ phiếu đang nắm giữ, ước tính tổng giá trị tài sản của bà lên đến 3.500 tỉ đồng.

Ngoài vợ, người đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu khác của Masan trong gia đình ông Quang là mẹ ruột của ông bà Nguyễn Quý Định hiện đang nắm giữ 1,990,896 cổ phiếu Masan.

Tuyển dụng

2. Sự nghiệp chung của ông Nguyễn Đăng Quang

Sự nghiệp chung của ông Nguyễn Đăng Quang
Sự nghiệp chung của ông Nguyễn Đăng Quang

Những chức vụ ông Nguyễn Đăng Quang đã và đang nắm giữ hiện nay gồm:

- Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN)

- Thành viên HĐQT Cty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH)

- Thành viên HĐQT Cty CP Tài nguyên Masan (MSR)

- Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

- Tổng Giám đốc Công ty CP Masan

- Chủ tịch HĐTV Công ty khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Xuất thân là một Tiến sĩ ngành Vật lý hạt nhân nhưng thành công của ông Quang lại từ lĩnh vực kinh doanh. Đều bắt đầu từ ngành sản xuất và kinh doanh mì gói tại Đông Âu, nhưng khác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng  chọn Ukraine, thì tỷ phú Nguyễn Đăng Quang lại chọn thị trường Nga. Ông Quang được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga.

Không chỉ dừng lại sự phát triển ở thị trường Nga, ông Quang còn mang thương hiệu mỳ gói của mình về quê hương Việt Nam. Một thương hiệu mỳ gói của Masan rất nổi tiếng mà không người dân Việt nào không biết đó chính là Omachi.

Khi được hỏi về lý do chọn mỳ gói để khởi nghiệp, ông chủ Masan đã chia sẻ rằng ban đầu không có ý định lựa chọn mỳ gói để khởi nghiệp. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế đất nước lúc đó đã khiến ông lựa chọn mỳ gói. Theo ông vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì việc quan trọng nhất chính là “no bụng”, vậy nên cách nhanh nhất mà họ có được là một gói mỳ.

Quá trình khởi nghiệp từ việc buôn bán mỳ gói cho những người dân Việt tại Nga được ông bắt đầu thực hiện từ những năm 1990. Sau một thời gian bán lẻ mỳ gói, ông Quang đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất Masan với công suất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng. Khi việc sản xuất mì trở nên ổn định, ông quyết định mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và đã gặt hái được nhiều thành công. Mảng thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings) được xem là thế mạnh của Masan và cũng là mảng sản xuất truyền thống của ông Nguyễn Đăng Quang.

Mảng thực phẩm, đồ uống được xem là thế mạnh của Masan
Mảng thực phẩm, đồ uống được xem là thế mạnh của Masan

CTCP Tập đoàn Masan hiện đang sở hữu và quản lý 3 công ty con, bao gồm:

- Masan Consumer Holding (kinh doanh thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng).

- Masan Nutri-Science (chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi - chế biến thịt).

- Masan Resources (kinh doanh lĩnh vực tài nguyên với nòng cốt là khoáng sản mỏ Núi Pháo).

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chính là ông mạnh tay chi khoảng 9 tỷ đồng cho 10 quảng cáo, mỗi quảng cáo 30 giây trong trận chung kết AFF Cup 2018 cho loại mỳ tôm mới, cũng như 1 nhãn hiệu tương ớt và xúc xích của doanh nghiệp này. 

Từ những năm 90, ông Nguyễn Đăng Quang đã thành lập và điều hành Masan Rus Trading tại Nga, tiền thân của tập đoàn hàng tiêu dùng Masan. Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và các thành viên cũng xây dựng thành công thương hiệu mì gói của họ trong ngành tiêu dùng Việt Nam. Ông Quang sau đó đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Năm 2010, ông Quang chính thức trở thành Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khai thác chế biến Khoáng sản lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Không những thế, Masan của ông Quang hiện cũng nắm giữ mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới sau khi công ty con mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo.

Masan là "mẻ cá" lớn nhất mà ông nuôi giữ được lúc bấy giờ
Masan là "mẻ cá" lớn nhất mà ông Quang nuôi giữ được lúc bấy giờ

Ngày 3/12/2019, Công ty VinCommerce, Công ty VinEco của Vingroup sáp nhập với Công ty Hàng tiêu dùng Masan trực thuộc Masan Group do ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch. Cái bắt tay này nhằm tạo ra một tập đoàn tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Quyết định này đã khiến giá cổ phiếu MSN giảm mạnh, kéo tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang hiện còn 1 tỷ USD.

Ngày 18/02/2020 Ông Nguyễn Đăng Quang chính thức làm chủ tịch VinCommerce. Cụ thể, Sau khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị Vinmart từ Vingroup, Chủ tịch kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty VCM và VinCommerce.

Theo thỏa thuận sáp nhập giữa Masan và Vingroup, tập đoàn của ông Quang nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM. Ngoài ra, Masan sẽ phát hành quyền chọn được nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. Công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.

Hiện tại, Masan cùng Vinmart+ đang là hệ thống bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán, chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại với hơn 3.000 cửa hàng.

Việc làm trợ lý kinh doanh

3. Quyết định “được ăn cả, ngã về không” khi đưa Masan về quê hương

Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một đế chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương, nước mắm.

Những năm đầu thiên niên kỷ, ông Quang đưa Masan trở về Việt Nam và ra mắt thị trường với sản phẩm đầu tiên và cũng là sản phẩm hiện có thị phần khá lớn tại Việt Nam: nước tương Chinsu.

Quyết định “được ăn cả, ngã về không” khi đưa Masan về quê hương
Quyết định “được ăn cả, ngã về không” khi đưa Masan về quê hương

Không chỉ ở thị trường trong nước, Masan cũng có tham vọng tấn công sang các thị trường trong khu vực với việc bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo về thành công của ông Quang tại thị trường này.

+ Tháng 11/2004, Công ty CP Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng.

+ Tháng 7/2009,  MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP tập đoàn Masan.

+ Tháng 8/2009, Công ty CP Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group) và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Gia nhập thị trường sau nhưng Masan Consumer được xem là "ngôi sao đang lên" khi tăng thị phần nhanh chóng từ số 0 lên 21% năm 2012 và 25% vào năm 2015 và 24% vào năm 2016. Với kinh nghiệm từ thời gian dài trước đó sản xuất nước chấm và mỳ ăn liền phục vụ thị trường Đông Âu, năm 2007, Masan ra mắt mỳ Omachi với định hướng sản phẩm cao cấp. Cùng với việc mở rộng thị phần, Masan đã cho ra mắt thêm nhãn hàng mỳ Kokomi, Sagami thuộc phân khúc bình dân. Đến nay Masan là ông lớn đứng 2 trong thị trường mỳ ăn liền, chỉ sau Acecook.

Trong bối cảnh thị phần nước mắm, nước tương và tương ớt đang có dấu hiệu chững lại, doanh thu từ mỳ ăn liền ngày càng quan trọng với Masan Consumer. Ước doanh thu từ mỳ ăn liền của doanh nghiệp này ở mức trên 5.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng doanh thu 13.395 tỷ đồng và lợi nhuận 2.900 tỷ đồng năm 2015.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Masan thừa nhận thị trường mì ăn liền đang bước vào cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Masan nhắm đến hướng đi mới là không cạnh tranh về giá, tập trung đầu tư cho sản phẩm tiện lợi, cao cấp hơn. Một trong những sản phẩm đó là mì gói bổ sung thịt thật.

4. Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, cặp bài trùng kinh doanh

Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, cặp bài trùng kinh doanh
Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh là bộ đôi doanh nhân có nhiều điểm chung

Ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đều là các cựu du học sinh khởi nghiệp kinh doanh mì gói từ Đông Âu, về Việt Nam lập Masan Group sau đó dẫn dắt tập đoàn này trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, tài chính, khai khoáng và chăn nuôi có giá trị vốn hóa tại thời điểm cuối năm 2019 khoảng 3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh được xem là cặp bài trùng, từng tham gia ở cả trong 2 đế chế Masan và Techcombank. Gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục vận hành Masan.

Cả Masan và Techcombank đều là các định chế lớn tại Việt Nam, lọt top 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM với vốn hóa 100 ngàn tỷ đồng.

Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh

5. Gia tài của vị tỷ phú họ Nguyễn

Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019, trong đó, Việt Nam có 5 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD. Là một trong 2 gương mặt mới nhất xuất hiện trong danh sách này, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang được cho là đang sở hữu khối tài sản lên tới 1,3 tỷ USD.

Tháng 12/2019, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan (MSN), rời khỏi danh sách tỷ phú của Forbes khi tổng tài sản ghi nhận chỉ còn 980,8 triệu USD, giảm 25% so với khi ông được công nhận tỷ phú.

Gia tài của vị tỷ phú họ Nguyễn
Gia tài của vị tỷ phú họ Nguyễn

Theo báo cáo vừa công bố, trong quý 1 năm 2021, doanh thu bán lẻ của VinCommerce (doanh nghiệp sở hữu VinMart, VinMart+) tăng 40% so với cùng kỳ lên hơn 8,7 ngàn tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp quản hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, vốn được tỷ phú Phạm Nhật Vượng gầy dựng trong 5 năm trước đó.

Với mức giá cổ phiếu hiện tại, Masan có vốn hóa thị trường đạt gần 74,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 3,2 tỷ USD). Cú tăng giá ấn tượng của cổ phiếu Masan đã giúp ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes, bên cạnh các tỷ phú USD khác như: Phạm Nhật Vượng (6 tỷ USD), Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD), Trần Bá Dương và gia đình (1,5 tỷ USD) và ông Hồ Hùng Anh (1,2 tỷ USD).

6. Quan điểm kinh doanh của ông chủ Nguyễn Đăng Quang

Từ những kinh nghiệm đáng nhớ, ông Nguyễn Đăng Quang đã đưa ra rất nhiều câu nói triết lý kinh doanh nổi tiếng mang nhiều bài học đáng nhớ và ý nghĩa thấm thía dành cho người trẻ khởi nghiệp. Điển hình như là câu nói: “Cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường. Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai. Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư”. Hay “Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là như thế nào, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đấy”. Và khi nhắc tới Masan, ông đã nói thế này: “Chúng ta làm việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Masan theo đuổi vẫn là Keep Going - tiếp tục đi tới”.

Quan điểm kinh doanh của ông chủ Nguyễn Đăng Quang
Quan điểm kinh doanh của ông chủ Nguyễn Đăng Quang

Có thể nói, quá trình khởi nghiệp từ cơ duyên với mì gói và con đường mà ông chủ Masan Group đang theo đuổi là một câu chuyện truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa sáng về niềm tin và hy vọng để các bạn trẻ có thêm động lực phấn đấu, phá vỡ giới hạn của bản thân và leo đến đỉnh vinh quang. Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang cũng chính là một minh chứng điển hình cho câu nói “Không gì là không thể”. Chỉ cần bạn có ý chí thì mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp.

Xem thêm về doanh nhân Phạm Nhật Vượng

Trong bài viết vừa rồi có đề cập đến chuyện khởi nghiệp của doanh nhân Phạm Nhật Vượng - người cũng chọn gói mì để khởi nghiệp giống ông Nguyễn Đăng Quang. Song, thị trường mà ông Vượng nhắm tới lại khác ông Quang hoàn toàn, cùng xem kỹ hơn tiểu sử của ông chủ tập đoàn Vingroup bằng cách click vào bài viết dưới đây nhé.

Phạm Nhật Vượng

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý