Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Phong cách Gothic là gì? Nét đặc trưng của Phong cách Gothic

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 04 năm 2025

Theo dõi timviec365 tại google new

Phong cách gothic là gì? Cái tên có phải chỉ để mô tả một style trong làng thời trang hay còn dành cho điều gì khác nữa? Những kiến thức vô cùng thú vị và có thể trở thành một đề tài nghiên cứu đầy hấp dẫn đối với bất kỳ ai về phong cách gothic sẽ được Timviec365.vn chia sẻ đầy đủ qua bài viết này.

1. Phong cách gothic là gì?

Gothic nói theo tiếng Ý có nghĩa là Man rợ. Từ này có cách sử dụng đầu tiên là gọi với thái độ đầy miệt thị đối với các tầng lớp hạ đẳng ở trong xã hội. Cho đến năm 1518 khi cái nhìn định kiến, sự phân biệt đối xử đã hoàn toàn biến mất thì từ gothic được sử dụng với ý nghĩa cao sang hơn đó chính là chỉ về loại hình nghệ thuật. Một nhà văn người Ý tên là Giorgio Vasari đã khiến cho từ này trở nên phổ biến hơn trong ý nghĩa biểu thị sự nghệ thuật. Kết hợp với mục đích sử dụng ban đầu, người ta đã dùng khái niệm Gothic để chỉ kiệt tác nghệ thuật của sự quái dị và man rợ. 

Phong cách gothic là gì
Phong cách gothic là gì

Gothic bao hàm cả nghệ thuật nói chung và phong cách kiến trúc nói riêng. Chỉ cần một loại hình nào đó có đặc trưng và phong cách của sự man rợ, quái dị và bí ẩn thì chúng sẽ được xác định thuộc phong cách Gothic, không riêng gì phong cách trong ngành kiến trúc, mà ngay ở thế giới thời trang, Gothic của trở thành một giá trị điển hình và ngày càng được ưa chuộng. 

Tại bài viết này, Timviec365.vn giúp bạn tìm hiểu về những lĩnh vực thể hiện phong cách Gothic điển hình: thời trang và kiến trúc. Nếu là người yêu tính nghệ thuật, chuộng phong cách đặc trưng thì nhất định không thể bỏ qua bài viết. Bạn sẽ được cảm nhận sâu sắc sự ứng dụng của phong cách gothic là gì khi ứng dụng trong từng lĩnh vực.

2. Nghệ thuật kiến trúc Gothic

Kiến trúc mang phong cách Gothic ban đầu được gọi là phong cách Francigenum Opus, bắt đầu ra đời vào nửa sau của thời kỳ Trung cổ. Phong cách này thể hiện tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của người Ý được thể hiện ở hầu các công trình xây dựng tại vùng Île-de-France. Bước sang thời Phục Hưng, thuật ngữ Gothic mới bắt đầu được sử dụng để chỉ đích danh các tác phẩm được kẻ mọi rợ tạo ra. Sau này, Gothic được cải tiến về ý nghĩa, được công nhận là từ biểu thị cho phong cách kiến trúc kiểu mới của người La Mã thể hiện cho sự cải cách. Cách sử dụng này được phân biệt với kiến trúc Roma trước đó của người Hy Lạp. 

Nghệ thuật kiến trúc gothic
Nghệ thuật kiến trúc gothic

Trải qua năm tháng có nhiều sự thay đổi về nghĩa, chúng ta sẽ cùng hệ thống lại khái niệm gothic là gì trong nghệ thuật kiến trúc một cách rõ ràng nhất. 

2.1. Nguồn gốc lịch sử thú vị của nghệ thuật Gothic trong kiến trúc

Phong cách nghệ thuật kiến trúc Gothic được mọi người lần đầu biết đến tại 2 vùng thủ đô châu Âu là Haute Picardie và Île-de-France trong khoảng thế kỷ 12 và bắt đầu từ từ dọc đôi bờ Loire lan nhanh khắp cả châu Âu, được ứng dụng suốt 4 thế kỷ sau đó. Trong suốt thời gian phát triển này, phong cách gothic trải qua các giai đoạn cơ bản:

Gothic thời kỳ sơ khai: đặt dấu mốc đầu tiên về quan niệm thẩm mỹ theo Gothic trong kiến trúc, thể hiện qua hai công trình tiêu biểu là nhà thờ Lớn Saint Étienne và nhà thờ công giáo Saint Denis tại Pháp. 

Gothic Cổ điển: phát triển vào thời kỳ cuối thế kỷ 12 - 1230. phong cách gothic được phát triển một cách hoàn chỉnh, thể hiện ở hầu khắp các công trình trên toàn châu Âu. Người dân sử dụng phong cách này rất thịnh hành. 

Nguồn gốc gothic
Nguồn gốc gothic

Gothic thời kỳ Khai Sáng: vào năm 1231, nhà thờ Saint Denis được tu sửa lại với sự thay đổi rõ nhất so với kiến trúc cũ đó là sự thu gọn lại các phần cao cung thánh. Đây chính là bước chuyển mình đặc biệt của nghệ thuật khai sáng Gothic để rồi 9 năm sau, người dân châu Âu đã hoàn toàn công nhận về nét thay đổi mới này. Vào năm 1350, phong cách Gothic đạt được thời kỳ phát triển hoàng kim, lan ra toàn châu Âu và sang cả Hungary và Chypre. 

2.2. Khám phá nét đặc trưng của phong cách Gothic trong Kiến trúc

Phong cách gothic được thể hiện qua những đặc trưng nào? Biết được điều này, bạn có thể dễ dàng nhận diện một công trình mang phong cách gothic ngay khi nhìn thấy. Điều đó cũng sẽ phần nào khiến bạn cảm thấy tự hào về sự mở rộng tri thức của bản thân.

2.2.1. Phần mái của công trình kiến trúc mang phong cách Gothic

Một số đặc điểm đặc trưng nhất giúp bạn nhận diện công trình mang phong cách Gothic nằm ở mái nhọn và chiều cao. Các công trình nói chung và nhà thời nói riêng mang phong cách gothic thường có thiết kế với độ cao khá lớn, khoảng từ 35 - 45m và thường có thêm phần tháp nhọn. Mái nhọn rất đặc thù với sự cao vút, giao thoa cùng kiểu phong cách kiến trúc Roman khi kết hợp với kiểu mái vòm bán nguyệt hoặc hình oval. 

2.2.2. Mặt chính của công trình kiến trúc Gothic

Một công trình/nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic sẽ có những nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ và chúng ta cũng sẽ dựa vào đó để nhận diện phong cách gothic trong một công trình. Đó là công trình chia làm 3 phần tương ứng với 3 hốc cửa sâu hõm. Phần dưới cùng sẽ là cửa, phần giữa là cửa sổ làm bằng kính to tròn mang phong cách trang trí như những bông hồng nhẹ nhàng mà không kém phần kiêu sa. Phần trên cùng của bố cục kiến trúc sẽ luôn là hành lang và là nơi đặt hai tháp chuông.

2.2.3. Kiểu kiến trúc Gothic trong kết cấu tổng thể

Phần đặc biệt nhất của kiến trúc Gothic được nhận định là kết cấu xây theo kiểu nhà thời. Trong đó toàn bộ hệ thống không gian rất lớn, chịu lực tốt. Cột trụ được bố trí xen kẽ giữa các cột có kích thước lớn với nhỏ tạo nên điểm nhấn và sự đặc trưng cho không gian chính đường, đồng thời làm tăng lên cảm quan chiều dài được mở rộng. 

Đôi nét về phong cách gothic là gì trong kiến trúc có lẽ chưa thỏa mãn sự tìm tòi khám phá về một kiểu phong cách đến từ cổ xưa. Nhất là khi Gothic lại ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ ở một số lĩnh vực trong thời đại hiện nay. Để có thêm những hiểu biết thú vị về phong cách Gothic, bạn đọc hãy cùng Timviec365.vn tiếp tục tìm hiểu về phong cách gothic trong làng thời trang nhé.

3. Gothic trong phong cách thời trang

Dựa trên định nghĩa cơ  bản phong cách gothic là gì, việc hiểu về gothic trong giới thời trang sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

3.1. Phòng cách thời trang gothic là gì?

Phong cách gothic trong lĩnh vực thời trang xuất hiện từ thế kỷ 18, được định nghĩa rõ ràng một cách đặc biệt thông qua điểm nhấn về màu sắc. Gam màu chủ đạo của phong cách thời trang gothic là màu trầm tối, có phần gì đó u ám. Những tín đồ thời trang theo đuổi chủ nghĩa Gothic thường xuất hiện cùng diện mạo mái tóc đen huyền hoặc tóc bạch kim, móng tay được sơn đen và tone trang điểm cũng thiên về sắc đen tương phản cực mạnh trên gương mặt với mắt đen, da trắng bạch tuyết, môi màu đậm sẫm của tone đỏ, tím sẫm hoặc thậm chí là son đen. Hình ảnh này xuất hiện mang đặc trưng phong cách thời trang Gothic. 

Gothic trong phong cách thời trang
Gothic trong phong cách thời trang

Nhưng không dừng lại ở đó, phong cách gothic còn được thể hiện qua sự kết hợp giữa diện mạo, kiểu trang điểm với trang phục là những bộ cánh mang theo vẻ ma mị, váy ren đen, boots cao cổ và áo khoác da màu đen. Bạn chắc hẳn cũng đang hình dung về một diện mạo đầy cá tính hoặc có phần quyến rũ theo cách huyền bí hoặc ma mị. Dù có thiên hướng ra sao, những kiểu trang phục và cách tạo hình đó cũng đậm chất Gothic. Thậm chí bạn cũng có thể nhanh chóng liên tưởng ngay đến hình ảnh của “mụ phù thủy” bước ra từ những câu truyện cổ. 

Phong cách này hiện vẫn được thịnh hành ứng dụng trong đời sống hiện đại và là xu hướng được nhiều người theo đuổi. Đa số những người có cá tính táo bạo sẽ rất ưa chuộng sử dụng phong cách thời trang Gothic. Chúng ta sẽ bắt gặp kiểu phong cách thời trang gothic điển hình nhiều nhất vào dịp lễ hội Halloween. 

3.2. Đặc điểm nổi bật của phong cách thời trang Gothic

Gothic được đưa vào thịnh hành thành một phong cách thời trang với vẻ đẹp đầy ma mị, huyền bí không phải với ý chống đối xã hội. Ý nghĩa của cách sử dụng gothic của giới thời trang đó là tôn lên vẻ đẹp của những mặt tối trong đời sống xã hội. Đặc trưng của phong cách này là thể hiện cá tính nổi loạn, lối trang điểm đậm và nổi bật sự tương phản cực mạnh.

Đặc trưng thời trang gothic
Đặc trưng thời trang gothic

Tìm hiểu phong cách Gothic là gì khá thú vị. Nếu theo đuổi ngành kiến trúc - nội thất hoặc thời trang thì đây là kiến thức quan trọng bạn cần nắm rõ. Tìm hiểu nhiều hơn các thông tin kiến thức thú vị về việc làm, kinh nghiệm làm việc hiệu quả và các kiến thức khác về đời sống qua các bài chia sẻ hữu ích tại Timviec365.vn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;