Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Stakeholders là gì? Quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 02 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Có rất nhiều người tham gia vào việc đưa một dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành thành công . Họ chính là các bên liên quan – Stakeholders. Vậy Stakeholders là gì? …

1. Bạn đã biết stakeholders là gì? Ví dụ nào cho stakeholders?

Có rất nhiều người tham gia vào việc đưa một dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành thành công. Họ là ai? Họ chính là các bên liên quan -stakeholders.

1.1. Thông tin đầy đủ nhất cho Stakeholders là gì?

Stakeholders là gì? Stakeholders là các cá nhân hay tổ chức có ảnh hưởng, có liên quan đến doanh nghiệp hay sự phát triển của doanh nghiệp. Các bên liên quan là cụm từ chỉ những cá nhân liên quan tác động từ bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, họ chịu sự ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh, họ có thể là người quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nhân tố liên kết các stakeholders này chính là lợi ích kinh tế tài chính, doanh nghiệp hoặc một số những lợi ích khác.

Ngoài ra cổ đông chính là các bên liên quan của doanh nghiệp nhưng các bên liên quan thì không hẳn là cổ đông, Các cổ đông bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức sở hữu một phần của công ty. Trong khi các cổ đông là các bên liên quan trong tổ chức, không phải tất cả các bên liên quan đều là cổ đông. Ngoài ra, các cổ đông là các bên liên quan chính, nhưng họ không phải là các bên liên quan chính duy nhất trong tổ chức. Các bên liên quan chính khác bao gồm, nhưng không giới hạn, khách hàng và nhân viên. Một trong những thách thức của việc quản lý một tổ chức là cân bằng nhu cầu của cả các bên liên quan chính và phụ.

Thông tin đầy đủ nhất cho Stakeholders là gì?
Thông tin đầy đủ nhất cho Stakeholders là gì?

Chính vì vậy, nếu không khéo léo xử lý vấn đề thì các bên liên quan rất có thể sẽ xung đột lợi ích với nhau. Chẳng hạn, các quản lý cao cấp của doanh nghiệp muốn được tăng lương, nghĩa là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra sẽ nhiều hơn họ buộc phải tăng giá dịch vụ từ khách hàng, trong khi đó khách hàng lại muốn sử dụng dịch vụ giá thấp hơn, nếu không họ sẽ chọn doanh nghiệp khác còn chủ doanh nghiệp vẫn muốn duy trì thậm trí tăng lợi ích tối thiểu của mình. Sự mâu thuẫn lợi ích này đã kéo theo sự mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan với nhau. Các bên liên quan chính trong một tập đoàn điển hình là các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên, lý thuyết là như vậy nhưng thực tế vượt ra ngoài khái niệm ban đầu này, các bên liên quan còn có thể bao gồm cộng đồng, chính phủ hoặc hiệp hội thương mại, …

Còn stakeholder là một biên liên quan. Một bên liên quan là một cá nhân, hay một bên có lợi ích trong doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới các bên liên quan khác nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chính những bên liên quan khác ấy. Một bên liên quan thường sẽ là một cá nhân hoặc một tổ chức bị ảnh hưởng bởi kết quả của dự án, sự  phát triển doanh nghiệp, chính vì vậy họ mong muốn sự thành công của những dự án đó. Họ cũng có thể là cá nhân tham gia dự án hoặc chỉ là bên đầu tư vốn. Nhìn chung, một bên liên quan hay các bên liên quan đều sẽ có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của dự án.

Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về các bên liên quan đó là bất kỳ cá nhân nào, nhóm nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, của dự án hay tổ chức thi đều là các bên liên quan. Thực tế, dự án dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến những những bên liên quan trong đó, họ có thể có quyền lực trong quá trình thực hiện hoặc không. Một số ví dụ về các bên liên quan chính là chủ nợ, giám đốc, nhân viên, chính phủ (và các cơ quan chính phủ), chủ sở hữu (cổ đông), nhà cung cấp, đoàn thể và cộng đồng nơi doanh nghiệp rút nguồn lực.

Không phải tất cả các bên liên quan đều như nhau. Khách hàng của công ty có quyền tiến hành giao dịch với doanh nghiệp hay không nhưng họ không được xem xét giống như nhân viên của công ty. Một ví dụ về tác động tiêu cực đến các bên liên quan là khi một công ty cần cắt giảm chi phí và lên kế hoạch cho một đợt sa thải thì các bên liên quan sẽ trực tiếp chịu những tác động đó.  Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều bên liên quan khác, đặc với người lao động, những bên liên quan tiếng nói không có nhiều trọng lượng.

1.2. Ai là những bên liên quan?

Chúng ta sẽ có một danh sách dài các stakeholders nhưng có thể tóm lược họ như sau :

- Lãnh đạo dự án

- Quản lý cấp cao

- Thành viên nhóm dự án

- Khách hàng dự án

- Quản lý tài nguyên

- Quản lý dây chuyền

- Nhóm người dùng dự án

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

Ai là những bên liên quan?
Ai là những bên liên quan?

- Người kiểm tra sản phẩm

- Nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án khi nó tiến triển

- Nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án sau khi hoàn thành

- Nhà thầu phụ của dự án

- Tư vấn cho dự án

- Nhà cung cấp

- Khách hàng

- Người có ảnh hưởng như công đoàn, truyền thông, …

Xác định ai là các bên liên quan trong dự án của bạn là chìa khóa của thành công. Nếu các bên liên quan của bạn không hài lòng, thì dự án không thành công hoàn toàn.

1.3. Hiểu rõ hơn về stakeholders là gì qua những ví dụ cụ thể …

Để hiểu rõ hơn về các bên liên quan đặc biệt là bên liên quan từ nội bộ doanh nghiệp và các bên liên quan từ bên ngoài cũng như vai trò của họ. Bạn hãy đọc tiếp những ví dụ sau:

Hiểu rõ hơn về stakeholders là gì qua những ví dụ cụ thể …
Hiểu rõ hơn về stakeholders là gì qua những ví dụ cụ thể …

Các bên liên quan có thể là nội bộ hoặc bên ngoài. Các bên liên quan nội bộ là những người có lợi ích trong một công ty thông qua mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển doanh nghiệp, chẳng hạn như việc làm, quyền sở hữu hoặc đầu tư. Các bên liên quan bên ngoài là những người không trực tiếp làm việc với một công ty nhưng bị ảnh hưởng theo một cách nào đó bởi các hành động và kết quả của việc kinh doanh nói trên. Các nhà cung cấp, chủ nợ và các nhóm công chúng đều được coi là các bên liên quan bên ngoài.

Ví dụ về những bên liên quan từ nội bộ công ty: Các nhà đầu tư chính là những cổ động của doanh nghiệp, họ chính là các bên liên quan nội bộ phổ biến nhất và cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả từ những dự án hay từ sự ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó bằng cách định hưởng, thêm vốn hay rút vốn, rút cổ phần khỏi công ty khi dự án đang diễn ra. Đơn cử như một doanh nghiệp đầu tư  5 tỷ vào một công ty mới khoải nghiệp về công nghệ để đổi lấy 10% vốn chủ sử hữu - cổ phần trong đó, họ có ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp khởi nghiệp, công ty đó trở thành một bên liên quan nội bộ của công ty khởi nghiệp. Sự đầu tư vốn này của họ sẽ ảnh hưởng hưởng đến sự thành công của công ty startup đó, đồng thời, những lợi ích từ số vốn đầu tư này sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều dựa trên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp start up. Những bên liên quan nội bộ công ty họ được hưởng quyền lợi đầu tư của mình. Những quyền lợi đầu tư này có thể trong tài chính đó là có quyền quyết định với tài sản của mình trong doanh nghiệp như tiền, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ trợ, chứng khoán, … hoặc quyền lợi về định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Một ví dụ về các bên liên quan tác động từ bên ngoài: Các bên liên quan bên ngoài khó xác định hơn một chút, vì họ không có mối quan hệ trực tiếp với công ty. Thay vào đó, một bên liên quan bên ngoài thường là một người hoặc tổ chức bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, khi một công ty vượt quá giới hạn cho phép của lượng khí thải carbon, thị trấn nơi công ty được đặt được coi là một bên liên quan bên ngoài vì nó bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm gia tăng. Ngược lại, các bên liên quan bên ngoài đôi khi cũng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến một công ty nhưng không trực tiếp gắn liền với nó.

Như đã nói ngay từ đầu, khi có hơn một bên liên quan trong sự phát triển của doanh nghiệp hay dự án sẽ rất dễ dẫn đến những xung đột về lợi ích. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Việc làm tài chính doanh nghiệp

2. Những vấn đề thường xảy ra giữa các bên liên quan - stakeholders

Khi có quá nhiều người có thể ảnh hưởng đến một vấn đề thì xung đột là điều chắc chắn xảy ra.

2.1. Xung đột về quyền lợi và ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi

Một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra, dễ xảy ra khi có nhiều bên liên quan trong một doanh nghiệp đó chính là khả năng về sự xung đột lợi ích hay sự liên kết giữa chính những bên liên quan đó. Tuy nhiên, trong thực tế những xung đột này đôi khi lại không dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có đôi khi họ đối đầu trực tiếp với nhau. Điều này ảnh hưởng nghiệp trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu rõ hơn về stakeholders là gì qua những ví dụ cụ thể …
Xung đột về quyền lợi và ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi

Hình ảnh xung đột giữa các bên liên quan với nhau được tái hiện rất rõ ràng qua những bộ phim điện ảnh đặc biệt là điện ảnh Hàn Quốc, mỗi khi có vấn đề xảy ra cuộc họp hội đồng quản trị được tổ chức và họ tranh giành, đả kích lẫn nhau. Hoặc họ ngấm ngầm hãm hại nhau để chiếm cổ phần cao hơn, quyền quyết định cao hơn trong doanh nghiệp. Đây chính là sự xung đột giữa các bên liên quan.

Đó là xung đột cấp cao, ở cấp nhỏ hơn, cũng tương tự như vậy. Ví như mục tiêu chính của một tập đoàn, ví dụ, từ quan điểm của các cổ đông, là tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị của cổ đông . Vì chi phí lao động là một chi phí đầu vào quan trọng đối với hầu hết các công ty, một công ty có thể tìm cách kiểm soát chặt chẽ các chi phí này. Điều này có thể có tác dụng làm cho một nhóm các bên liên quan quan trọng khác, nhân viên của nó, không hài lòng. Các công ty hiệu quả nhất quản lý thành công lợi ích cá nhân và kỳ vọng của các bên liên quan của họ.

Giá trị cổ đông là giá trị được giao cho các chủ sở hữu vốn của một tập đoàn do khả năng quản lý để tăng doanh thu dẫn đến tăng cổ tức và tăng vốn cho các cổ đông . Giá trị cổ đông của một công ty phụ thuộc vào các quyết định chiến lược được đưa ra bởi ban giám đốc và quản lý của công ty, bao gồm khả năng đầu tư khôn ngoan và tạo ra lợi nhuận tốt cho vốn đầu tư . Nếu giá trị này được tạo ra, đặc biệt là trong dài hạn, giá cổ phiếu tăng và công ty có thể trả cổ tức bằng tiền mặt lớn hơn cho các cổ đông đặc biệt, có xu hướng gây ra sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cổ đông. Giá trị cổ đông có thể trở thành một vấn đề nóng bỏng đối với các tập đoàn, vì việc tạo ra lợi nhuận lớn có cho các cổ đông của tập đoàn không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Khi ấy xung đột giữa các bên liên quan chắc chắn sẽ xảy ra.

2.2. Xung đột giữa các bên liên quan nội bộ (cổ đông) và các bên liên quan khác

Các bên liên quan bị ràng buộc với một công ty với một số loại lợi ích được giao, thường là trong dài hạn và vì lý do nhu cầu lớn hơn. Trong khi đó, một cổ đông có lợi ích tài chính, nhưng một cổ đông có thể bán một cổ phiếu và mua các cổ phiếu khác nhau hoặc giữ tiền thu được bằng tiền mặt; họ không có nhu cầu lâu dài cho công ty và có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Ví dụ: nếu một công ty hoạt động kém về tài chính, các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của công ty đó có thể bị ảnh hưởng nếu công ty không còn sử dụng dịch vụ của họ nữa. Tương tự, nhân viên của công ty, những người có liên quan và dựa vào đó để kiếm thu nhập, có thể mất việc. Tuy nhiên, các cổ đông của công ty có thể bán cổ phiếu của họ và hạn chế thua lỗ.

Việc làm chuyên viên tài chính

Xung đột giữa các bên liên quan nội bộ (cổ đông) và các bên liên quan khác
Xung đột giữa các bên liên quan nội bộ (cổ đông) và các bên liên quan khác

Không chỉ có vậy, xung đột giữa các bên liên quan nội bộ với bên ngoài cũng thường xuyên xảy ra. Ví dụ như nhà máy hoạt động đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm cho người lao động như lại gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí đến môi trường xung quanh. Dân cư xung quanh đó khiếu nại, nhà máy nếu không tìm được giải pháp họ buộc phải đóng cửa, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông và quyền lợi của người lao động. Người lao động lại cũng chính là dân cư xung quanh đó.

3. Dung hòa giữa các bên liên quan – bài học trong quản trị doanh nghiệp

Có rất nhiều người tham gia vào việc đưa một dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành thành công. Bạn sẽ phải học cách đối phó với nhiều tính cách khác nhau và đảm bảo rằng bạn đang có một cuộc đối thoại hữu ích với họ để biết các mục tiêu dự án mà bạn được thuê để đáp ứng. Nếu không đảm bảo điều này rất có thể xung đột sẽ xảy ra. Vậy làm sao để dung hòa giữa các bên liên quan nhằm hạn chế tối đa những xung đột có thể xảy ra?

3.1. Hiểu rõ về tầm ảnh hưởng và lợi ích của các bên liên quan

Sự hiểu biết của các bên liên quan chính và phụ, cũng như lợi ích và ảnh hưởng của họ là rất cần thiết để quản lý hiệu quả của tổ chức. Trong khi các bên liên quan chính có lợi ích trực tiếp trong tổ chức, các bên liên quan thứ cấp có lợi ích gián tiếp. Ví dụ, các bên liên quan thứ cấp có thể làm việc cho một tổ chức riêng biệt chịu trách nhiệm giám sát tổ chức hoặc họ có thể kiếm kế sinh nhai từ một tổ chức, chẳng hạn như các cơ quan chính quyền địa phương, dựa vào sự thành công của tổ chức để giữ cho các cơ quan của họ hoạt động.

Hai nhóm này thường có lợi ích chung, nhưng đôi khi cũng có những lợi ích trái ngược nhau. Điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo tổ chức là hiểu được tác động của nhu cầu và ảnh hưởng của cả hai nhóm.

Dung hòa giữa các bên liên quan – bài học trong quản trị doanh nghiệp
Dung hòa giữa các bên liên quan – bài học trong quản trị doanh nghiệp

3.2. Đảm bảo và rõ ràng lợi ích của họ

Lợi ích của các bên liên quan chính thường được xem xét trước những lợi ích của các bên liên quan thứ cấp. Các bên liên quan chính, bao gồm các cổ đông và nhà đầu tư, có quyền lợi trong việc đảm bảo tổ chức thành công về mặt tài chính. Nhân viên dựa vào tổ chức để đảm bảo công việc và nhà cung cấp dựa vào tổ chức để mua hàng hóa và dịch vụ. Những lợi ích này có thể xung đột đôi khi. Ví dụ, việc tăng lương nhân viên đôi khi chỉ có thể được thực hiện nếu cổ tức được cổ đông đồng ý.

Stakeholders – các bên liên quan có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển doanh nghiệp việc làm của người lao động hay khách hàng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ Stakeholders là gì? Cùng với đó là những thông tin liên quan khác cho bạn. Nhớ đón đọc những số tiếp theo của Timviec365.vn để nắm thêm thông tin cho mình bạn nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý