Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS và những thông tin thú vị bên trong

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Không gian vũ trụ có lẽ là điều khiến con người ta tò mò nhất cũng là nơi mà con người muốn chinh phục, tìm hiểu nhất. Chính vì thế mà việc bay vào vũ trụ và đặt các trạm không gian hay vệ tinh trên đó là những bước tiến cực kỳ quan trọng với sự khám phá của con người trong thế giới bí ẩn đó. Và Trạm vũ trụ Quốc tế ISS chính là một “tác phẩm” tiêu biểu trong hành trình rất dài này. Hãy cùng khám về về lịch sử ra đời cũng như những sự thật, thông tin xoay quanh trạm vũ trụ được xem là nơi ở của các phi hành gia trên vũ trụ bao la này nhé!

1. Trạm vũ trụ Quốc tế ISS là gì?

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS hay còn được gọi là Trạm Không gian Quốc tế và có tên tiếng anh là International Space Station. ISS được biết đến là một công trình mang tính quốc tế với sự hợp tác của 5 cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ trên thế giới, bao gồm NASA của Mỹ, RKA của Nga, JAXA của Nhật Bản và ESA của 10 trong 17 nước thành viên từ Châu Âu. Mục đích xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế ISS chính là phục vụ cho việc nghiên cứu về không gian ở trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất.

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

ISS bắt đầu được xây dựng từ năm 1998 và đây cũng là trạm vũ trụ duy nhất có con người sinh sống thường trực ở trên đây. Ngày 2/11/2000, ISS đón những phi hành gia đầu tiên từ Trái Đất lên vũ trụ và bắt đầu hình thành giai đoạn làm việc lâu dài ở trên không gian. Khi ấy, phi hành đoàn Expedition 1 chính là nhóm phi hành đoàn đầu tiên đặt chân lên ISS. Kể từ đó đến nay, trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS vẫn luôn có bóng dáng con người. Hiện tại, Expedition 65 chính là nhóm phi hành đoàn đang sinh sống trên ISS. Họ đã lên đây bắt đầu từ tháng 4/2021 và dự kiến thời gian sẽ quay trở về Trái Đất là vào tháng 10/2021.

Nói tới Trạm không gian Quốc tế ISS thì do hoạt động ở tầm thấp nên việc quan sát trạm hoàn toàn có thể được thực hiện khi bạn ở dưới mặt đất. ISS cách mặt đất khoảng 400km và có sự phản chiếu rất rõ khi gặp ánh mặt trời do có nhiều pin mặt trời rộng xung quanh. Vì thế nếu như đứng dưới mặt đất và nhận thấy một vật bay nhanh hơn so với máy bay, nhưng lại chậm hơn so với sao băng và phát sáng thì đó có thể chính là Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Tất nhiên, để tăng khả năng chính xác hơn thì bạn nên tìm hiểu kỹ về hướng di chuyển của ISS để biết khi nào nó sẽ di chuyển tới vị trí của bạn. Vận tốc trung bình mà ISS di chuyển trong không gian là 27.743,8 km/giờ, tương ứng với 15,79 lần nó bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

Dự án được xây dựng ngoài không gian
Dự án được xây dựng ngoài không gian

Là một dự án được xây dựng ngoài không gian và là công trình mang tính quốc tế nên chi phí xây dựng nên ISS thực tế khiến người khác tò mò. Tuy nhiên, một sự thật là rất khó để có thể xác định một cách chính xác về tổng chi phí xây dựng ISS và con số ấy đã vượt xa với những gì mà các cơ quan không gian tham gia nhận định ban đầu. ESA đã đánh giá con số chi cho việc xây dựng ISS từ khi bắt đầu tới khi hoàn thành vào năm 2010 rơi vào khoảng 130 tỷ USD, tương đương với 100 tỷ euro, dù vậy, con số này vẫn chưa phải là một con số chính xác bởi khó xác định được chi phí mà Nga hay Mỹ cũng như các cơ quan khác đóng góp cho ISS.

2. Lịch sử ra đời và hình thành của Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Nói tới sự ra đời của Trạm vũ trụ Quốc tế ISS thì đây được xem là kết quả của hai dự án không gian lớn nhưng không thể thực hiện riêng biệt vì thiếu kinh phí. Cụ thể thì đó là dự án của Hoa Kỳ với Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) và dự án còn lại là của Nga với Trạm vũ trụ Hòa bình 2 (Mir 2). 

Ban đầu, vào năm 1984, Tổng thống Hoa kỳ lúc đó là ông Ronald Reagan đã đưa ra thông báo về việc Mỹ bắt đầu xây dựng một trạm quỹ đạo của mình trong không gian. Kế hoạch của NASA là sẽ sử dụng các tàu con thoi để đưa các mô đun của trạm vũ trụ này lên trên đó và tạo thành Trạm vũ trụ Tự do, giống như cách mà Liên Xô đã làm để thực hiện dự án Mir.

Lịch sử ra đời
Lịch sử ra đời

Tuy nhiên, tất cả đã bị hủy bỏ khi Liên Xô chính thức sụp đổ, cùng với đó là chiến tranh lạnh đã kết thúc và cuộc chạy đua về không gian cũng chấm dứt. và đây chính là thời điểm mà các cơ quan, tổ chức hoạt động nghiên cứu không gian của Hoa kỳ bắt đầu tiến hành đàm phán với các đối tác quốc tế có sự phát triển mạnh về không gian. Những quốc gia mà Hoa Kỳ liên hệ chính là những quốc gia đã xây dựng nên ISS, đó là Canada, Nhật Bản, Châu Âu và không thể thiếu đó là Nga.

Dự án về sự hợp tác giữa 5 cơ quan không gian này sẽ là sự kết hợp và liên kết các kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ của cả 5 cơ quan lại với nhau và đã được công bố lần đầu tiên vào năm 1993. 

Về cơ bản thì Trạm vũ trụ Quốc tế ISS được tạo thành dựa trên việc lắp ghép 2 mô đun với nhau. Tuy nhiên, điểm thú vị chính là 2 mô đun này được nghiên cứu và phát triển bởi 2 quốc gia có nền khoa học về không gian vũ trụ phát triển nhất thế giới là Nga và Mỹ. Phần mô đun do Mỹ phát triển có tên gọi là Unity, trong khi đó, mô đun của Nga chính là Zarya. Cho đến ngày nay thì hai mô đun được lắp ghép trên Quỹ đạo của Trái Đất này vẫn tồn tại và hoạt động bình thường.

Sự kết hợp của 5 cơ quan
Sự kết hợp của 5 cơ quan

3. Những nghiên cứu trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Trên ISS không đơn giản chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu về không gian vũ trụ, mà ở đây còn có các dự án khác nữa mà con người thực hiện trên đây. 

Đầu tiên chính là những kế hoạch nghiên cứu về sinh vật học trên ISS. Mục đích chính của những nghiên cứu này chính là việc khám phá cũng như nâng cao hiểu biết của con người về sự ảnh hưởng của môi trường ngoài không gian không trọng lực tới cơ thể con người ra sao. Teo cơ, loãng xương hay các sự thay đổi của chất lỏng đều được phục vụ cho những nghiên cứu này và nếu như thành công thì việc con người có thể sống lâu hơn trên không gian là rất khả thi. 

Cùng với đó, những nghiên cứu về sự tiến hóa, tăng trưởng, phát triển ở bên trong động thực vật cũng được đưa vào nghiên cứu trên ISS.

Một trong những vấn đề được xem là nổi bật chính là nghiên cứu trong vật lý. Vật lý chất lỏng ở trong môi trường vi trọng lực, sự kết hợp của các chất lỏng trong không gian,... là những thí nghiệm mà các nhà khoa học vô cùng quan tâm. Thêm vào đó chính là nghiên cứu về sự cháy ở trong một môi trường mà trọng lực bé hơn so với ở Trái Đất. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ có ứng dụng rất lớn trong hoạt động kinh tế cũng như các vấn đề về môi trường. 

Những nghiên cứu trên ISS
Những nghiên cứu trên ISS

Mục đích dài hạn cho những nghiên cứu này chính là việc phục vụ cho các lĩnh vực như xây dựng các căn cứ trên không gian, tìm tòi và thám hiểm những hành tinh mới hay sự sống cho con người trên không gian hay các phương pháp để chữa các căn bệnh khó hiện nay mà con người mắc phải,...

4. Những thảm họa trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Với bất kỳ công trình nào cũng vậy, những sự cố xảy ra là điều hết sức “bình thường”. Và Trạm vũ trụ quốc tế ISS cũng không ngoại lệ. 

Sự cố đầu tiên chính là thảm họa tàu Columbia vào ngày 1/2/3003. Khi thảm họa này xảy ra, Mỹ đã đình chỉ hoạt động của các tàu con thoi trong vòng 2,5 năm. Trong khoảng thời gian đó, mọi hoạt động thay đổi phi hành đoàn đều do Nga thực hiện với con tàu vũ trụ mang tên Soyuz. 

Đến năm 2006, một sự cố khói đã xảy ra trên ISS, các phi hành gia của Nga đã phải kích hoạt báo cháy vì có một máy cung cấp oxy phát khói. Điều này gây ra một sự sợ hãi không hề nhỏ với phi hành đoàn Expedition 13 bởi lửa có thể bùng ra ngay trên mô đun. Thật may mắn là không có một ngọn lửa nào xuất hiện trong mô đun và các phi hành gia đều an toàn. Giải thích cho sự cố này thì đây chính là bởi sự rò rỉ  của kali hidroxit từ một lỗ thông oxi và ngay sau đó thì thiết bị này đã được dừng hoạt động. 

Những sự cố trên đây
Những sự cố trên đây

Vào ngày 14/6/2007, tại khu vực của Nga, một máy tính đã ngừng hoạt động do bị trục trặc. Điều này đã dẫn đến sự cung cấp oxy bị ngừng lại, máy lọc carbon dioxide và các thiết bị hệ thống kiểm soát môi trường cũng dừng  hoạt động theo. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này là do sự tăng lên quá cao ở nhiệt độ và khi máy tính khởi động bình thường thì đã tạo ra một báo động sai về hỏa hoạn. 

Đây chính là những sự cố tiêu biểu đã xảy ra ở trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Điều may mắn là tất cả sự cố đều được kiểm soát và đã không tạo ra quá nhiều hậu quả nặng nề nào trên môi trường không gian này.

5. Những điều có thể bạn chưa biết về Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

9 nhà khoa học chính là số lượng người tối đa mà ISS có thể duy trì. Tuy nhiên, thông thường, để đảm bảo nhất thì sẽ có 3 phi hành gia là luôn ở trên trạm không gian này và sẽ luân phiên nhau để thực hiện các nghiên cứu ở trên ISS. Tính tới thời điểm hiện tại thì trên ISS đang có 7 nhà khoa học sinh sống và nghiên cứu ở đây.

Ở trong ISS cũng được trang bị khá đầy đủ để đảm bảo việc sinh hoạt cho các phi hành gia. 2 phòng tắm, 1 phòng tập gym và chỗ ngủ nghỉ đều rất đầy đủ, cùng với đó chính là 50 chiếc máy tính dùng để điều khiển các hoạt động ở trên trạm. 

Những điều có thể bạn chưa biết
Những điều có thể bạn chưa biết

Mặc dù vậy thì việc sống ở trên không gian cũng sẽ khác so với dưới mặt đất. Lương thực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường không có trọng lực đã tạo ra sự khác biệt này. Mọi nhu yếu phẩm đều sẽ được gửi từ dưới địa cầu lên đây thông qua các con tàu chở hàng hóa. Nước trên ISS thường sẽ tồn tại ở dạng giọt nước hay là những quả cầu nước nhỏ, các nhà khoa học phải làm quen với việc sử dụng nước khác biệt này khi sống trong môi trường không trọng lực. 

Khối lượng của trạm ISS có thể lên tới gần 420 nghìn tấn và sử dụng năng lượng mặt trời cho các hoạt động. Mảng pin năng lượng mặt trời được sử dụng cho ISS nếu quy đổi ra có thể tương đương với 8 sân bóng rổ. 

Cho tới thời điểm hiện tại, số nhà khoa học và phi hành gia đặt chân đến ISS đã lên tới hơn 230 người. Và những người này đến từ nhiều quốc gia và mang trong mình quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, điểm đặc biệt chính là chưa có một người Trung Quốc nào đặt chân lên đây, cho dù Trung Quốc là một đất nước rất hùng mạnh về mặt kinh tế. 

Xoay quanh ISS
Xoay quanh ISS

Việc xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế ISS vẫn không ngừng phát triển khi đây sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu không gian lớn nhất. Và biết đâu, trong tương lai, với việc nghiên cứu không ngừng nghỉ này thì con người có thể khám phá được nhiều điều lý thú hơn nữa và góp phần mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho Trái Đất cũng như chính chúng ta. 

Trên đây chính là thông tin chi tiết về Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Hy vọng rằng, những thông tin này đã thực sự hữu ích với các bạn.

Kính thiên văn Hubble - “Mắt Thần” của trái đất trong vũ trụ

Vào tháng 4/1990, kính thiên văn Hubble - đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới trị giá trên 1,5 tỷ đô la đưa tàu con thoi Discovery bay vào không gian với nhiệm vụ quan trọng là làm “mắt thần” của con người để quan sát tất cả những gì diễn ra trong vũ trụ. Dù đã tạm dừng hoạt động để bảo trì tính đến tháng 5/2021, thế nhưng những đóng góp quan trọng này của Hubble vẫn mãi được lưu danh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kính thiên văn Hubble các bạn nhé.

Kính thiên văn Hubble

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý