Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kính thiên văn Hubble - “Mắt Thần” của trái đất trong vũ trụ

Tác giả: Lại Trang

Ngày cập nhật: 02/06/2021

Vào tháng 4/1990, kính thiên văn Hubble - đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới trị giá trên 1,5 tỷ đô la đưa tàu con thoi Discovery bay vào không gian với nhiệm vụ quan trọng là làm “mắt thần” của con người để quan sát tất cả những gì diễn ra trong vũ trụ. Trong vòng 30 năm làm nhiệm vụ quan sát không gian của mình, Hubble đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng chinh phục không gian của loài người bằng việc gửi về trái đất hàng loạt những dữ kiện quan trọng về thiên hà, vật thể trong không gian...góp công lớn vào việc giúp khoa học giải mã ẩn số về vũ trụ. Dù đã tạm dừng hoạt động để bảo trì tính đến tháng 5/2021, thế nhưng những đóng góp quan trọng này của Hubble vẫn mãi được lưu danh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với Lại Trang tìm hiểu kỹ hơn về kính thiên văn Hubble các bạn nhé. 

1. Kính viễn vọng không gian Hubble - “mắt thần” của Trái Đất

Nếu trót dành tình yêu cho ngành vũ trụ - thiên văn học hoặc đơn giản chỉ dành cảm thấy thích thú khi được hòa mình vào những tin tức thú vị qua những phát minh về không gian, biểu tượng chứng minh cho sự kiểm soát không gian của con người thì chắc chắn rằng những thông tin sau đây về kính viễn vọng Hubble, bạn sẽ chẳng thể nào bỏ lỡ. Kính viễn vọng không gian Hubble hay Hubble Space Telescope là loại kính viễn vọng không gian mang biểu tượng của Nasa.

Tên của kính viễn vọng này được đặt theo tên của một nhà thiên văn học nổi tiếng của thế kỷ XX là Edwin Powell Hubble (1889-1953), người đã khai sinh ra thuyết vũ trụ giãn nở và những minh chứng đầy đủ nhất cho sự hình thành và phát triển của vũ trụ trong vụ nổ Bigbang.

 Kính viễn vọng không gian Hubble - “mắt thần” của Trái Đất
 Kính viễn vọng không gian Hubble - “mắt thần” của Trái Đất

 Dù không phải là chiếc kính không gian đầu tiên của con người phóng lên vũ trụ thế nhưng Hubble lại là “mắt thần” lớn nhất và hoạt động mạnh nhất trước khi người anh em kế nhiệm James Webb ra đời. Hubble được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của trái đất ở độ độ cao trên 610 Km, cao hơn quỹ đạo của trạm không gian quốc tế ISS đến 220 Km.

Để đảm bảo thực hiện trọn vẹn được sứ mệnh quan sát và truyền những tin tức hot nhất về Trái đất từ vũ trụ mà khối lượng của Hubble cũng được xếp vào dạng khủng nhất thế giới đến thời điểm hiện tại với khoảng 12 tấn, khối lượng tương đương với một chiếc xe bus. Di chuyển với tốc độ khoảng 7500 m/s, theo các nhà thiên văn học, Hubble có thể quay quanh trái đất của chúng ta một vòng trong khoảng 97 phút với khoảng 15 lần mỗi ngày.

Là kính thiên văn phản xạ hiện đại, Huuble được trang bị đầy đủ máy tính, gương thu ánh sáng chạy bằng năng lượng mặt trời với nhiệm vụ quan trọng nhất là chụp lại toàn bộ những hình ảnh của vũ trụ với ánh sáng khả kiến, tia hồng ngoại và tia cực tím. Tất cả những trang thiết bị này đều được thiết kế dưới điều kiện hoạt động ngoài khí quyển. 

2. Lịch sử ra đời của kính thiên văn Hubble có gì đặc biệt?

Hubble chính thức được phóng vào vũ trụ vào ngày 24/4/1990 sau nhiều nỗ lực cơ quan hàng không Mỹ Nasa. Sau hơn 3 thập kỷ hoạt động, những nhiệm vụ của Hubble được gắn chặt với nhiệm của tàu con thoi, Hubble đã gửi về trái đất nhiều hình ảnh vũ trụ phục vụ trực tiếp cho công cuộc nghiên cứu không gian của các nhà khoa học.

Lịch sử ra đời của kính thiên văn Hubble có gì đặc biệt?
Lịch sử ra đời của kính thiên văn Hubble có gì đặc biệt?

Tuy nhiên, khi bàn về lịch sử của kính không gian này, nhiều tài liệu về sáng chế các trang thiết bị trên vũ trụ có ghi lại rằng, đã có một hành trình gian nan để chế tạo và phóng tàu con thoi discovery đưa thành công Hubble lên quỹ đạo trái đất. Thực ra ý định ra đời một kính viễn vọng đã ra đời từ những năm 1940 bởi nhà thiên văn học Lyman Spitzer. Vậy nhưng đến tận cuối thập niên 60, Nancy Grace Roman mới chính thức trở thành “mẹ đẻ” của Hubble khi đưa ra đề án nghiên cứu và ứng  dụng. Tuy nhiên đến năm 1970, những ý định này cũng chỉ là ý tưởng. 

Trong suốt khoảng trên 30 năm đó, Nasa vẫn phải bỏ ra số tiền khổng lồ lên đến trên 1 tỷ đô la để thực hiện các dự án. Cuối cùng, để thúc đẩy cho chiến lược chế tạo kính không gia trở thành hiện thực, Nasa đã yêu cầu những đối tác của họ lúc này là ESA (Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu) hỗ trợ thêm trang thiết bị. Nhận lời “cầu cứu” của đồng minh, ESA đã quyết định cung cấp cho cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ những tấm pin mặt trời và một vài trang thiết bị vào quá trình hoạt động của Hubble.

Đổi loại, họ có khoảng 15 % thời gian quan sát những vật thể trong không gian gửi về Hubble. Thế nhưng, đó chỉ là những thỏa thuận ban đầu. Trên thực tế, vẫn có nhiều rào cản nảy sinh trong suốt quá trình chế tạo những trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho Hubble hoạt động, chủ yếu là xuất phát từ những mâu thuẫn trong giao kèo. Dự định cho lần phóng Hubble vào vũ trụ sẽ diễn ra vào năm 1986, song một vụ tai nạn tàu con thoi vào đầu năm đó đã làm ngưng ý định từ các nhà các khoa học. 

Quá trình hoạt động của kính thiên văn Hubble ngoài không gian
Quá trình hoạt động của kính thiên văn Hubble ngoài không gian

Và phải chờ đến 4 năm sau, mọi nỗ lực của Nasa mới được đền đáp khi Hubble được hoàn thiện và phóng vào vũ trụ tại trạm không quân Canaveral, Hoa Kỳ vào ngày 24/4/1990.

Tuy nhiên, những thăng trầm của Hubble vẫn khiến các nhà khoa học phải đau đầu ngay cả thời điểm, chiếc kính không gian này đã nằm trên vũ trụ. Những bức ảnh đầu tiên được chụp và gửi về từ Hubble làm cho giới khoa học thất vọng bởi chúng rất mờ nhạt và không giống những gì họ đã kỳ vọng ban đầu. Sau một thời gian điều tra, các nhà khoa học đã kết luận rằng, lỗi sai nghiêm trọng này thuộc về “cầu sai” với một lỗ thủng có kích thước khoảng 1/50 đường kính của sợi tóc người. V để khắc phục được sự cố, các nhà khoa học lại cung cấp thêm thiết bị cho Hubble, cụ thể hơn là bộ gương mới mang tên Corrective Optics Space Telescope Axial Replacement hay CORSTAR.

Nhờ thiết kế thêm chức năng các phi hành gia có thể sửa chữa trong không gian mà Hubble đã khắc phục được sự cố này và hoạt động hiệu quả và bắt đầu cung cấp thêm những hình ảnh sắc nét. Trong quá trình hoạt động của mình, từ năm 1990 - 2009, đã có đến 4 chiếc tàu con thoi mang thiết bị tân tiến  để trang bị thêm cho Hubble. 

Hubble và quá trình hoạt động gặp trục trặc
Hubble và quá trình hoạt động gặp trục trặc

Do được thiết kế và lắp đặt để hoạt động trong điều kiện trong không gian, cho nên đến tận 3 năm tiếp theo, có nghĩa vào vào năm 1993, chiếc tàu con thoi đầu tiên mang COSTAR với chạm vào vị trí của Hubble để “thay kính” của biểu tượng này, kể từ đó trở đi, Hubble đã hoạt động không ngừng nghỉ để mang đến trung bình 5 - 10GB dữ liệu chụp từ không gian và gửi về từ Trái Đất, cho phép con người nhìn được phạm vi xa nhất của vũ trụ 13,8 tỷ năm tuổi. Việc đưa Hubble vào vũ trụ được xem là thành tựu quan trọng về khoa học vũ trụ lớn nhất của con người từ trước tới nay. Sự kiện này được đặt trên bàn cân tương đương với các sự kiện lớn bao gồm: Đưa con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng.

3. “ Mắt thần” Hubble và sứ mệnh truyền cảm hứng

nhà nghiên cứu về vũ trụ Garth Illingworth“Trước Hubble, về cơ bản, chúng ta không biết gì về các thiên hà khi mới khai sinh trong vũ trụ”. Ông cũng tin rằng, cùng với sự theo dõi sự ra đời của những thiên hà trong vũ trụ mới, Hubble cũng giúp các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều thiên hạ mới được hình thành cùng với đó là giúp họ phân tích thêm được những hợp chất trong vũ trụ.

 Mắt thần” Hubble và sứ mệnh truyền cảm hứng
 Mắt thần” Hubble và sứ mệnh truyền cảm hứng

Kính không gian Hubble mang lại các nhà khoa những bức ảnh tuyệt đẹp từ vũ trụ, nhưng không chỉ có thể, các thành tựu gửi về từ hubble cho phép các nhà khoa học có thể đo được gia tốc của vũ trụ, quan sát bầu khí quyển chung quanh các hành tinh và thuận lợi hơn cho sự theo dõi được các hành tinh trong hệ mặt trời rõ nét hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, Hubble đã hoàn thành sức mạnh cung cấp đến 1,4 triệu lần quan sát, cung cấp các dữ liệu trong hơn 17.000 bài báo lẫn các công trình nghiên cứu.

Chắc khi nhắc đến Hubble, chúng ta không còn quá xa lạ với hình ảnh Hubble Ultra Deep Field - đây là bức ảnh được chụp đẹp nhất của kính không gian này khi ghi lại khoảnh khắc 10.000 thiên hà sáng rực rỡ. Normal cũng nhấn mạnh rằng “Hubble đã thay đổi cảnh quan của thiên văn học và vật lý thiên văn. Nó đã vượt xa các mục tiêu ban đầu và thực hiện một loạt các khám phá quan trọng đột phá. Sứ mệnh của Hubble đã đóng góp to lớn cho sự phát triển khoa học của thời đại chúng ta”. 

Nhờ những dữ liệu của Hubble, hiện mỗi năm có trung bình đến 1000 bài báo khoa học được viết nên và mang đến các độc giả yêu thiên văn học trên toàn cầu. Hubble có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa đến tận 12 tỷ năm ánh sáng. 

Mắt thần Hubble
Mắt thần Hubble

Đặc biệt, so với rất nhiều những khám phá về khoa học thiên văn trước đây của nhân loại, kính không gian Hubble đóng vai trò là thành tựu có tác dụng truyền cảm hứng đến đông đảo công chúng. Không những trở thành tâm điểm của báo chí, dư luận khi trở thành kính viễn vọng không gian lớn nhất và mạnh nhất, Hubble còn được biết đến bởi một bộ phận lớn công chúng và khẳng định được khát vọng “vươn tới các vì sao” của con người.

Cho đến nay, ở tuổi 30 dù đã nhiều lần phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các lỗi phần mềm...nhưng sự hiện diện của Hubble đang chứng tỏ cho sự đóng góp không mệt mỏi của mình cho sự nghiệp thiên văn học và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau nuôi ước mơ khám phá, nghiên cứu về vũ trụ, thiên hà. 

Dù rằng, Hubble của chúng ta đã lớn tuổi và sắp sửa nhường chỗ cho thế hệ kế nhiệm “mạnh mẽ” và hiện đại hơn là James Webb dự định sẽ được Nasa phóng vào vũ trụ vào năm 2025. James Webb theo dự kiến của giới khoa học sẽ hoạt động trên quỹ đạo cao hơn khoảng 1,5 triệu Km từ mặt đất và gấp khoảng 4 lần từ mặt trăng.

Tiến sĩ Mccarthy cũng đã nói rằng “James Webb cũng bắt được ánh sáng bước sóng cận hồng ngoại tốt hơn Hubble cho phép nhìn rõ hơn vào các đám bụi của vũ trụ, nơi các ngôi sao và hành tinh đang hình thành” và còn làm tốt hơn Hubble, tuy nhiên, với sự hiện diện của Hubble trên bầu vũ trụ, đây vẫn mãi là biểu tượng sáng ngời của nền thiên văn học thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Những thành tựu của Hubble
Những thành tựu của Hubble

Thời điểm James Webb phóng lên vũ trụ, Nasa rất muốn mang Hubble trở về và trình diện trong viện bảo tàng, thế nhưng họ cũng phải chấp nhận một sự thật rằng, với kích thước và khối lượng của Hubble, việc trở về Trái đất một cách an toàn là điều không thể.

 Có 2 giải pháp được đặt ra khi kính không gian Hubble ngừng hoạt động, đó chính là dùng tên lửa đẩy hubble rơi xuống đại dương hoặc để cho biểu tượng này trôi nổi trong không gian thêm nhiều thế kỷ nữa. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống giả định xấu nhất đưa ra, đó chính là trọng lực có thể đưa Hubble về và bị nghiền nát ngay khi tiếp xúc với bề mặt khí quyển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh kính viễn vọng Hubble - mắt thần quan sát vũ trụ của con người. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Tình báo công nghiệp

Bên cạnh kính không gian Hubble, các bạn cũng có thể tìm hiểu cụ thể hơn thông tin xoay quanh một chủ đề mới mẻ khác là tình báo công nghiệp trong bài viết dưới đây nhé. 

Tình báo công nghiệp

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý