Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

[Top] Các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk và gợi ý trả lời cho bạn

Đăng bởi Timviec365.vn
IT Helpdesk là vị trí công việc khá hấp dẫn trong ngành công nghệ thông tin hiện nay, thu hút được đông đảo sự quan tâm, theo đuổi của các bạn trẻ. Và nếu bạn đang tìm hiểu và có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí công việc này, hãy cùng theo dõi bài viết sau để nắm được top các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk nhà tuyển dụng hay hỏi nhất cùng các gợi ý trả lời để tự tin vượt qua vòng phỏng vấn nhé!
Việc làm IT phần mềm

1. Các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk phổ biến nhất hiện nay

Các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk phổ biến nhất hiện nay
Các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk phổ biến nhất hiện nay

Câu 1 – Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân của mình

Giới thiệu về bản thân có lẽ là câu hỏi đã vô cùng quen thuộc đối với chúng ta khi tham gia các buổi phỏng vấn xin việc. Mặc dù đây là câu hỏi khá đơn giản và dễ trả lời nhưng lại có vai trò rất quan trọng, giúp các nhà tuyển dụng có thể nắm được những thông tin cơ bản về ứng viên trước khi bắt đầu đưa ra những câu hỏi liên quan đến chuyên môn khác. Hơn nữa, việc bạn giới thiệu về bản thân cũng được xem như lời chào hỏi đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, các bạn chỉ cần trả lời đơn giản, ngắn gọn trong 2 – 3 phút về các thông tin như họ tên, chuyên ngành, trường học, nói một chút về kinh nghiệm, kỹ năng cùng mong muốn của mình đối với công việc để nhà tuyển dụng nắm được. Để tạo ấn tượng tốt khi giới thiệu bản thân, mọi người cần phối hợp giọng điệu, cử chỉ và thái độ cởi mở, vui vẻ.

Ví dụ bạn có thể giới thiệu như sau: Xin chào anh/chị. Tôi tên là Trần Minh Quang, năm nay tôi 25 tuổi, tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa, chuyên ngành công nghệ thông tin. Với 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT Helpdesk cùng các kỹ năng chuyên môn có được sau quá trình học tập, làm việc, tôi hy vọng có thể làm việc với công ty trong thời gian tới để phát huy được những năng lực và góp phần phát triển công ty hơn nữa.

Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân của mình
Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân của mình

Câu 2 – Theo bạn, điểm mạnh – điểm yếu của mình là gì?

Điểm mạnh – điểm yếu của ứng viên là một trong số những yếu tố mà nhà tuyển dụng rất quan tâm. Đây là phần mà các bạn sẽ tự đánh giá về bản thân mình, thông qua đó, các nhà tuyển dụng cũng sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về con người, tính cách của bạn như thế nào, có phù hợp với công việc họ đang tuyển dụng hay không?

Gợi ý trả lời: Trong câu hỏi này, bạn sẽ phải trình bày 2 phần là điểm mạnh và điểm yếu. Nếu như điểm mạnh giúp bạn chứng tỏ được năng lực trước nhà tuyển dụng thì có thể các điểm yếu sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt họ. Do đó, hãy thật cân nhắc và lựa chọn ra những điểm phù hợp nhất.

- Với điểm mạnh, các bạn có thể nói về một số kỹ năng, tính cách của bản thân có liên quan đến chuyên môn IT Helpdesk như là có kiến thức về IT Helpdesk, có khả năng xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tính cách năng động, nhạy bén trong công việc,...

- Còn với các điểm yếu, hãy lựa chọn những điểm mà không liên quan hoặc ít liên quan đến công việc để không gây ảnh hưởng đến kết quả đánh giá từ nhà tuyển dụng như là hơi rụt rè, ngại giao tiếp, xuất hiện trước đám đông, mới tốt nghiệp nên chưa có nhiều kinh nghiệm và mong muốn được học hỏi, trau dồi trong quá trình làm việc,... Hãy nhớ rằng, những điểm yếu bạn đưa ra đều có thể khắc phục được và kèm theo dự định, phương pháp khắc phục trong thời gian sắp tới.

Câu 3 – Bạn biết về công ty chúng tôi như thế nào?

Bạn biết về công ty chúng tôi như thế nào
Bạn biết về công ty chúng tôi như thế nào?

Các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến việc bạn biết về công ty của họ như thế nào, thông qua ai hay địa chỉ nào? Hơn hết họ muốn biết được ứng viên có thực sự hiểu rõ về công ty và tìm hiểu trước khi tham gia phỏng vấn hay không? Do đó, đây cũng là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng IT Helpdesk thường đưa ra cho ứng viên.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển cũng như tham gia vòng phỏng vấn. Theo đó, bạn hãy trình bày về một số vấn đề liên quan như là biết thông tin tuyển dụng qua trang web nào, lĩnh vực hoạt động là gì, văn hóa công ty ra sao, quy mô hoạt động như thế nào?,...

Tuy nhiên, nếu chưa có thông tin chính xác về công ty tuyển dụng thì quý vị không nên đưa ra thông tin không chính xác hay nói dối. Hãy trả lời rằng mình có tìm hiểu qua về công ty nhưng chưa nắm rõ được chi tiết. Bạn cũng có thể đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong tình huống này để họ thấy được bạn cũng đang có nhu cầu muốn biết về công ty của họ.

Ví dụ bạn có thể trả lời như sau: Tôi biết đến công ty qua tin tuyển dụng trên website vieclam88.vn và biết được công ty đang hoạt động trong lĩnh vực tìm việc làm. Định hướng phát triển công ty trong những năm tới đây là đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin tuyển dụng việc làm cho ứng viên, xây dựng văn hóa nhân viên và công ty vững mạnh. Rất hy vọng tôi sẽ có cơ hội được đóng góp công sức cho hoạt động phát triển của công ty trong tương lai.

Việc làm IT phần cứng - mạng tại Hà Nội

Câu 4 – Trước đây bạn từng làm gì? Đã tham gia dự án nào về IT Helpdesk chưa?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu và nắm được kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào, có đảm bảo được các yêu cầu về việc làm IT Helpdesk hay không cũng như trình độ của bạn thông qua các thành tích, dự án đã tham gia.

Gợi ý trả lời: Bạn hãy trả lời thành thật về công việc trước đây mình đã từng làm, bao gồm cả những công việc liên quan đến IT Helpdesk hay những công việc làm thêm như bán hàng, phục vụ,... Nếu bạn đã từng làm công việc liên quan đến chuyên ngành thì hãy đưa ra các dự án mình làm, vai trò là gì, thành tích ra sao? Còn nếu chỉ làm thêm khi còn là sinh viên thì có thể trả lời là mình chưa có cơ hội được làm việc chung với dự án lớn nào, hy vọng trong tương lai sẽ có thể cùng công ty phát triển các dự án IT Helpdesk.

Câu 5 – Khi nhận được 1 dự án IT Helpdesk, bạn sẽ thực hiện theo quy trình như thế nào?

Khi nhận được 1 dự án IT Helpdesk, bạn sẽ thực hiện theo quy trình như thế nào
Khi nhận được 1 dự án IT Helpdesk, bạn sẽ thực hiện theo quy trình như thế nào?

Câu hỏi này sẽ tập trung vào việc khai thác khả năng xử lý công việc của các bạn như thế nào, kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc ra sao cũng như nắm được quy trình phát triển một dự án như thế nào?

Gợi ý trả lời: Khi nhận được câu hỏi này, các bạn có thể trả lời là dựa vào tính chất của từng dự án mà đưa ra các quy trình xử lý khác nhau. Đầu tiên sẽ là tiếp nhận dự án, lập kế hoạch chi tiết và gửi lên trưởng phòng hay giám đốc xem xét, phê duyệt, sau đó huy động các nguồn lực cần thiết (nhân sự, vốn) thực hiện dự án, giám sát dự án thường xuyên và đo lường, đánh kết quả, chất lượng đạt được sau khi kết thúc dự án.

Việc làm IT phần cứng - mạng tại Hồ Chí Minh

Câu 6 – Theo bạn, kỹ năng nào quan trọng nhất với công việc IT Helpdesk?

Nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này để tìm hiểu xem ứng viên có nắm được các yêu cầu cụ thể cho công việc của IT Helpdesk hay không cũng như đánh giá được bạn có những kỹ năng phù hợp với tiêu chí họ đưa ra không?

Gợi ý trả lời:Trong việc trả lời câu hỏi này, thay vì bạn chọn một kỹ năng mà bạn nghĩ là quan trọng nhất, thì hãy đưa ra một danh sách các kỹ năng cần thiết cho công việc IT Helpdesk như khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp - thuyết trình, kiên nhẫn, cẩn thận trong công việc,... Tuy nhiên, kỹ năng được đánh giá cao nhất là khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ thông tin luôn hoạt động một cách mượt mà, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc.

Câu 7 – Bạn đã từng gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc?

Nắm được những khó khăn bạn gặp phải cùng cách xử lý, giải quyết cũng là một điểm giúp nhà tuyển dụng khẳng định được các kỹ năng, năng lực của bạn trong giải quyết vấn đề, điểm yếu của mình như thế nào? Do đó, đây cũng là một câu hỏi được khá nhiều nhà tuyển dụng đưa ra trong khi phỏng vấn các ứng viên.

Bạn đã từng gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc
Bạn đã từng gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc?

Gợi ý trả lời: Theo câu hỏi, bạn hãy đưa ra một số khó khăn mình đã mắc phải nhưng ở mức nhẹ nhàng và mình có thể xử lý được, nên là những khó khăn về vấn đề như thời gian làm việc, dụng cụ chưa đủ,... chứ đừng nói đến các khó khăn như là công việc quá nhiều, dự án quá khó khăn, chưa đủ năng lực xử lý,... bởi điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chưa đủ trình độ cũng như chưa nhiệt huyết, đam mê vì công việc.

2. Một số câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk khác bạn cần quan tâm

Ngoài những câu hỏi trên thì tùy vào từng công ty, doanh nghiệp khác nhau mà nhà tuyển dụng cũng đưa ra thêm một số câu hỏi khác để hiểu rõ hơn về ứng viên như sau:

- Bạn hiểu về công việc của một IT Helpdesk là như thế nào?

- Bạn học được những gì từ các công việc trước đó?

- Tại sao bạn lại quyết định chuyển việc trong thời gian này?

- Bạn mong muốn một môi trường làm việc như thế nào và muốn nhận được gì từ công ty chúng tôi?

Một số câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk khác bạn cần quan tâm
Một số câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk khác bạn cần quan tâm

- Bạn có nghĩ mình xứng đáng được nhận vào làm việc ở vị trí này không?

- Bạn mong muốn có một mức lương ra sao ở vị trí IT Helpdesk?

- Bạn có sẵn sàng nếu thường xuyên phải đi công tác xa hay không?

- Bạn sẽ làm gì để phát triển mảng IT Helpdesk ở công ty chúng tôi?

- Mục tiêu – định hướng của bạn trong tương lai đối với công việc IT Helpdesk này như thế nào?

- Bạn dự định sẽ làm nghề này trong thời gian bao lâu?

-...

3. Ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng những gì trong vòng phỏng vấn?

Các ứng viên khi tham gia phỏng vấn cũng có thể đưa ra cho nhà tuyển dụng một số câu hỏi mà mình quan tâm đối với công việc, quyền lợi của mình khi làm việc tại công ty. Đây là vấn đề mà khá nhiều bạn băn khoăn trước khi đi phỏng vấn, lo sợ. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một số câu hỏi đơn giản, mức độ vừa phải để tăng sự tương tác giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, cho họ thấy được bạn cũng đang quan tâm đến công việc và công ty của họ chứ không đơn thuần chỉ là một người hỏi, một người trả lời. Cụ thể, bạn có thể đưa ra một số câu hỏi dạng như sau:

- Anh/chị có thể nói rõ hơn về nhiệm vụ mình phải làm ở vị trí công việc này như thế nào được không ạ?

- Yêu cầu công ty đặt ra về trình độ và kỹ năng cho vị trí nhân viên IT Helpdesk là gì?

- Thời gian làm việc như thế nào hay thời gian thử việc là bao lâu?

Ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng những gì trong vòng phỏng vấn
Ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng những gì trong vòng phỏng vấn?

- Các chế độ, chính sách dành cho nhân viên IT Helpdesk như thế nào?

- Làm việc ở vị trí này, tôi có thường xuyên phải đi công tác xa hay không?

- Khi nào tôi có thể nhận được kết quả cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay?

Khi đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng, các bạn cần lưu ý ưu tiên cho những câu hỏi liên quan đến sự quan tâm của mình đến công việc, doanh nghiệp trước rồi mới hỏi đến quyền lợi cho bản thân. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn về bạn, nhận thấy bạn là người có đam mê, mong muốn được làm việc tại công ty hơn là chú ý quá nhiều đến các quyền lợi hay mức lương.

Xem ngay: Việc làm IT Helpdesk

4. Những lưu ý quan trọng khi tham gia phỏng vấn IT Helpdesk

Có thể thấy, vượt qua cánh cửa phỏng vấn chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các ứng viên, nhất là những bạn ứng tuyển vào vị trí IT Helpdesk. Bởi đây là công việc đòi hỏi cao về chuyên môn, năng lực, do đó nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều những câu hỏi khắt khe cũng như đánh giá ứng viên trên nhiều phương diện, yếu tố. Chính vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, các bạn cần lưu ý và chuẩn bị kỹ lưỡng một số vấn đề quan trọng sau:

Những lưu ý quan trọng khi tham gia phỏng vấn IT Helpdesk
Những lưu ý quan trọng khi tham gia phỏng vấn IT Helpdesk

- Ôn luyện, củng cố kiến thức chuyên môn thật tốt, tham khảo và tập trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk thường gặp để không bị lúng túng, mất tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng.

- Yếu tố về thời gian là rất quan trọng khi đi phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng các bạn không đến muộn và làm mất thời gian chờ đợi của các nhà tuyển dụng, như vậy họ sẽ đánh giá thấp về sự chuyên nghiệp cũng như sẵn sàng loại bạn ra khỏi danh sách trúng tuyển ngay cả khi bạn là người có kiến thức chuyên môn tốt.

- Trang phục khi tham gia phỏng vấn cần thể hiện bạn là người lịch sự, chỉn chu, tôn trọng nhà tuyển dụng, tuyệt đối không nên mặc những bộ đồ không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

- Bạn cần luôn mang theo bản cứng của hồ sơ xin việc để gửi cho nhà tuyển dụng, dù họ có yêu cầu hay không. Đây là việc làm thể hiện sự chuyên nghiệp, chuẩn bị tốt của bạn cũng như mức độ quan tâm, mong muốn có được công việc như thế nào?

Tham gia phỏng vấn cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức tốt
Tham gia phỏng vấn cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức tốt

- Khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn hãy luôn thể hiện sự tự tin, phong thái vui vẻ, cởi mở, nhìn thẳng vào người đối diện và trả lời thật rõ ràng, rành mạch các câu hỏi họ đưa ra. Điều quan trọng là hãy biết cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, khôn khéo xử lý các tình huống khó và không được mất bình tĩnh trước những thử thách hóc búa từ nhà tuyển dụng. Hãy làm sao để khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy bạn là gương mặt tài năng, sáng giá nhất cho vị trí công việc họ đang tìm kiếm.

- Cuối cùng, bạn đừng quên dành cho nhà tuyển dụng một lời cảm ơn chân thành nhất kèm lời hy vọng sẽ được làm việc với họ trong tương lai. Đây là câu nói rất đơn giản nhưng cũng cho thấy bạn là người tôn trọng họ, trân trọng cơ hội việc làm và khả năng được chọn của bạn cũng sẽ cao hơn.

Hy vọng rằng những thông tin mà vieclam88.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các ứng viên có thể nắm được top các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk thường gặp nhiều nhất cùng các gợi ý trả lời. Từ đó, chúc các bạn tự tin, tỏa sáng trong vòng phỏng vấn và chớp lấy cơ hội việc làm IT Helpdesk tốt nhất trong tương lai. Và đừng quên thường xuyên truy cập, nhận thông báo từ website vieclam88.vn để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về kinh nghiệm phỏng vấn, tìm việc làm cho mình nhé!