Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Mách bạn câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ dễ gặp nhất

Đăng bởi Timviec365.vn
Trong ngành nghề kế toán nói chung thì kế toán công nợ là một vị trí công việc khá quan trọng và có sự ảnh hưởng khá lớn tới tình hình của công ty, doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, việc phỏng vấn vị trí công việc này cũng đòi hỏi những quy trình khá khắt khe. Vậy, những câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ nào thường được sử dụng? Trả lời các câu hỏi này ra sao để có thể nắm bắt được cơ hội việc làm cho mình? bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ.
Việc làm Kế toán - Kiểm toán

1. Những sự chuẩn bị cần thiết trước khi phỏng vấn kế toán công nợ

Các cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là buổi gặp mặt quan trọng với mỗi ứng viên. Đây không chỉ là buổi gặp gỡ đầu tiên mà còn là một buổi tìm hiểu và đánh giá những năng lực ban đầu của nhà tuyển dụng với ứng viên để xác định được năng lực của họ cũng như sự phù hợp với vị trí công việc. Đặc biệt khi vị trí kế toán công nợ là một vị trí khá quan trọng. Vì vậy, trước các buổi phỏng vấn, ứng viên cần có sự chuẩn bị thật tốt để có thể vượt qua cuộc phỏng vấn một cách hoàn hảo nhất.

Chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn?
Chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn?

1.1. Trực tiếp tìm hiểu về vị trí và công ty tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn, bạn cần biết được mình đang ứng tuyển vị trí nào, mô tả công việc của vị trí đó ra sao? Các kỹ năng và tố chất của mình có thực sự phù hợp hay không?

Các thông tin về vị trí ứng tuyển thường là những thông tin dễ bị lướt qua nhất. Tuy nhiên đây lại là những điều rất quan trọng để biết vị trí này có thực sự thích hợp hay không và mình cần có những điều kiện gì để ứng tuyển vào vị trí này. 

Ngoài ra, ứng viên cũng cần tìm hiểu về thông tin của công ty mà mình ứng tuyển. Điều này sẽ giúp cho các ứng viên có được hiểu biết về mục tiêu hoạt động, sứ mệnh, tầm nhìn hay sản phẩm, dịch vụ chính mà công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh. Thông qua những thông tin này để biết được văn hóa doanh nghiệp cũng như tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng vì có sự tìm hiểu kỹ càng và thái độ nghiêm túc trong việc phỏng vấn cũng như công việc.

Tìm hiểu các thông tin liên quan
Tìm hiểu các thông tin liên quan

1.2. Tìm hiểu và chuẩn bị các thông tin về chính mình

Đây là điều rất cần thiết với mỗi ứng viên. Bởi trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về bạn cũng như các năng lực của bạn để đánh giá xem bạn có phải là ứng viên phù hợp hay không.

Hãy liệt kê ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp mà mình có được liên quan gì đến công việc bạn ứng tuyển, cũng như lý do tại sao bạn lại chọn lựa ứng tuyển vị trí này và công ty này. Thêm vào đó là những vấn đề khác xoay quanh cuộc sống hàng ngày của bạn.

Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội

1.3. Kiểm tra và xác nhận lại thời gian, địa điểm và hồ sơ liên quan

Xác nhận thời gian, địa điểm
Xác nhận thời gian, địa điểm

Điều này cần được đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ được thời gian, địa điểm cùng những giấy tờ liên quan để có thể diễn ra một cuộc phỏng vấn tốt đẹp. Đến đúng giờ và đem đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu sẽ chứng tỏ bạn là người cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng theo yêu cầu.

Hơn nữa, việc xác nhận lại thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tính toán được thời gian đi cũng như đường đến địa điểm phỏng vấn một cách đúng nhất, tránh những sự cố bất ngờ có thể xảy ra như lạc đường, tắc đường….

1.4. Xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân

Đây chính là nói đến yếu tố ngoại hình và trang phục của bạn trong buổi phỏng vấn. Hai yếu tố này khá quan trọng bởi nó chính là những thứ đầu tiên đi vào mắt của nhà tuyển dụng. Một hình ảnh chuyên nghiệp ban đầu bao giờ cũng sẽ tạo được những thiện cảm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị về trang phục, ngoại hình
Chuẩn bị về trang phục, ngoại hình

Hãy chuẩn bị một bộ trang phục lịch sự, phù hợp với tính chất công việc và công ty đó, mặc thử để xem có vấn đề gì xảy ra hay không. Hãy chắc chắn rằng bộ trang phục đó đủ lịch sự và đủ thoải mái để bạn có thể tự tin bước vào cuộc phỏng vấn của mình.

1.5. Chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, tự tin

Trước mỗi cuộc phỏng vấn dù lớn hay nhỏ thì ít nhiều tâm lý của ứng viên đều sẽ có sự ảnh hưởng nhất định. Vì thế, cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, tự tin và bình tĩnh để đối mặt với nhà tuyển dụng.

Nếu mất bình tĩnh trong cuộc phỏng vấn thì bạn sẽ rất dễ gặp các sai lầm và trả lời câu hỏi một cách không rõ ràng, mất đi lối suy nghĩ và tư duy của mình.

Do đó, cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng cho bản thân để có thể làm chủ được cuộc phỏng vấn của chính mình.

Chuẩn bị tinh thần
Chuẩn bị tinh thần

Bên cạnh đó, hãy luôn nở một nụ cười và nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để họ thấy được sự tự tin một cách chuyên nghiệp nhưng không thái quá của bạn. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người có bản lĩnh cũng như tâm lý tốt nhưng lại có sự khiêm tốn nhất định và nó cũng giúp bạn kiểm soát được tình hình tốt hơn.

Một sự chuẩn bị tốt trước mỗi cuộc phỏng vấn chưa bao giờ là thừa cả. Nó được coi như một nền tảng để bạn có thể chắc chắn và tự tin hướng về phía trước. Vì thể, bước chuẩn bị nghe có vẻ đơn giản và không cần thiết nhưng thực chất lại có ảnh hưởng khá lớn về sau. 

2. Những câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ thường gặp

Khi mà khâu chuẩn bị đã được đầy đủ về các yếu tố bên ngoài khác thì việc tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ cho buổi phỏng vấn là điều quan trọng không kém. Việc nắm bắt được những câu hỏi này sẽ giúp bạn có thể định hình được các câu trả lời và có thể trả lời tốt nhất.

Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây sẽ là một số câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ dễ gặp nhất và hướng dẫn trả lời dành cho các ứng viên khi tham gia phỏng vấn ngành nghề này.

2.1. Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình

Đây chắc chắn là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng viên. Dù ở vị trí kế toán công nợ hay bất kỳ công việc nào khác. Câu hỏi này nhằm mục đích xác nhận lại một số thông tin trong CV của bạn mà thôi.

CV

Hãy giới thiệu thật ngắn gọn, súc tích và đặc biệt cần nêu ra những thông tin quan trọng như kinh nghiệm trong nghề, nơi làm việc cũ, kỹ năng ra sao hay ngành học của bạn và tóm tắt những thành công bạn đạt được.

Câu hỏi về bản thân
Câu hỏi về bản thân

Câu hỏi này nghe có vẻ dễ nhưng thực chất lại khá khó. Vì điều này dễ khiến cho những người ứng tuyển bị lạc hướng về sở thích cũng như những yếu tố khác ngoài lề. Đây là phỏng vấn xin việc vì thế hãy chú trọng vào các yếu tố mà bạn có để có thể đảm nhận được vị trí mình ứng tuyển.

2.2. Theo bạn, lý do nào khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán công nợ?

Câu hỏi này có ý nghĩa là bạn có nghĩ mình hợp với công việc này hay không và tại sao bạn muốn làm kế toán công nợ? Để trả lời cho câu hỏi này hãy kể ra sự tương đồng trong tính cách, kinh nghiệm và năng lực của bạn với vị trí kế toán công nợ. Nhấn mạnh những thông tin liên quan cho thấy rằng bạn phù hợp với vị trí này và tiêu chí của kế toán công nợ. Bạn phải nói được rằng công việc này đem lại lợi ích gì cho bạn? Và bạn có những phẩm chất gì để có thể hoàn thành tốt khi được đảm nhận vị trí này.

Câu hỏi về kiến thức chuyên môn
Câu hỏi về kiến thức chuyên môn

Hãy tránh trả lời theo một mô típ chung chung như môi trường chuyên nghiệp, năng động,...giống như những ứng viên khác. Cố gắng tạo được sự khác biệt cho mình trong phong cách trả lời.

2.3. Bạn nghĩ làm thế nào để có thể không phạm sai lầm trong công việc?

Mọi người đều có thể mắc phải sai lầm ở bất kỳ công việc hay lĩnh vực nào trong đời sống, đó là điều không tránh khỏi. Nhưng kế toán công nợ thì lại khác, công việc này liên quan đến tiền, vì vậy, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng có thể gây ra một hậu quả mà bạn phải trả một cái giá khá đắt. Để có thể tránh sai sót trong kế toán công nợ thì bạn cần có thái độ tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm việc.

Một bật mí nhỏ chính là hãy chọn cho mình một mốc đối chiếu số liệu cụ thể và thường xuyên kiểm tra công nợ theo thời gian nhất định như từng tháng, từng quý,... Việc kiểm tra và nắm bắt tình hình thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn, tránh nhầm lẫn hơn.

Câu hỏi về kỹ năng
Câu hỏi về kỹ năng

2.4. Trở thành một kế toán công nợ, bạn sẽ phải làm gì?

Đây chính là câu hỏi nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ làm những công việc gì với vị trí này hay chính là sự hiểu biết của bạn về ngành nghề này ra sao.

Khi gặp câu hỏi này, hãy liệt kê ra những công việc mà bạn phải làm như kiểm tra sổ sách, theo dõi tình hình công nợ, báo cáo,... Đặc biệt, hay nhấn mạnh những kỹ năng để bạn có thể thực hiện được các công việc đó.

Một vài kỹ năng để bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ kế toán công nợ như: 

- Luôn duy trì độ chính xác 

- Có kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề

Tố chất liên quan
Tố chất liên quan

- Có kỹ năng tổ chức, đánh giá

- Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính

- Có kiến thức về các quy trình thực hiện trong kế toán.

2.5. Theo bạn, mục tiêu của kế toán công nợ là gì?

Các mục tiêu kế toán công nợ này chính là những yêu cầu của công ty, doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển vào. Vì thế, để trả lời được mục tiêu của kế toán công nợ hãy tìm hiểu về yêu cầu của công ty và tìm ra những mục tiêu phù hợp có thể đáp ứng được điều đó.

Mục tiêu trong tương lai
Mục tiêu trong tương lai

Bên cạnh đó, hãy thể hiện bạn là người thấu hiểu về mục tiêu này cũng như có khả năng hoàn thành được mục tiêu đó và hỗ trợ cho các phòng ban khác trong công ty, doanh nghiệp. Một vài thông tin bạn có thể đề cập hay nhắc đến như:

- Tạo ra sự tác động tích cực đến chu kỳ tiền mặt của công ty

- Có khả năng tăng thời gian lưu chuyển dòng tiền

- Có khả năng giảm thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng

- Giúp giảm nợ xấu và xóa nợ

Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hồ Chí Minh

2.6. Bạn nghĩ mình có thế mạnh gì để trở thành chuyên gia kế toán?

Những thế amjnh cần phát huy
Những thế amjnh cần phát huy

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có nhận thức ra sao về khả năng của bản thân mình. Hãy liệt kê những điểm mạnh của bạn phù hợp với công việc cũng như trong bản mô tả công việc mà công ty đã đưa ra. Điều này cho thấy những khả năng và tố chất của bạn rất phù hợp với vị trí kế toán công nợ. Hơn hết, bạn sẽ còn có khả năng phát triển xa hơn trong tương lai và đem đến những hiệu quả công việc tốt hơn cho công ty, doanh nghiệp.

2.7. Bạn đã đạt được những thành tựu gì trong công việc?

Đây chính là lúc mà bạn có thể kể ra được những thành công mà bạn đạt được. Hãy kể ra những công việc, cải tiến mà bạn đã thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có tinh thần trách nhiệm cũng như sự vận dụng các yếu tố khác để có thể hoàn thiện công việc một cách tốt nhất.

2.8. Bạn nghĩ, 5 năm tới bạn sẽ làm gì ở công ty? 

Dự định sau này?
Dự định sau này?

Câu hỏi này còn có ý nghĩa mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Hãy trả lời một cách rõ ràng, chi tiết về những tham vọng mà bạn muốn đạt được. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn nhận những câu trả lời như em sẽ cố gắng hay em hy vọng,... Họ cần một người có chí tiến thủ trong công việc chứ không phải là một người học việc.

Tuy nhiên cũng không nên quá ngông cuồng với những tham vọng của mình. Bạn có thể trả lời rằng mình sẽ là một trong những nhân viên xuất sắc của công ty, luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó sẽ luôn trau dồi, rèn luyện khả năng của bản thân để có thể đáp ứng được các yêu cầu cao hơn trong công việc,.... Tốt nhất, hãy xác định được một lộ trình làm việc cho mình để có thể tự tin với năng lực của chính mình.

2.9. Tại sao bạn lại muốn tới công ty chúng tôi làm việc?

Khi nhận được câu hỏi này có lẽ khá nhiều ứng viên sẽ hơi khựng lại một chút. Câu này cũng có thể hiểu với ý nghĩa là tại sao bạn lại muốn chuyển việc.

Lý do lựa chọn công việc này?
Lý do lựa chọn công việc này?

Hãy trả lời một cách khéo léo để tránh làm mất điểm trước nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không nên phàn nàn hay chê bai công ty cũ. Bạn có thể nói một số lý do như để phát triển sự nghiệp hơn nữa, bạn muốn thay đổi môi trường làm việc của mình hay nếu không biết trả lời sao thì bạn có thể nói là để gần nhà cũng là một lý do khá thuyết phục.

Trên đây là một vài câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ thường gặp. Ngoài những câu hỏi trên thì một vài câu hỏi về kiến thức chuyên môn cũng sẽ được hỏi với các ứng viên. Vì thế hãy chuẩn bị cho mình một kiến thức chuyên ngành vững vàng để có thể trả lời được tất cả những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn.

Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích về câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ dành cho bạn. Thông qua đó, các bạn có thể tham khảo để đưa ra các câu trả lời chinh phục được nhà tuyển dụng và nắm bắt được cơ hội việc làm kế toán công nợ cho mình.