Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngả mình khâm phục trước cách người Nhật sống cùng với thiên tai

Tác giả: Thảo Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhật Bản - một đất nước luôn tồn tại những thiên tai như động đất, sóng thần vây quanh cuộc sống con người, đồng thời những người dân Nhật luôn phải hứng chịu những thiệt hại cả về người và của. Tưởng chừng những khó khăn đến từ những thảm họa đó là cản trở rất lớn tới sự phát triển của một đất nước, nhưng đối với Nhật Bản lại hoàn toàn khác. Quốc gia này sở hữu nền kinh tế xếp vị trí thứ 3 trên thế giới và chất lượng cuộc sống nằm trong TOP các nước có chất lượng cao. Vậy cách người Nhật ứng phó và sống chung với thiên tai như thế nào đã khiến cả thế giới nghiêng mình cảm phục? Cùng timviec365.vn tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

1. Lý giải hiện tượng thiên tai tại Nhật Bản

Đất nước Mặt trời mọc từ lâu đã sống chung với nỗi ám ảnh mang tên “thiên tai” như động đất, sóng thần,... Những thảm họa thiên tai tại Nhật Bản xảy ra với mật độ, tần suất dày đặc cùng mức độ nghiêm trọng đã mang tới liên tiếp thiệt hại quá đỗi lớn đến đất nước và con người nơi đây.  

Những thảm họa thiên nhiên tại đất nước Nhật Bản được phân chia thành 02 loại: thảm họa do điều kiện thời tiết (giông tố, bão tuyết,...) và thảm họa tại những địa điểm cụ thể (núi lửa phun trào, động đất, sóng thần,...).   

Thiên nhiên không mấy ưu đãi
Thiên nhiên không mấy ưu đãi

Với 70% diện tích lãnh thổ của nước Nhật là đồi núi và địa hình dốc là chủ yếu nên rất dễ xảy ra hiện tượng lũ lụt và sạt lở đất do mưa lớn. Cụ thể, với sự đô thị hóa và gia tăng dân số tại một số khu vực ở Nhật Bản, nhiều người dân phải khai hoang đồi núi và thậm chí lập các khu định cư gần vách đá hay đồi núi hoặc lấp biển để có thể xây dựng đô thị. Do đó, không ít người dân xây dựng nhà ở gần núi lửa, sông, biển,... đã phải đối mặt với tình trạng thảm họa như sụt đất lở núi. 

Nhật Bản là một quốc gia có vị trí địa lý nằm tại phía đông của Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương và được hợp thành bởi 04 quần đảo độc lập nên bao quanh quốc gia này toàn là biển cả. Các quần đảo của Nhật Bản xuất hiện từ cách đây là 2,4 triệu năm do một vài đợt vận động kiến tạo núi. Xét theo mặt địa chất học, chúng tương đối trẻ. Địa hình của nước Nhật tồn tại một số ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động cùng núi Phú Sĩ, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Đây chính là lý do đất nước Nhật Bản nổi tiếng với nhiều hiện tượng động đất và núi lửa.   

Người dân sống chung với thiên tai
Người dân sống chung với thiên tai

Trung bình mỗi năm Nhật Bản phải đương đầu và hứng chịu khoảng 20% các trận động đất trên toàn cầu, như vậy cứ 04 phút trôi qua thì ở Nhật xuất hiện thêm một trận động đất. Điều này cho thấy sự thật rằng những trận động đất xảy ra tại Nhật Bản đều như cơm bữa. 

Chỉ trong thế kỷ qua, nước Nhật đã xảy ra tới 24 trận động đất với cường độ từ 6 độ Richter trở lên. Dường như người ta vẫn chưa thể quên được hậu quả vô cùng tàn khốc, đau thương bởi trận động đất Kanto mạnh tới 7,9 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 140.000 người, diễn ra vào năm 1923 tại Tokyo. Từ đó đến nay, những thảm họa động đất tại Nhật không hề lắng xuống mà vẫn thường xuyên xảy ra.

2. Những điều chỉ người Nhật làm được đối phó với thiên tai 

Để có thể đối phó tốt nhất với thiên tai xảy đến, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chính sách nhằm hạn chế thiệt hại về người và của cũng như phòng chống động đất và sóng thần một cách tốt nhất. Hàng loạt công trình kiến trúc tại xứ sở Mặt trời mọc được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn bậc nhất Quốc tế, dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên trách. Tất cả điều kiện trong công tác xây dựng là vô cùng cần thiết để có thể đối phó với các tác động bởi những trận động đất cường độ mạnh. 

Cách người Nhật vượt qua thiên tai
Cách người Nhật vượt qua thiên tai

- Tính sẵn sàng:

Không dễ gì mà người Nhật khắc phục được nhanh chóng hậu quả mà thiên tai gây ra. Ở Nhật Bản, tại các tòa nhà văn phòng và trường học tích cực tổ chức buổi diễn tập ứng phó với thiên tai như động đất và sóng thần. Trong đó, thủ tướng cũng nhiều lần tham gia như lời động viên giá trị và nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng và tính cần thiết của công tác diễn tập.

Mỗi khu phố đều có các địa điểm được bố trí cho sơ tán khẩn cấp khi thiên tai ập đến. Ngay trong từng gia đình, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cũng như nhu yếu phẩm là việc làm không thể thiếu.   

- Sự chủ động:

Sau hàng loạt những thiên tai xảy đến tại Nhật, đất nước này đã chú trọng hơn đến các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa. Ở các vùng thường xuyên có tâm chấn được tăng cường bố trí rất nhiều hệ thống báo động động đất. Mọi quần thể dân cư ở Tokyo, Osaka, Kyoto để đảm bảo chống lại động đất đã được thiết kế gia cố. Tại nơi có nguy cơ cao xảy ra sóng thần như những vùng ven biển, Nhật Bản đều cho xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần nhằm mục đích để các cơ quan chuyên trách và người dân chủ động trong việc chuẩn bị đối phó.

Tính sẵn sàng và sự chủ động
Tính sẵn sàng và sự chủ động

Các tòa nhà cao chọc trời của Nhật Bản với nền móng nhà được làm rất sâu, bên cạnh kết cấu móng xây dựng theo kiểu hấp thụ sốc để có thể di chuyển, lắc lư với hiện tượng động đất và gió mạnh.  

- Tinh thần thép:

Những người dân Nhật Bản đã rất quen thuộc với việc sống chung với thiên tai và có thể đương đầu với chúng bất cứ lúc nào. Họ đều ý thức rất tốt đến mức chuyên nghiệp trong quá trình phòng ngừa và xử lý những hậu quả của động đất, sóng thần,... 

Người ta rất hiếm khi thấy sự phó mặc cho số phận ở người Nhật. Trong khi khá nhiều người tại các nước trên thế giới lựa chọn giải pháp rời bỏ vật chất, nhà cửa trước khi bão tới thì người Nhật lại tìm cách gia cố tất cả mọi thứ vững chắc để “tiếp đón” bão. Dẫu biết hậu quả do những cơn bão mang đến là không hề nhỏ nhưng người dân Nhật Bản luôn giữ cho mình sự bình tĩnh, bản lĩnh và hơn hết là bằng mọi giá hỗ trợ nhau để vượt qua mọi thử thách dù khắc nghiệt nhất của thiên nhiên.

- Tính nhân văn: 

Hình ảnh người Nhật với văn hóa xếp hàng đã được rất nhiều tờ báo trên thế giới ca ngợi. Mặc dù bị thiên tai gõ cửa, nhà ở và thậm chí người thân cũng không còn nhưng người Nhật luôn xếp hàng thẳng lối, không chen lấn và nhường nhau từng bước để nhận đồ cứu tế.  

Tinh thần thép và tính nhân văn
Tinh thần thép và tính nhân văn

Chính trong những phút giây hay khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết đó cũng là lúc người Nhật chiến đấu bằng sức mạnh và tinh thần cao quý nhất của họ. Những ai sống và làm việc tại đất nước Nhật Bản có lẽ không chỉ cảm nhận được sự khốc liệt của thiên nhiên mà hơn cả là cách người Nhật sống chung với thiên tai rất đáng khâm phục. 

3. Chìa khóa để vượt qua thiên tai từ đất nước Nhật Bản

Sau những thảm họa tự nhiên xảy đến tại nhiều nơi trên thế giới, hầu hết mọi người thường biết tới sự khủng hoảng và hỗn loạn của người dân nơi đó về các vấn đề nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng điều đó lại không xuất hiện ở đất nước Mặt trời mọc -  Nhật Bản, một quốc gia có thể coi là phải hứng chịu nhiều loại thảm họa nhất trên thế giới.

3.1. Tinh thần đoàn kết và lạc quan 

Thực tế là người dân Nhật Bản phải chịu đựng những hậu quả đáng sợ như mất mạng, tài sản bị tàn phá, số liệu thống kê gây sự ám ảnh. Không xảy ra tình trạng tiêu cực như một số nước khác sau thảm họa thiên nhiên, tại Nhật Bản chắc chắn sẽ không diễn ra hôi của hay trộm cướp. Mặc dù đói khát nhưng họ vẫn tuân thủ nguyên tắc và văn hóa xếp hàng một cách đáng nể.

Không chùn bước trước hậu quả nặng nề
Không chùn bước trước hậu quả nặng nề

Tất cả mọi người hết thảy đều lạc quan, chia sẻ với nhau từng món đồ cứu trợ mà chẳng hề xuất hiện một câu kêu ca phàn nàn. Chưa dừng lại ở đó, các siêu thị tại Nhật cũng đồng loạt giảm giá mạnh đến 40% chứ không phải tranh thủ tăng giá trong hoàn cảnh khó khăn để trục lợi cá nhân.

Do ảnh hưởng bởi hiện tượng cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân nên các thành phố lớn thường luân phiên cắt điện. Tuy mọi thứ đều rơi vào tồi tệ nhưng thế giới vẫn luôn thấy niềm tin vào cuộc sống thường trực trong mỗi hành động ở con người Nhật Bản.

3.2. Sự hy sinh thầm lặng

Sau ba ngày từ thảm họa lịch sử, thảm họa kép gồm động đất và sóng thần đã ập đến, đất nước Nhật Bản liên tục phải đối mặt với thảm họa khi tòa nhà chứa lò phản ứng bị sập, gây ra tình trạng phát tán phóng xạ do vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Hơn 50 công nhân đã sẵn sàng tình nguyện cứu nhà máy để có thể giảm thiểu tình trạng phóng xạ không ngừng mặc dù công việc này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ. Những con người này được mệnh danh như những anh hùng cảm tử giữa thời hiện đại.

Luôn chiến đấu hết mình
Luôn chiến đấu hết mình

Đó là một trong rất nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng giữa ranh giới sự sống và cái chết mà ai ai cũng muốn mình được sống. Bất cứ là ai, từ những việc làm nhỏ nhất của người dân Nhật Bản đều góp sức trong cuộc chiến chống lại thiên tai khắc nghiệt.  

3.3. Tập trung khắc phục hậu quả

Lòng quyết tâm và sự ý chí của đất nước Nhật Bản trong công tác tái thiết đất nước khi thảm họa thiên nhiên qua đi luôn khiến bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và cảm phục. Sự đồng lòng và hơn hết là sự quả cảm của chính quyền Nhật Bản và nhân dân trong khâu xử lý và khắc phục hậu quả mãi sẽ là giá trị tích cực cần được lan tỏa rộng rãi. 

Khắc phục những hậu quả do thiên tai
Khắc phục những hậu quả do thiên tai

Chưa đầy 03 năm kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần, đất nước Nhật Bản ngày một hồi sinh mạnh mẽ. Những con đường mới được tạo dựng, những ngôi nhà mới mọc lên thay thế cho khung cảnh tang thương, đổ nát. Bởi vậy mà đời sống của người dân được cải thiện và ổn định hơn trước rất nhiều.

Trên đây là những thông tin nổi bật về đất nước Nhật Bản - con người nơi đây đã và đang sống chung với thảm họa thiên nhiên như thế nào. Hy vọng rằng timviec365.vn đã gửi gắm đến bạn những chia sẻ hữu ích!

Đào Hoa Bích - Nữ tỷ phú khởi nghiệp ở tuổi 49 từ “ớt chưng dầu”

Điều gì mang tới một góa phụ mù chữ lại trở thành doanh nhân và giờ góp mặt trong sách Nữ tỷ phú thế giới, cùng timviec365.vn tìm hiểu về Tỷ phú Đào Hoa Bích với thương hiệu “ớt chưng dầu” Lao Gan Ma nổi tiếng thế giới trong bài viết sau!

Đào Hoa Bích

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;