Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CLI là gì? Làm thế nào để khởi động CLI trên máy tính?

Tác giả: Lê Mỹ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 12 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngành công nghệ thông tin đang phát triển vượt bậc và chóng mặt, một ngày bạn đang tung tăng xách giỏ ra ngoài đường đi mua đồ thì bỗng nghe thấy hai bạn sinh viên nam đèo nhau rồi hỏi chuyện “Ôi cái chương trình CLI của mình tạo không được”. Và thế là bạn cứ thắc mắc mãi, CLI là gì nhỉ? CLI dùng như thế nào? Làm sao để mở được CLI? Đọc đến đây bạn đã biết CLI là gì chưa? Tất nhiên là chưa rồi, vì nội dung giới thiệu về CLI ở trong bài dưới đây, bạn kéo xuống là thấy nhé!

1. CLI là gì?

1.1. Định nghĩa

cli là gì
Định nghĩa CLI là gì?

 

“Command-line Interface” – CLI trong tiếng Việt mang nghĩa là “giao diện dòng lệnh”, “interface” nghĩa là cách thức mà các đối tượng giao tiếp với nhau. Nó là phương tiện dùng để tương tác với chương trình máy tính mà máy khách (người dùng) đưa ra một lệnh cho chương trình dưới phương thức sử dụng các văn bản liên tiếp (hay còn gọi là các dòng lệnh liên tiếp). Giao diện này cho phép người dùng thao tác viết các lệnh trong cửa sổ console hoặc terminal để có thể giao tiếp với hệ thống máy tính. Ví dụ như hệ thống đưa ra một lời nhắc bằng hình ảnh, CLI sẽ không thể dùng hình ảnh để phản hồi mà chỉ dùng thao tác gõ bàn phím viết lệnh để đưa ra phản hồi của mình cho hệ thống. CLI có độ chính xác cực cao và nghiêm ngặt vì là do tự bản thân người dùng sử dụng bàn phím để gõ ra, người dùng bắt buộc phải gõ lệnh hoặc tự tạo lệnh cho mình để thực hiện thành công một tác vụ nào đó. Ở CLI, mọi lệnh và cú pháp phải thật thành thạo, giao diện này được đánh giá là cực kì thích hợp cho việc tính toán mà độ chính xác ở khâu nhập liệu là thứ uy tiên duy nhất.

Command-line Interpreter (chương trình xử lý giáo diện) được gọi là thông dịch dòng lệnh, hoặc dùng thuật ngữ Command-line processor (trình xử lý dòng lệnh)

Dù cho máy tính của bạn đơn giản hay phức tạp, là máy tính của những người “gà mờ” về công nghệ hay là “lão làng” thì máy tính cũng chỉ có 2 thứ phải quan tâm: đó là INPUT – nhập đầu vào, và OUTPUT – nhập đầu ra.

CLI được dùng từ những năm 1960
CLI được sử dụng từ những năm 1960

Giữa những năm 60 của thế kỷ XX, CLI được coi là phương thức tương tác chính với đại đa số các hệ thống máy tính trên một thiết bị có phần cứng điện tử hoặc điện cơ với mục đích nhập dữ liệu vào – xuất dữ liệu ra (nôm na gọi đây là “thiết bị đầu cuối”). Tiếp đến những năm 70 và 80 của thế kỉ XX trên hệ thống máy tính cá nhân gồm Apple DOS, MS-DOS, CP/M; hệ thống Unix; OpenVMS vẫn sử dụng rộng khắp. Shell dòng lệnh là chương trình có các lệnh nhập văn bản từ đó chuyển đổi các lệnh này thành chức năng tương xứng với từng hệ điều hành.

1.2. GUI và CLI 

Có 2 thuật ngữ trong giới công nghệ thông tin thường hay nhắc, đó là GUI và CLI. Liệu bạn đọc đã nghe đến 2 thuật ngữ chuyên ngành này? Trong phần này, timviec365.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa GUI và CLI, để các bạn đọc không còn nhầm lẫn và có thể phân biệt rạch ròi, rõ ràng hai giao diện này.

GUI là viết tắt của từ “Graphical User Interface”: Giao diện đồ họa. Nếu như bên trên tôi đã giới thiệu kĩ càng rõ nét về CLI thì ở phần này, tôi xin phép nói qua về GUI để cho bạn đọc hiểu giao diện này là gì. Giao diện này sẽ sử dụng đồ họa – nghĩa là các cửa sổ, các nút bấm, các hình ảnh biểu tượng để tạo thuận lợi cho người dùng. Không cần phải nhớ những câu lệnh dài ngoằng, bạn chỉ cần click 1 folder, mở chuột phải chuột OPEN, và thế là mở được rồi. GUI khá trực quan, dễ học và đặc biệt là không cần phải suy nghĩ quá nhiều khi sử dụng như CLI

Xin phép nhắc lại với bạn đọc thì CLI là viết tắt của “Command-line Interface”: Giao diện dòng lệnh

Giờ chúng ta sẽ phân tích những sự khác nhau của hai giao diện này.

sự khác nhau giữa CLI và GUI
CLI và GUI khác nhau thế nào?

Thứ nhất về khái quát cái nhìn ban đầu, như đã nói ở bên trên, CLI là giao diện dòng lệnh cho phép hệ thống và người dùng giao tiếp qua các văn bản (dòng lệnh), không có hình ảnh hay biểu tượng đồ hoa. GUI thì ngược lại, giao diện chỉ cho phép người dùng và hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh hoặc biểu tượng chứ không qua văn bản hay câu lệnh.

Thứ hai là về thiết bị người dùng có thể sử dụng khi thao tác với 2 dạng giao diện này, CLI chỉ dùng hoàn toàn bàn phím, còn GUI là giao diện kết hợp cả bàn phím và chuột. Ví dụ như việc chúng ta xóa 1 file nào đó trong máy, khi dùng GUI, cách thức chỉ là nhấn chuột phải, chọn DELETE là hoàn thành, nhưng với CLI thì sẽ không như thế, các bạn sử phải sử dụng một câu lệnh để làm bất cứ thao tác nào. Hoặc ví dụ như khi bạn muốn xóa một file trên máy, GUI sẽ đưa cho bạn một màn hình có 2 ô “Yes”, hoặc “No”. Bạn sẽ phải ấn vào một trong hai ô này, còn ở CLI thì sẽ là dạng “Nếu đồng ý xóa thì bạn nhấn Y”.

Thứ ba là về nhận xét chung của nhiều người trong lĩnh vực lập trình hoặc phát triển phần mềm – phát triển web, CLI yêu cầu chuyên môn cao và rất khó để thực hiện một thao tác nào đó vì 100% thao tác làm bằng bàn phím. Trong khi đó GUI thì dễ hơn rất nhiều, giao diện này dễ dàng để thực hiện các nhiệm vụ mà không đòi hỏi bất cứ yêu cầu nào về chuyên môn.

Thứ tư là về độ chính xác và tính mềm dẻo, linh hoạt, CLI có độ chính xác cao và khá cứng nhắc, sẽ không có tính linh hoạt mạnh như GUI, còn GUI có độ chính xác thấp hơn nhưng lại khá linh hoạt khi sử dụng.

Thứ năm là về mức độ tiêu thụ bộ nhớ cũng như tốc độ, điểm này CLI thể hiện khá rõ ưu điểm của mạnh khi CLI ít tiêu thụ bộ nhớ và tốc độ nhanh, còn GUI ngốn khá nhiều dung lượng và tốc độ chậm.

Cuối cùng là về mặt tích hợp và mở rộng, CLI có thể cải tiến và nâng cấp khá tốt và tiềm năng, trong khi GUI thì sẽ bị ràng buộc về mặt mở rộng giao diện.

Tóm lại qua phần chỉ ra sự khác biệt theo từng phương diện, cả 2 giao diện đều bộc lộ rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình. Trong thực tế hiện nay người ta thường dùng GUI nhiều hơn mà ít khi sử dụng CLI, nhưng giới lập trình hay phát triển web thì vẫn sử dụng song song hai thuật nhữ này vì mỗi thứ đều có đặc điểm riêng biệt, kết hợp thuần thục tạo nên hệ thống chắc chắn. Rất nhiều quản trị viên hệ thống, diễn đàn; những người dùng nâng cao đặc biệt hoặc nhà phát triển phần mềm sử dụng CLI như một cách để thực hiện hiệu quả các tác vụ , giao diện đồ họa có rất nhiều chương trình và tính năng không có sẵn; nên sử dụng CLI cũng là một cách khá hợp lí để giải quyết vấn đề này.

Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh

1.3. Lợi ích của CLI

lợi ích của CLI
Lợi ích của CLI

Nghe về CLI thì có vẻ khó, mặc dù đúng trong thực tế CLI yêu cầu chuyên môn cao và kĩ năng nhiều, nhưng rất nhiều người vẫn chọn CLI, lý do là vì?

- Dùng tốt và thành thạo CLI sẽ mất ít thời gian hơi dùng GUI: không thể phủ nhận GUI rất thuận tiện cho công việc, cũng rất dễ để quan sát, nhưng khi bạn đã quen CLI rồi, chắc chắn sẽ không muốn quay về GUI nữa, vì chỉ cần quen tay mọi thao tác ở CLI là mọi thứ đã không còn khó nhằn rồi. Bạn thử quan sát nhé, lập trình viên chuyên nghiệp chỉ cần dùng bàn phím là đã chạy xong một chương trình rồi, tất cả nhờ CLI đó!

- CLI có mặt ở hầu hết các công cụ (tool) dùng cho các nhà phát triển phần mềm và trang web, nguyên nhân của việc này là do các nhà lập trình và phát triển thì ưu tiên dùng CLI vì nó thuận tiện và nhanh, mà bây giờ trong một cộng đồng sân chơi toàn dùng CLI, muốn dùng GUI thì cực kì khó kiếm.

- Bạn có thể tự tạo ra CLI của riêng mình, ví dụ như quản lý memo (giấy nhớ - ghi lại những việc bạn cần làm), quản lý Task trên màn hình máy tính, quản lý thời gian của mình…

1.4. Hạn chế của CLI

hạn chế của CLI
CLI cũng còn những mặt hạn chế

CLI đã có mặt cách đây hơn 50 năm rồi, nhưng nó vẫn còn khá nhiều hạn chế đối với người dùng. Bạn đọc biết là gì không? Hạn chế của CLI có thể thấy rõ nhất ở việc nó chỉ phù hợp với những người dùng sử dụng giao diện CLI thường xuyên, có chuyên môn sâu rộng, người dùng bắt buộc phải ghi nhớ phạm vi của các lệnh một cách rõ ràng. Nếu như không biết đủ sâu thì việc dẫn đến rối loạn và sai lầm trong thao tác là chuyện rất dễ xảy ra. Các lệnh ở đây sẽ là các lệnh ẩn, nghĩa là các lệnh không trực quan, không thể nhìn bằng mắt, ví dụ như ấn “OPEN” để mở một folder dễ dàng như hầu hết chúng ta vẫn quen dùng bây giờ trên tất cả các hệ điều hành của máy tính. Nếu như bạn muốn xây dựng một mô hình tương tác đồ họa thì rất tiếc là CLI và bạn không thuộc về nhau rồi, vì giao diện này hoàn toàn dùng bàn phím để thao tác, chứ không có hình ảnh đồ họa.

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội

2. Khởi động CLI

khởi-động-CLI
Khởi động CLI như thế nào?

Sau khi tìm hiểu CLI là gì, các bạn có tò mò làm thế nào để sử dụng nó không? Phần 2 này tôi sẽ giúp các bạn trả lời thắc mắc đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách khởi động Command Line trên 3 hệ điều hành máy tính khác nhau, là Windows, Mac OS và Linus

2.1. Khởi động CLI trên Windows

Cách khởi động đối với các bạn đọc dùng Windows 7,8,10 là các bạn sử dụng phím tắt Windows + R để tạo ra hộp thoại Run, gõ vào hộp thoại từ trong ngoặc kép “cmd”,

Hoặc các bạn đọc nào sử dụng Windows XP có thể vào bảng chọn START để gõ từ trong ngoặc kép “Command Prompt” hoặc “cmd”

Sau đó, hãy để CLI chạy thử một câu lệnh nhé, ví dụ tôi đang muốn chạy dòng lệnh Ipconfig để hiển thị tất cả thông tin của máy tính gồm IP, DNS, tên host… thì tôi sẽ gõ ipconfig /all, kết quả trả về sẽ đúng theo yêu cầu các bạn mong muốn.

2.2. Khởi động CLI trên MAC OS

Để khởi động giao diện CLI trên MAC OS, hãy click vào biểu tượng tên lửa ở thank Dock bên dưới cùng của màn hình máy (Launch Pad), gõ vào thanh tìm kiếm từ khóa “terminal” và click vào đây như ảnh bên dưới minh họa.

Thử nghiệm trên Macbook của bạn xem nhé, ví dụ bạn muốn máy của bạn nói chuyện với bạn, hãy gõ vào Terminal dòng chữ “Say + câu bạn muốn nói”

Ví dụ: Say Hi World

Xem thêm: Lương công nghệ thông tin hiện nay là bao nhiêu?

2.3. Khởi động CLI trên Linux

khởi động CLI trên Linux
Khởi động CLI

Ở hệ điều hành này, khởi động CLI cũng tươg tự như trên hệ điều hành MAC OS. CLI cũng có tên là Terminal như ở hệ điều hành MAC OS, bạn có thể khởi động DASH (giống Launchpad của MAC), gõ “terminal” và kết quả hiện ra như thế nào thì bạn click vào biểu tượng đó nhé.

Như vậy, trong bài viết này, timviec365.vn đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi CLI là gì? Đây là những kiến thức cơ bản về giao diện dòng lệnh cũng như cách dùng “sương sương” cửa sổ này để chạy những câu lệnh bạn mong muốn. Thực chất đây là những câu lệnh khá đơn giản và thông thường, nhưng sống trong cuộc đời mỗi người chúng ta đều mong muốn tìm tòi, khám phá nhiều hơn nên tôi sẽ hẹn gặp lại các bạn trong những chuyên mục sau để chúng ta tiếp tục có cơ hội tìm hiểu thêm về CLI nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài trên timviec365.vn! Bạn có thể quan tâm tham khảo thêm rất nhiều tin tuyển it cập nhật mới nhất trên timviec365.vn

Tìm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý