
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Thực tập là quá trình cần thiết trong đời mỗi sinh viên, sinh viên học Quản trị - Nhà hàng – Khách sạn cũng vậy. Qua quá trình thực tập, bạn sẽ tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm và nó là bước đầu tiên bạn được trải nghiệm làm việc trong ngành khách sạn đầy gian truân nhưng rất tự hào. Để có thể thực tập ở một khách sạn lớn và có nhiều cơ hội trong nghề, bạn cần chuẩn bị cho mình một CV xin thực tập khách sạn đầy đủ nội dung và hấp dẫn nhà tuyển dụng. Vậy cách viết CV xin thực tập khách sạn ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Thực tập sinh là khoảng thời gian giúp bạn học hỏi kinh nghiệm và để nhà tuyển dụng tìm thấy các ứng viên tiềm năng. Tuy thực tập sinh chỉ là một vị trí nhỏ bé, nhưng nếu bạn được thực tập ở các khách sạn lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội và bạn có thể cạnh tranh với các vị trí chính thức. Do đó, việc các nhà quản lý, giám đốc trong khách sạn khá chú ý vào các Fresher, Intern là điều hiển nhiên, nó như một hạt giống chờ đợi thời cơ nảy mầm.
Vì vậy, để có thể thực tập tại khách sạn tốt, bạn cần cạnh tranh khốc liệt với những thực tập sinh khác và CV được coi là “vũ khí” giúp bạn “hạ gục” các đối thủ của mình.
CV xin thực tập khách sạn là một bản tóm tắt các thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, sở thích,… để nhà tuyển dụng có thể hiểu một phần về ứng viên và xem xét bạn có phù hợp với vị trí thực tập tại khách sạn của họ hay không?
Đối với các ứng viên có kinh nghiệm thì viết CV là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, đối với thực tập sinh lại là một vấn đề lớn. Viết CV làm sao để không tạo ra quá nhiều khoảng trống trong phần kinh nghiệm? Cùng xem cách viết CV xin thực tập khách sạn trong phần tiếp theo nhé!
Kinh nghiệm làm việc rõ ràng không phải là điểm mạnh của sinh viên. Tuy nhiên, khi viết CV bạn cũng không nên để trống phần kinh nghiệm mà nên lồng ghép các hoạt động mà mình đã tham gia trong quá trình học tập tại trường. Ngoài ra, bạn nên để những phần như mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn lên trên đầu CV xin thực tập của mình. Và những phần như kinh nghiệm, kỹ năng nếu bạn có quá ít thì nên cho xuống dưới.
Bạn cần dùng trình độ học vấn của mình để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, đó chính là “tài sản” lớn nhất trong CV xin thực tập khách sạn của bạn. Cho dù chỉ là thực tập sinh, nhưng nhà tuyển dụng cũng muốn tìm cho mình những ứng viên có kiến thức chuyên môn nhất định, biết đâu lại phát hiện được ứng viên tiềm năng cho khách sạn của mình.
Khả năng ngoại ngữ cũng là một yếu tố để quản lý, giám đốc khách sạn đánh giá cao. Do đó, nếu bạn có trình độ ngoại ngữ thì nên liệt kê đầy đủ vào trong CV xin thực tập của mình. Bạn sẽ có khả năng được nhận thực tập cao hơn những người không có trình độ ngoại ngữ.
Nếu bạn có những kinh nghiệm làm thêm, hoạt động câu lạc bộ, tình nguyện thì cũng đừng quên đưa vào CV xin thực tập, nó cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đề cao bạn.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các mẫu CV thực tập sinh khách sạn trên timviec365.vn. Bạn chỉ cần sửa các thông tin, kinh nghiệm, mục tiêu của mình là dễ dàng tạo được mẫu CV thực tập sinh ấn tượng, độc đáo và chuyên nghiệp.
Bạn vẫn lo lắng không biết CV thực tập khách sạn cần có những mục nào? Liệu nó có giống CV xin việc thông thường? Tìm hiểu qua phần dưới đây nhé!
Thông tin cá nhân ấn tượng sẽ giúp bạn gây được sự chú ý đối với nhà tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, đến từ đâu và phân biệt bạn với ứng viên khác. Thông tin cá nhân gồm có các mục như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại và email. Họ tên bạn nên để đúng tên thật của bạn. Ví dụ: Bạn tên Nguyễn Thị Lan thì không nên để là Nguyễn Lan hay Lan Nguyễn mà cần ghi đầy đủ cả họ tên.
Email và số điện thoại bạn cần ghi chính xác vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ lại với bạn để thông báo kết quả trúng tuyển thực tập sinh khách sạn. Email bạn nên để nghiêm túc, để tên của bạn và sử dụng email bạn dùng thường xuyên.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin thực tập khách sạn, bạn cần nêu được ra những định hướng, mục tiêu tương lai của mình, nên nêu những định hướng liên quan đến mục tiêu chung của khách sạn mà bạn có ý định thực tập.
Do đó, để CV của bạn “tỏa sáng” giữa CV của các ứng viên khác, bạn cần thể hiện các mục tiêu của mình rõ ràng, cụ thể, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu mà trước mắt bạn muốn đạt được, mục tiêu lâu dài là những định hướng thăng tiến trong tương lai của bản thân bạn.
Ví dụ: “Mục tiêu của tôi là trở thành nhân viên chính thức của khách sạn sau quá trình thực tập. Tôi mong muốn trong 3 năm tới sẽ trở thành một quản lý khách sạn xuất sắc”.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, thì phần này giúp bạn “lấp đầy” những khoảng trống trong CV xin thực tập khách sạn. Bạn có thể kể đến những ngành mình đang học hoặc đã học xong liên quan đến Quản trị khách sạn, Kinh doanh khách sạn,…
Nếu bạn có những chứng chỉ, bằng cấp hoặc giải thưởng thì cũng không nên bỏ qua. Như các chứng chỉ tiếng Anh, tin học sẽ là một lợi thế lớn cho bạn.
Ví dụ:
“Đại học kinh tế Quốc dân (2017 – nay)
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Bằng cử nhân quốc tế (IBD)
- Trình độ ngoại ngữ: Nghe, nói, đọc, viết thành thạo”
Bạn đang lo không có kinh nghiệm sẽ là điểm yếu trong CV của bạn. Đừng lo lắng, bạn có thể nhấn mạnh vào những kỹ năng mà mình có. Nhà tuyển dụng sẽ rất chú trọng vào các kỹ năng của bạn, để đánh giá khả năng và trình độ của bạn có thể thành công trong công việc hay không.
Vì vậy, hãy để kỹ năng của mình nổi bật và dễ quan sát nhất trong CV thực tập. Lưu ý rằng bạn cần đưa ra những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn xin thực tập trong khách sạn nhé!
Một số kỹ năng mà bạn có thể đưa ra như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
Những thành tích bạn đạt được trong câu lạc bộ, chương trình thiện nguyện, tổ chức từ thiện sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhất là đối với thực tập sinh chưa có kinh nghiệm.
Bạn đừng chỉ nên kể tên các hoạt động mà hãy nêu chi tiết hơn như mình đã làm những công việc gì và học được những gì trong các hoạt động đó.
Nếu bạn có kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn xin thực tập thì bạn kể tên các công việc từ thời gian gần nhất đến thời gian xa hơn. Bạn cần nêu rõ thời gian, tên và địa chỉ nơi làm việc, cùng với những công việc mà bạn đã thực hiện.
Lưu ý rằng những công việc bạn làm khoảng thời gian ngắn thì không nên đưa vào CV xin thực tập của mình. Bạn chỉ nên kể đến các công việc liên quan đến kinh doanh, phục vụ, khách sạn,…
Như vậy, để viết CV xin thực tập khách sạn, bạn cần trình bày ngắn gọn, súc tích, nêu bật được những kỹ năng, trình độ học vấn trong CV của mình. Ngoài ra, trước khi gửi CV xin thực tập cho nhà tuyển dụng, bạn cần rà soát lại các lỗi như chính tả và dấu câu, để tránh có những sai sót không đáng có. Chúc bạn tìm được nơi thực tập lý tưởng nhé!
CV kế toán công nợ
Kế toán công nợ tuy chỉ là bộ phận nhỏ trong ngành kế toán nhưng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào. Để ứng tuyển ngành này thì bạn cần chuẩn bị cho mình một chiếc CV xin việc kế toán công nợ hoàn hảo. Cùng tìm hiểu cách viết CV kế toán công nợ qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận