Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khám phá món bánh mì nổi tiếng từ Thổ Nhĩ Kỳ - Doner kebab

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Với những người yêu thích ẩm thực, đặc biệt là fastfood chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món bánh mì tiếng. Món bánh mì này được rất nhiều người dân trên thế giới ưa chuộng, nó chiếm được tình cảm trên khắp thế giới. Hãy cùng mình tìm hiểu về xuất xứ của món bánh mì này, đặc biệt mình sẽ bật mí cho các bạn công thức chế biến doner kebab đúng chuẩn nhé.

1. Doner kebab là gì

Doner kebab được hiểu theo nghĩa ban đầu nghĩa là một loại thịt nướng (kebab), được làm chín trên một con quay (doner). Thịt nướng Doner là một loại món ăn của Thổ Nhĩ Kỳ tương tự như món gyro của Hy Lạp hoặc món shawarma của người Ả Rập, nó được làm từ thịt ướp gia vị. Nó được cạo từ một miếng thịt dọc, bị xiên qua con quay, một phong cách nấu ăn có từ thời Ottoman.

Doner kebab là gì
Doner kebab là gì

Ngày nay, khi nhắc đến doner kebab, ta nghĩ đến ngay một loại bánh mì hình tam giác kẹp thịt nướng, salad và các loại nước sốt ngon tuyệt vời. Món ăn này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ xa xôi, nhưng quốc gia khiến nó trở nên nổi tiếng như hiện tại là Đức. Chính ở Đức món ăn của đế chế Ottoman đã biến tấu và giúp nó được lan truyền rộng rãi ra các quốc gia khác, trong đó có cả ở Việt Nam.

Lúc đầu doner kebab sử dụng thịt cừu nhưng để phù hợp với nhiều người có thể thưởng thức món ăn này thì doner kebab là thịt lợn, thịt bò, thịt gà có giá thành rẻ hơn. Thịt cắt lát của doner kebab ban đầu có thể được phục vụ trên đĩa với nhiều món ăn kèm khác nhau, nhồi vào bánh pita hoặc loại bánh mì khác như một chiếc bánh mì sandwich, hoặc được bọc trong một loại bánh mì dẹt mỏng như lavash hoặc yufka, được gọi là durum (nghĩa là cuộn hoặc bọc bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ). 

Một món ăn nổi tiếng - Doner Kebab
Một món ăn nổi tiếng - Doner Kebab

Đầu những năm 1970, người công nhân Thổ Nhĩ Kỳ Kadir Nurman đã giới thiệu dạng bánh mì kẹp hình tam giác tại Đức và nó trở thành món đồ ăn nhanh phổ biến trên toàn thế giới, được bán bởi các cửa hàng kebab, thường được gọi đơn giản là "kebab". Bánh doner kebab thường có thịt nướng, salad có thể bao gồm cà chua, rau diếp, bắp cải, hành tây với dưa chuột tươi hoặc ngâm chua, ớt và nhiều loại nước sốt thần thánh khác.

Xem thêm: Cách quản lý nhà hàng chuẩn và cực hiệu quả cho bạn

2. Lịch sử phát triển của doner kebab

Với nhiều món ăn nổi tiếng thế giới mang ý nghĩa văn hóa, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh nguồn gốc của doner kebab, với nhiều cá nhân và nền văn hóa tranh chấp về nguồn gốc ra đời của nó. Với những người Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người tin rằng món bánh mì doner kebab thực sự được tạo ra lần đầu tiên ở Berlin do người công nhân người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Kadir Nurman vào năm 1972. Anh ta đã bán món bánh mì doner kebab đầu tiên của mình ở Tây Berlin đối diện Vườn thú Bahnhof. Tuy nhiên chúng ta cần lật lại quá khứ trước đó để có thể nhận định thêm

Lịch sử phát triển của doner kebab
Lịch sử phát triển của doner kebab

Khi hàng triệu người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức vào những năm 1960, họ mang theo món bánh mì doner kebab truyền thống, thịt được nướng trên một miếng dọc và phục vụ trên một đĩa với cơm. Tất cả đã thay đổi vào năm 1972, khi Kadir Nurman bắt đầu phục vụ món doner của nhà hàng mình với món bánh mì nướng với nước sốt châu Âu kèm salad, bao gồm các loại rau theo mùa và địa phương. Có lẽ đó là cách để giúp cho những người thích ăn khuya, hay di chuyển hoặc chỉ là một cách để hòa nhập với nhịp sống nhanh của Berlin, một trong hai cách mà bánh mì kẹp thịt tiện lợi đã trở thành món ăn đường phố phổ biến nhất ở Đức. 

Đồng thời, trước đó, ở những địa phương khác cũng đã xuất hiện những chiếc kebab cùng các nguyên liệu khác, chỉ là nó không được biết đến rộng rãi, cũng như hương vị của chúng có chút khác nhau mà thôi. Có thể nói rằng, Đức không phải là quê hương của doner kebab, nhưng chính nơi này đã khiến nó trở nên phổ biến như ngày nay.

Doner kebab trở thành fastfood quen thuộc
Doner kebab trở thành fastfood quen thuộc

Doner Kebab cũng đã du nhập vào Việt Nam mười mấy năm rồi, bắt đầu từ việc những Việt kiều Đức mang món ăn này về Việt Nam phát triển. Loại thịt được sử dụng trong món fastfood tại Việt Nam thường là thịt lợn, nó cũng được đánh giá không hề kém cạnh so với những chiếc bánh mì kẹp thịt truyền thống. Nên thay vì băn khoăn về nguồn gốc, lịch sử phát minh của nó, ta có thể tập trung vào công thức để có thể thưởng thức món ăn ngon tuyệt này.

Xem thêm: Việc làm khách sạn - nhà hàng

3. Công thức làm bánh mì doner kebab

Công thức chế biến món ẩm thực này quan trọng là cân bằng bốn thành phần thiết yếu: Thịt, nước sốt, rau và có lẽ đáng kể nhất là dầu ăn. Doner kebab phải bao gồm thịt thái mỏng (thịt bò hoặc thịt lợn) được cắt từ một vỉ nướng xoay dọc, và đặt trong một chiếc bánh mì hình tam giác nướng nhẹ cùng với rau diếp, cải bắp, hành tây, cà chua băm nhỏ và dưa chuột với tuyển chọn các loại nước sốt (tỏi, ớt và gia vị). 

Công thức làm bánh mì doner kebab
Công thức làm bánh mì doner kebab

Các biến thể về doner kebab tồn tại khắp nơi trên thế giới, món ăn có thể được phục vụ trong bánh mì pita, hoặc gói trong bánh mì dẹt lavash hoặc yufka (được gọi là durum doner ở kiểu này).

Để có thể làm được món bánh mì doner kebab, ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Muốn làm thịt nướng ngon cần: Thịt lợn (nên chuẩn bị thịt nạc vai), tỏi băm nhỏ, bột quế, bột mùi tây khô, bột mì, bột thì là, sữa tươi không đường, cafe muối, hạt tiêu, bột tạo màu, dầu oliu, lá rosemary

- Sốt cho vào bánh mì doner kebab gồm tương cà, tương ớt và nước sốt thần thánh có màu trắng. Để làm nước sốt trắng đó ta cần: mayonnaise, sữa chua, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà, một chút muối

- Về phần rau gồm: Bắp cải trắng, bắp cải tím, đu đủ, dưa chuột, xà lách, rau mùi.

Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu

Khi đã có đủ nguyên liệu, ta sẽ bắt đầu chế biến từng thành phần một. Trước hết, với thành phần chính, linh hồn của bánh là doner kebab, ta sẽ làm từng bước như sau:

Bước 1: Rửa sạch thịt lợn và lấy giấy thấm nước cho bề mặt thịt khô ráo rồi khứa chéo miếng thịt dễ ngấm gia vị. Ta trộn đều các loại gia vị bên trên như: bột quế, tỏi băm, bột mùi tây khô,  bột mì, bột thì là, sữa tươi không đường, cafe muối, hạt tiêu, bột tạo, lá rosemary màu thành một hỗn hợp. Sau đó ta ướp thịt lợn với hỗn hợp này ít nhất 4 tiếng trước khi quay.

Bước 2: Xiên từng miếng thịt đã ngấm gia vị lên trục xoay của bếp nướng thịt.

Bước 3: Phết dầu oliu quanh miếng thịt to và để lửa ở mức độ phù hợp, bây giờ là công việc của máy nướng thịt.

Còn đối với rau thì ta chỉ cần rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng vừa miệng ăn. Công đoạn làm nước sốt trắng thần thánh cũng rất đơn giản khi bạn chỉ cần trộn các hỗn hợp nguyên liệu trên theo tỷ lệ như sau: 1kg sốt mayonnaise, 3 hộp sữa chua, 1 lít sữa tươi và 2 lòng đỏ trứng gà, 1 chút muối. Nhớ đánh thật kỹ hỗn hợp đến khi chúng quyện làm một nhé.

Khi ta đã có đủ các yếu tố tạo nên bánh mì doner kebab, bạn chỉ kẹp tất cả chúng vào bánh mì tam giác (với lượng sốt phù hợp khẩu vị), để lên bếp làm nóng qua là có thể thưởng thức hương vị tuyệt vời này rồi.

Doner kebab thực sự là một món bánh mì có hương vị đậm đà, tiện lợi và dễ ăn. Đó là lý do tại sao nó được yêu thích đến vậy trên toàn thế giới, nếu chưa ăn thử món ăn fastfood này thì hãy thử ngay bạn nhé!

Xem thêm: Mẫu cv xin việc đẹp

Kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn nhanh hiệu quả

Bạn đã muốn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh từ đồ ăn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy đọc bài viết dưới đây!

Kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn nhanh hiệu quả

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý