
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Nền kinh tế ngày càng bão hoà làm gia tăng mức độ cạnh tranh ở môi trường doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Việc kinh doanh thật và làm ăn trung thực chưa đủ để thuyết phục khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau mà họ cần phải sử dụng đến hình thức truyền thông. Tuy nhiên việc đo lường mức độ phủ sóng của thương hiệu đến khách hàng là một bài toán khó vậy nên để tìm được đáp án bắt buộc họ phải có một kế hoạch chiến lược truyền thông hoàn hảo. Đón xem những gợi ý mà timviec365.vn đưa ra dưới đây xem chúng có hữu ích với bạn hay không nhé!
Kế hoạch truyền thông trong kinh doanh giống như một môn nghệ thuật trong đó người thực hiện kế hoạch cần là một nghệ sĩ thực thụ và chuyên nghiệp mới có thể tạo nên một bản kế hoạch chi tiết và hoàn hảo nhất.
Các chuyên gia trong nghề do có kinh nghiệm và học hỏi từ những người đi trước nên họ thường có cuộc chiến ngoạn mục đầy thành công. Và đương nhiên rồi, chúng ta hãy khám phá kế hoạch truyền thông mà học truyền lại để xem có thể áp dụng với doanh nghiệp của mình hay không bạn nhé.
Việc làm Truyền thôngTrong khi lập kế hoạch truyền thông, trước tiên bạn cần phải phân tích và đánh giá thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Cần phải định vị được vị trí mà doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường thì mới có thể tìm ra những phương án tốt hơn.
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” câu nói từ thời xưa vẫn được lưu truyền cho tới tận bây giờ bởi lẽ nó luôn đúng, nhất là trong trường hợp này. Không những cần xác định được vị trí của mình mà bạn còn phải xác định đúng bản chất của đối thủ cạnh tranh, nắm được điểm mạnh và điểm yếu của họ để đối mặt và cạnh tranh lại với họ.
Trong quá trình phân tích, hãy tự tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi sau đây: Đối thủ của bạn đã làm những gì trong thời gian gần đây? Cùng một avans đề nhưng đối thủ của bạn đã xử lý chúng như thế nào? Vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải có liên quan đến pháp luật hiện hành hay không? Báo chí nói gì về những vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải?... Đó là tất cả những gì mà doanh nghiệp và bạn cần phải thực hiện để có bước phân tích hiệu quả nhất.
Đương nhiên rồi, kế hoạch nào thì cũng cần phải có mục tiêu, mục tiêu đúng đắn để chúng ta điều hướng mọi hành động khác đều liên quan đến mục tiêu ấy một cách hợp lý nhất.
Mục tiêu truyền thông của các dự án kinh doanh mang tính xã hội có đặc điểm là phải có tiêu chí để đo lường và mục tiêu đó cần được xác định rõ ràng.
Kết thúc bước trên bạn đã có một cái nhìn tổng quan về cả chiến dịch, vậy giờ chính là lúc bạn xác định rõ ràng một mục tiêu cụ thể rồi. Lưu ý nhỏ ở đây là mục tiêu này cần phải đánh đúng tâm lý của khách hàng như vậy mới tạo hiệu ứng và thu về kết quả tốt nhất.
Bạn đã từng nghe câu “Phải biết mình sẽ đi đâu trước khi tính xem mình sẽ đi tới đó bằng cách nào” chưa? Xác định mục tiêu truyền thông chính là bước xác định bạn sẽ đi đâu trong câu nói vừa rồi đó. Vậy nên bằng sự phân tích tổng hợp và những kiến thức vốn có của mình để đưa ra tập mục tiêu truyền thông đúng đắn nhất.
Cụm từ “Công chúng mục tiêu” chính là những đối tượng trực tiếp mà bạn muốn truyền thông và tiếp cận với họ.
Hãy xác định thật kỹ đối tượng mà bạn nhắm đến khi đưa vào nhóm công chúng tiềm năng bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả.
Đối tượng cần nhắm tới để truyền thông, họ là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới và quảng bá sản phẩm đến họ. Hay nói một cách khác họ chính là những khách hàng tương lai nếu như bạn thực hiện tốt kế hoạch truyền thông lần này.
Tuy nhiên công chúng mục tiêu của bạn có thể là nhiều đối tượng khác nhau nên không thể gom chung làm một rồi đưa ra chiến thuật giống nhau, như vậy sẽ không đáp ứng triệt để toàn bộ những nhu cầu của nhóm công chúng đó. Vì vậy giải pháp đặt ra cho bạn chính là nên chia nhỏ từng nhóm công chúng theo những tiêu chí khác nhau chẳng hạn độ tuổi, giới tính hay là ngành nghề,...
Giả sử, doanh nghiệp của bạn đang sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, đương nhiên đối tượng mà bạn hướng tới chủ yếu là phụ nữ có độ tuổi khoảng từ 18 - 50. Nhưng trong đó còn có khía cạnh nhỏ hơn chính là từng sản phẩm sẽ có những công dụng khác nhau, bạn có thể chia nhỏ hơn nhóm đối tượng của mình như nhóm có nhu cầu trị nám, nhóm cần làm trắng da hay nhóm có nhu cầu trị mụn,...
Với mỗi nhóm công chúng nhỏ ấy sẽ có kế hoạch truyền thông riêng để thu lại hiệu quả tốt nhất thay vì gộp chung tất cả.
Trong số đó, nhóm đối tượng nào dễ tác động bạn sẽ tiến hành thực hiện truyền thông trước để không bị thất vọng khi thực hiện kế hoạch mới.
Tuyển trưởng phòng truyền thông
“Content” chính là một vũ khí lợi hại thúc đẩy chiến dịch truyền thông diễn ra hiệu quả hơn đấy. Ngày nay nó còn phát huy hiệu quả tuyệt đối khi bạn sử dụng kế hoạch truyền thông với Fanpage. vậy nên cần phải chuẩn bị một content siêu đỉnh để hạ gục những băn khoăn của đối tượng tiềm năng.
Thông điệp truyền thông sẽ gắn bó sâu sắc trong toàn quá trình truyền thông mà doanh nghiệp thực hiện. Đây cũng là yếu tố quan trọng chẳng kém gì chất lượng sản phẩm bởi vì một thông điệp hay sẽ khiến khách hàng in sâu trong tâm trí chẳng bao giờ quên.
Thông điệp của một nhãn hàng hoặc một thương hiệu chính là điều mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng của mình. Bởi vậy để có được một thông điệp hay và ấn tượng bạn cần chú ý đó là: Cần có sự rõ ràng thông điệp truyền tải và thông điệp ấy được thực hiện như thế nào? Cần gắn liền thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông.
Thông điệp truyền thông là điều mà bạn muốn nói và cần phải nói khi thực hiện một kế hoạch truyền thông . Mỗi thông điệp đưa ra cần phải thúc đẩy hành động mua của khách hàng. Hãy cho công chúng thấy rõ lý do vì sao họ lại phải mua hàng của bạn mà không phải là một doanh nghiệp khác nhé.
Có rất nhiều kênh truyền thông khác nhau, bởi vậy hãy chọn một đại diện cho mỗi kênh mà có công chúng ở đó.
Đối với phương tiện truyền thông, tuỳ thuộc vào mỗi kênh mà bạn lựa chọn sẽ ứng với một loại truyền thông tương ứng, chẳng hạn như ở báo chí thì có các bài báo, những kênh có thể chứa ảnh thì sẽ có những tấm ảnh đẹp được đưa lên, mạng xã hội sẽ có cả hình ảnh và video hay clip,...
Hiện tại ở Việt Nam có tới gần 400 kênh phát thanh và truyền hình cùng với rất nhiều các đầu báo hay tạp chí đó là chưa kể tới những quảng cáo ngoài trời hay quảng cáo tại những điểm bán hàng trực tiếp.
Qua đó có thể thấy rằng bạn có thể lựa chọn bất kỳ kênh truyền thông nào tuy nhiên hãy chú ý đến đối tượng, sản phẩm cần truyền thông và cả chi phí truyền thông để đưa ra lựa chọn cuối cùng nhé. Lựa chọn sai kênh truyền thông có thể gây ra hậu quả như là không thu được doanh thu như kế hoạch thậm chí còn bị lỗ, làm giảm hình ảnh hay ấn tượng trong mắt công chúng,...
Việc làm truyền thông tại Hà Nội
Ở bước này, sau khi đã có toàn bộ cái nhìn tổng quan cùng với những cách thức truyền thông rõ ràng, bạn sẽ bắt đầu tiến hành vạch từng ngóc ngách hay chi phí liên quan để lên kế hoạch hoàn chỉnh. Cần mô tả rõ ràng sản phẩm sẽ được ra mắt vào thời điểm nào là hợp lý nhất và tính chi tiết xem từng hoạt động sẽ chiếm mức chi phí là bao nhiêu.
Trong kế hoạch nhất là kế hoạch truyền thông, mọi thứ cần phải được làm rõ để đánh giá tính hợp lý của chúng đối với từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp hướng tới chính là lợi nhuận, vậy nên mỗi chi phí chi ra đều ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có được.
Nếu như bạn đang đề xuất một chi phí lớn cho một sự kiện truyền thông nào đó, hãy cố gắng đưa ra một bản kế hoạch đầy đủ và chi tiết nhất cho từng hạng mục. Rất dễ dàng nhận thấy rằng một bản kế hoạch càng đầy đủ, càng chi tiết đến từng “chân tơ kẽ tóc” thì càng có khả năng được chấp nhận hơn là những bản kế hoạch sơ sài.
Trải qua những bước trên bạn đã quen dần với việc lập kế hoạch truyền thông chưa? Ở giai đoạn cuối cùng này, doanh nghiệp đã tổng hợp lại những điều mình làm được và những điều còn chưa thực hiện tốt trong suốt quá trình diễn ra kế hoạch truyền thông để rút kinh nghiệm cho những chiến dịch truyền thông lần sau.
Có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để đánh giá một kế hoạch đạt hiệu quả đó là: Tần suất xuất hiện sản phẩm hoặc doanh nghiệp trên báo, sự tương tác của công chúng sau chiến dịch như thế nào? Phản hồi của công chúng về chiến dịch của bạn ra sao và số liệu thực tế do truyền thông đem lại có thực sự khả quan?...
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối thủ từ đó đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp cho mỗi hoạt động cụ thể ở những giai đoạn khác nhau.
Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều cho phí cộng thêm việc gia tăng hiệu quả truyền thông với cấp bậc cao hơn.
Một kế hoạch truyền thông đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc của doanh nghiệp nhưng nó lại có thể tạo ra những điều khác biệt và những giá trị vô cùng to lớn cho doanh nghiệp để vượt xa đối thủ cạnh tranh.
Kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp đòi hỏi sự đầu tư chỉnh chu về mặt công sức cũng như là thời gian của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tạo nên bản kế hoạch hoàn hảo nhất. Truy cập timviec365.vn thường xuyên để có những kiến thức hữu hiệu nhất áp dụng vào cuộc sống của mình.
Tìm hiểu công chúng mục tiêu là gì?
Một trong những yếu tố giúp kế hoạch truyền thông đạt hiệu quả cao nhất chính là xác định chính xác tệp công chúng mục tiêu. Vậy làm cách nào để biết về nó một cách thực thụ nhất? Bài viết dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn đấy, cùng tôi khám phá ngay nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận