Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hiểu công chúng mục tiêu là gì để nâng cấp thương hiệu tốt nhất

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của chiến dịch xây dựng thương hiệu chính là xác định công chúng mục tiêu là gì và cách nào hiệu quả nhất để tiếp cận và khai thác công chúng mục tiêu mang lại doanh số cao và nâng tầm độ phủ sóng của doanh nghiệp. Vậy bạn hiểu công chúng mục tiêu là gì, công chúng mục tiêu có vai trò như thế nào trong hoạt động PR, quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp hiện nay? Đâu là cách có thể khai thác được hiệu quả của công chúng mục tiêu tốt nhất? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây và cùng Lại Trang tìm ra câu trả lời chuẩn nhất nhé.

1. Bạn đã định nghĩa chính xác được công chúng mục tiêu là gì?

Công chúng mục tiêu là gì
Bạn đã định nghĩa chính xác được công chúng mục tiêu là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dành một phương châm cho mọi đối tượng trước khi cầm bút rằng“ viết cho ai xem, viết như thế nào”...Chúng ta không thể đồng nhất quá trình, viết lách với việc lên kế hoạch phát triển thương hiệu của loại hình truyền thông nào đó, nhưng có một điểm chung để những ấn phẩm truyền thông như báo chí, các chiến dịch quảng cáo sống nhờ công chúng đạt được hiệu quả cao nhất chỉ khí ý đồ của nhà quảng cáo trực tiếp trùng với lợi ích của công chúng mục tiêu. Nói cách khác, nó phải đáp ứng được nguyện vọng như cầu của khách hàng trực tiếp.

Bạn không thể nào có một bài viết hay khi chủ thể bài viết đó, không biết đối tượng họ muốn truyền tải giá trị thông điệp đó là ai và cách thức cái nhóm đối tác ấy thu nhận thông điệp đó như thế nào. Vậy công chúng mục tiêu là gì vậy? Công chúng mục tiêu có đồng nhất với nghĩa là khách hàng hay không? 

Trước khi nắm được được công chúng mục tiêu là gì, bạn cần có một cái nhìn đầy đủ về khái niệm công chúng. 

Anh/chị hiểu rằng, mục tiêu chính của mỗi doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu sinh lời. Tuy nhiên, khách hàng không phải là toàn bộ công chúng của doanh nghiệp mà bao gồm cả lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: nhân viên, khách hàng, đối thủ, các giới tác động đến dư luận, nhà phân phối, nhà đầu tư…

Rõ ràng để có thể đạt được mục đích trong một chiến dịch PR việc tập trung vào tất cả nhóm đối tượng này hay tập hợp họ lại và đối xử với họ như những đám đông là quá sức và hiệu quả không thể đạt được bằng việc sắp xếp và chia sẻ chúng ra để phục vụ với mục đích khác nhau và nguồn ngân sách khác nhau của công ty.  Để hoạt động PR hay quảng cáo đạt được hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp đã tiến hành phân chia công chúng thành những nhóm nhỏ hơn để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp từng thời kỳ, từng khoản chính sách khác nhau và hướng công chúng này tiếp cận một nội dung truyền thông riêng. Họ được gọi là công chúng mục tiêu. 

Nói dễ hiểu hơn, công chúng mục tiêu là một bộ phận công chúng được sàng lọc, phân chia ra để đáp ứng một mục tiêu cụ thể phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang muốn tập trung chính sách đẩy mạnh thương hiệu qua việc đăng bài và video qua báo chí thì công chúng mục tiêu của bạn sẽ là những người truy cập báo chí thường xuyên và quan tâm đến lĩnh vực của công ty. Dựa vào đặc điểm của nhóm công chúng nay về thói quen tiếp cận thông tin để tung ra những nội dụng phù hợp với thị hiếu tiếp cận của tầng lớp trí thực chuyên đọc sách báo. Tuy nhiên, ở giai đoạn khác, doanh nghiệp muốn tăng độ trải nghiệm của người dùng thông qua nhóm khách hàng thực tế thì chiến dịch thực hiện thay vì thông qua đài báo mà phải cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm bằng kiểm nghiệm thực tế như những cho họ dùng thử những sản phẩm mới nhất (sampling) của công ty và kích thích họ để lại những phản hồi thông qua chiến dịch trao quà tặng. Nhóm công chúng mục tiêu sẽ thay đổi vào từng thời kỳ dựa vào chiến lược phát triển cụ thể của doanh nghiệp.

Xem thêm: Thông tin về Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ bạn cần biết

2. Có quan trọng để xác định đối tượng công chúng mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo và công việc PR không?

 Xác định công chúng mục tiêu trong hoạt động quảng cáo, PR có quan trọng?
Xác định công chúng mục tiêu trong hoạt động quảng cáo, PR có quan trọng

Bạn biết rằng, mức độ hiệu quả của một quảng cáo hay một chiến lược truyền thông được xác định nhờ mức độ nhận biết thương hiệu từ công chúng và khả năng mua hàng của nhóm công chúng mục tiêu mà doanh nghiệp xác định trước đó. Ở cách hiểu nào, thì sức mua của công chúng đóng vai trò thành bại của quảng cáo hay chiến dịch truyền thông. Một ấn phẩm bạn đầu tư với số tiền lớn với hình ảnh và hiệu ứng bắt mắt nhưng không làm hài lòng nhóm công chúng mục tiêu đó thì xem như thất bại vì nó không có tác dụng kích thích tình trạng mua hàng trở nên khả quan.  Từ đây có thể khẳng định rằng, xác định công chúng mục tiêu chính là nhân tố quan trọng hàng đầu làm nên sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Cụ thể hơn, chúng ta có thể đánh giá vai trò của quá trình này qua một số phân tích cụ thể sau đây

2.1. Xác định Công chúng mục tiêu đúng - hiệu quả truyền thông cao

Một bài quảng cáo, một video được đầu tư từ khâu ý tưởng đến dàn dựng các cảnh phụ thuộc vào nhà sản xuất, tuy nhiên, chất lượng đó không được đánh giá với lực lượng làm sản phẩm mà phụ thuộc vào công chúng. Bởi họ là người xem và là người trực tiếp cảm nhận thông điệp của nhà sản xuất là gì. Dĩ nhiên, nếu nội dung video đầu tư vào những vấn đề quan tâm của người dùng, sở thích và thói quen tiếp nhận thông tin của họ, thể hiện được lỗi suy nghĩa, phản án được tâm lý khách hàng...thì dĩ nhiên, sản phẩm sẽ được đón đọc bởi công chúng. Các Marketer tạo ra big idea hay, những câu tagline ngắn gọn độc đáo đánh trúng vào insight khách hàng sẽ tạo ra ấn tượng với nhóm công chúng.

Bằng không, nếu lệch quỹ đạo sẽ có hai trường hợp xảy ra. Họ vẫn xem công chúng, những tác dụng của những chiến dịch này sẽ không mang lại  hiệu quả. Một khi một chiến dịch truyền thông hay quảng cáo không thể thuyết phục được khách hàng, họ sẽ không mua sản phẩm. Điều đó, có nghĩa là hiệu quả chiến dịch không cao. Trường hợp thứ hai, sản phẩm quảng cáo rất thuyết phục song chất lượng thực tế và giá cả không như những gì họ đánh giá trong lần tiếp cận với ấn phẩm lần đầu tiên như giá cả quá cao hay chất lượng khác với quảng cáo...Điều này cho thấy, hiệu quả của một chiến dịch “bắn ra” phụ thuộc vào nhiều nhân tố, những quan trọng hơn hết, bạn phải thấu hiệu của tâm lý của nhóm công chúng vì họ là những người “trải nghiệm trực tiếp” và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Do vậy, phải thống nhất các nhân tố này bên cạnh xác định nhóm công chúng chính xác rất quan trọng. Đặc biệt, với sự thịnh hành của các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram…. không khó để nâng cao hiệu quả truyền thông của sản phẩm thông qua người dùng, miễn sản phẩm quảng cáo của bạn có giá trị thu hút bởi hình ảnh, kỹ xảo hay ngôn từ, nội dung hot trend trong một thời điểm nào đó...công chúng sẽ là người trực tiếp phát hành những ấn phẩm đó. Từ đây, độ phủ sóng của các sản phẩm của công ty bản sẽ được lan tỏa nhờ nhóm công chúng mục tiêu mà không cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề chạy những chiến dịch tốn tiền khác. Đương hiện bạn cũng biết mặt lợi và hại của mạng xã hội. Đúng hơn mạng xã hội là con dao hai lưỡi, những thông điệp mà bạn đưa ra phải chính xác tích cực nếu không nó sẽ trở thành khủng hoảng truyền thông

2.2. Xác định công chúng mục tiêu chính xác - vì họ là "giám khảo" trực tiếp

Xác định công chúng mục tiêu chính xác
Xác định công chúng mục tiêu chính xác - vì họ là "giám khảo trực" tiếp

Một quảng cáo, chiến dịch truyền thông có thể đạt được đánh giá rất cao từ công chúng vì họ là người đánh giá trực tiếp trực tiếp những ấn phẩm của bạn. Nhưng nên nhớ rằng, công chúng là tập hợp những nhóm người và nội dung quan tâm của thị hiếu và cách thức tiếp cận các ấn phẩm quảng cáo hay chiến dịch truyền thông này không hề giống nhau. 

Bạn không thể áp dụng hình thức ưa chuộng của lớp học sinh sinh viên để mang ra so sánh với gu của những bác nông dân hay tầng lớp khách hàng độ tuổi trên U40 vì lĩnh vực quan tâm của những nhóm công chúng này là khác nhau. Nhưng tất cả họ đều có đặc điểm là giám khảo trực tiếp cho sản phẩm của bạn. Sản phẩm ngay sau khi đăng tải, không ai khác, công chúng chính la người để lại phản hồi về độ hay, hấp dẫn của sản phẩm thông qua những bình luận, phản hồi trên trang. Và được đo, bằng số lượng sản phẩm bán ra....một chiến dịch quảng cáo nhận được phản hồi tốt thường có xu hướng kéo theo sức mua của người dùng để đưa ra những sản phẩm tốt nhất. Việc quan tâm đến đối tượng khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng để từ phản hồi của người dùng tốt hay xấu, khả thi hay không để đưa ra chiến dịch cải tiến cho hợp lý.

Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing, ưu nhược điểm của từng quan điểm.

3. Phương thức để xác định đối tượng công chúng muc tiêu hiệu quả nhất

phương thực xác định công chúng mục tiêu hiệu quả nhất
Phương thức để xác định đối tượng công chúng muc tiêu hiệu quả nhất

Dù bạn biết rằng, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cực kỳ quan trọng, nhưng không phải doanh nghiệp cũng xác định được cách thức xác đinh hiệu quả. Một số gợi ý sau đây sẽ hữu ích với bạn.

3.1. Phân khúc công chúng dựa trên những thông tin gì?

Để đảm bảo việc xác định này chính xác, bạn phải hiểu được khách hàng ưa chuộng sản phẩm của công ty bạn nằm trong tầm tuổi nào, giới tính ra sao, trình độ học vấn như thế nào, thu nhập vào lối sống của họ trước. Như đã nhấn mạnh, công chúng cho sản phẩm của doanh nghiệp của bạn có thể rất lớn. Nhưng việc đầu tư tiền của vào tất cả nhóm công chúng đó sẽ rất lãng phí và nó làm chiến dịch trở nên loãng. Vậy nên trước hết, bạn phải biết được đối tượng nào cần sản phẩm của bạn với nhu cầu lớn nhất và đánh mạnh vào đối tượng đó đầu tiên. Ví dụ, sản phẩm của công ty là văn phòng phẩm thì đối tượng ưu tiên sẽ được xác định trong độ tuổi đến trường, thường là học sinh sinh viên phụ huynh. Như vậy, trong chiến dịch của bạn sẽ có hình ảnh liên quan đến mái trường, đồ dùng học tập, học sinh và phụ huynh. Về yếu tố thu nhập, phụ huynh thường là người chủ động nên những học sinh nhỏ tuổi hơn nên sẽ tốt hơn là cho hình ảnh phụ huynh cảm nhận về giá trị của thiết bị bên bạn và mua về cho con cái...Những xác định ban đầu cho đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong khâu truyển tải thông điệp, lên ý tưởng cho chiến dịch PR và quảng cáo hiệu quả. 

3.2. Đi thực tế thị trường

Thực ra, nhiều doanh nghiệp trước khi quyết định ra đười một sản phẩm mới, thường quan tâm đến vấn đề về nhu cầu của người dùng về sản phẩm của họ như thế nào trước khi phát hành thông qua những thăm dò thực tế của những chuyến đi thị trường hay khảo sát thông qua mạng xã hội hoặc các trình “đối vai với người dùng”. Trong quảng cáo và PR bạn hoàn toàn cũng có thể xác định công chúng mục tiêu của mình thông qua con đường này.  Việc đi thị trường thực tế thông qua các hoạt động cụ thể như: khảo sát hành vi người dùng, theo dõi phản hồi của họ về những sản phẩm đã có mặt trên thị trường và nguyện vọng thay đổi về mẫu mã và chất lượng như thế nào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sản xuất trước một khối lượng sản phẩm nhỏ ban đầu lên ý tưởng và đưa đi lấy ý kiến. Nếu đối tượng khách hàng nào đưa ra phản hồi tốt nhất với số lượng nhiều nhất thì đây đích thị là đối tượng khách hàng mục tiêu cần hướng đến đầu tiên. 

3.3. Học hỏi đối thủ

Phương pháp này tuy hơi cũ nhưng bù lại hiệu quả xác định công chúng mục tiêu khá hiệu quả vì dựa trên những số liệu có sẵn mà không mất quá nhiều thời gian đi thị trường hay sản xuất sản phẩm trước để tự kiểm chứng thực tế. Doanh nghiệp bạn sẽ nghiên cứu về đối tượng phù hợp với sản phẩm thông qua những chiến lược, số liệu mà đối thủ trong ngành đã áp dụng và phản hồi của người dùng, công chúng của sản phẩm của họ ra sao. Từ đây, lên kế hoạch để tác chiến và hướng vào lượng công chúng để lại phản hồi nhiều nhất, hay tỉ lệ quan tâm nhiều nhất. Dĩ nhiên, số lượng doanh nghiệp bạn nghiên cứu phải nhiều và trong một thời gian nhất định, theo dõi sự thăng trầm của lượng người phản hồi và chất lượng phản hồi để đưa ra chiến lược thu hút công chúng mục tiêu hiệu quả nhất.

Hi vọng những thông tin trên đây đi tìm câu trả lời cho câu hỏi công chúng mục tiêu là gì và những vấn đề xoay xung quanh công chúng mục tiêu sẽ hữu ích với bạn khi thực hiện chiến dịch quảng cáo và truyền thông để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp tốt nhật. Chúc doanh nghiệp của bạn thu về được nhiều thành công mới. Thân ái.

Xem thêm: 5W1H là gì? Ứng dụng và ý nghĩa của phương pháp tư duy 5W1H

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;