Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 07 năm 2024
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển, những người lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc tự động. Để làm được điều này, các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư lập trình PLC. Vậy làm thế nào để ứng tuyển kỹ sư lập trình PLC thành công?
Máy móc hiện đại, công nghệ phát triển, thị trường ngày càng cần nguồn nhân lực có chuyên môn nghề nghiệp để có thể sử dụng, điều khiển các loại máy móc đó. Sau đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc kỹ sư lập trình PLC bạn phải nằm lòng để có thể bắt đầu công việc một cách thuận lợi nhất:
PLC hay còn gọi với cái tên Programmable Logic Controller. Đây là cụm từ chỉ bộ điều khiển logic có thể lập trình được bằng ngôn ngữ lập trình. Với các bộ điều khiển bình thường thì chỉ có một thuật toán để điều khiển, còn với PLC thì nó có thể thay đổi tùy theo sự biến đổi của ngôn ngữ lập trình. PLC được sử dụng như một từ “cửa miệng” trong ngành tự động hóa.
Các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến có thể kể đến như: Ladder logic- ngôn ngữ đang được chưa chuộng nhất (AD), Function Block Diagram (FBD), Statement List (STL),...
Thương hiệu sản xuất PLC: Siemens, Omron, Mitsubishi, Delta, Honeywell, Schneider,...
PLC được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong mọi lĩnh vực, đóng vai trò không thể thiếu của các loại máy móc như các công tác xử lý nước thải, theo dõi hệ thống điện, các dây chuyền đóng gói và chế biến thực phẩm.
Trước đây, chúng ta phải sử dụng bộ điều khiển bằng dây nối, bộ điều khiển này rất tốn dây dẫn, trong quá trình sử dụng muốn thay thế lại vô cùng phức tạp đòi hỏi những người sửa chữa, lắp đặt phải có tay nghề cao. Ngoài ra, bộ điều khiển bằng dây nối còn có công suất lớn, hoạt động rất tốn nhiên liệu.
Từ khi có sự có mặt của PLC đã giải quyết được các vấn đề đó. Những ngôn ngữ nhằm điều khiển rất dễ để có thể học, việc lập trình cũng trở nên dễ dàng. Bộ điều khiển cũng được giảm tải tới 80% các loại dây nối khiến nó trở nên vô cùng gọn nhẹ, dễ dàng hơn trong bảo quản và sửa chữa. Ngoài ra, nó còn được trang bị dung lượng bộ nhớ lớn, có thể kết nối với các thiết bị khác như máy tính. Chính vì giảm tải được các chi phí sản xuất nên giá cả của PLC cũng vô cùng hợp lý.
Nguyên lý hoạt động: Khi thiết bị, máy móc được kích hoạt, chương trình người dùng đã cài cho thiết bị sẽ được lặp đi lặp lại liên tục và chờ tới khi tín hiệu xuất hiện ở input (đầu vào) và ra ở output (đầu ra).
Các bộ phận chính của bộ điều khiển logic (PLC):
+ Bộ nhớ RAM
+ Bộ vi xử lý (có cổ giao tiếp để nối với bộ điều khiển logic)
+ Modul
Ngoài ra, với một bộ điều khiển logic hoàn chỉnh thì cần phải có thêm đơn vị lập trình bằng máy tính (có thể bằng tay) có đủ bộ nhớ RAM để có thể lưu trữ được các chương trình hoàn thiện và bổ sung.
Đơn vị lập trình bằng tay thì RAM thường được sử dụng là CMOS, khi chương trình đã được xác nhận có thể sử dụng thì mới được chuyển sang bộ nhớ điều khiển logic (PLC). CMOS sẽ kèm theo pin dự phòng.
Người sử dụng muốn dễ dàng hơn trong việc đọc, viết hay các thao tác kiểm tra dễ dàng hơn với các bộ điều khiển logic lớn thì cần phải lập trình bằng máy tính. Cổng kết nối với PLC là RS232, RS422 hoặc RS484.
Con người khi xưa sử dụng sức người để phục vụ lao động sản xuất là chính. Trước nhu cầu về hàng hóa lớn thì họ đã cải tiến các máy móc của mình nhưng vẫn cần sự giúp đỡ, điều khiển liên tục của con người. Máy móc này đã cải thiện được yêu cầu về nguồn hàng trong nước nhưng còn không linh hoạt, tốn kém rất nhiều chi phí, nhanh chóng lỗi thời.
Cho tới thời điểm hiện tại, không những phục vụ nhu cầu hàng hóa trong nước mà còn hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa sản xuất được đồng bộ về chất lượng với số lượng lớn thì các máy móc tự động ra người. Tất cả đã được lập trình sẵn, sức người được thay thế bằng máy móc, chi phí đầu vào để mua các loại máy móc tự động là lớn nhưng xét về lâu về dài thì sẽ vô cùng rẻ. Các sản phẩm được sản xuất ra với nhiều mẫu mã, màu sắc và hình thức đẹp mắt hơn so với việc làm thủ công mà giá cả lại vô cùng cạnh tranh.
Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng máy móc tự động như công nghiệp dệt may (máy móc để đánh sợi, se chỉ, máy cắt vải), công nghiệp thực phẩm (sản xuất, đóng gói, vận chuyển), công nghiệp sản xuất bao bì, in ấn, lắp ráp,... Nhờ thế mà những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều, có những sản phẩm đạt được tiêu chí và đứng được trên kệ hàng của các quốc gia khó tính.
Đầu tiên là phải kể đến là các kiến thức cơ bản về truyền số liệu, kỹ thuật số và toán học đại số và những kiến thức chung về bộ điều khiển logic. Kiến thức này các thầy cô đại học sẽ giúp bạn dung nạp trong quá trình học tại trường, đây thường là các môn chuyên ngành đầu tiên bạn được học sau các môn đại cương (thường bắt đầu học vào đầu năm 2).
Thứ hai, để có thể hiểu được máy móc và làm việc máy móc bạn cần phải có tiếng nói chung với máy móc đó. Bạn có thể học một hoặc nhiều trong số các ngôn ngữ lập trình như Ladder logic (AD), Function Block Diagram (FBD), Statement List (STL),...
Thứ ba, học hỏi những người đi trước hoặc tìm hiểu tham khảo các tài liệu để “bắt bệnh” và sửa chữa máy móc, thiết bị khi gặp sự cố trong quá trình vận hành.
Dưới đây là 5 điều mà các bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi ứng tuyển vào vị trí kỹ sư lập trình PLC, không chỉ cần kiến thức căn bản về PLC mà còn cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản để có thể bắt đầu công việc một cách dễ dàng. Ngoài ra, các bạn đừng quên chuẩn bị cho mình một bản CV thật chuyên nghiệp, sự tự tin để trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng nhé.
Timviec365.vn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về tất cả những điều cần biết trước khi ứng tuyển kỹ sư lập trình PLC thành công. Chúc bạn có thể tìm được công việc lập trình PLC phù hợp. Và đừng quên thường xuyên theo dõi và truy cập vào website của chúng tôi để có thể tìm kiếm, cập nhật được các thông tin tuyển dụng kỹ sư lập trình PLC hữu ích nhé.
Tổng hợp thông tin tuyển dụng vị trí kỹ sư lập trình PLC
Sự gia tăng sử dụng và ứng dụng PLC trong tự động hóa ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng kỹ sư lập trình PLC cũng tăng theo. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin tuyển dụng ở vị trí này nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc