Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

10 vạn điều cần khám phá quanh câu hỏi “NEU là trường gì?”

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Lý do tại sao câu hỏi NEU là trường gì lại trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều trên công cụ Google như vậy? Không bàn tới chất lượng giảng dạy, NEU là ngôi trường khá nổi tiếng trên mạng xã hội “hot” nhất hiện nay – Facebook. Xuất hiện trong tên của một diễn đàn NEU Confession cách đây hơn 3 năm về trước cho đến ngày nay dấu hiệu hạ nhiệt vẫn chưa từng xuất hiện bởi những câu chuyện trên đây luôn đón nhận hàng triệu lượt quan tâm và hàng nghìn lượt chia sẻ đến cộng đồng dân cư Facebook. Vì thế mà câu hỏi NEU là trường gì được tra cứu và tìm hiểu khá nhiều. Để thỏa mãn tính thông tin độc giả, ngay sau đây Timviec365.vn sẽ đưa bạn đi khám phá những thú vị tại NEU.   

 

1. Giải mã ngôi trường mang tên NEU

neu là trường gì?
NEU viết tắt của “National Economics University” là tên tiếng anh của  Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Bắt nguồn từ những câu chuyện được chia sẻ bởi chủ nhân dấu tên, hàng ngàn trường hợp tình huống éo le về chủ đề tình yêu với các tình tiết hấp dẫn ngỡ chỉ được dựng nên và xuất hiện trên phim truyền hình khiến cộng đồng mạng quan tâm nhiệt tình. Và từ đó cơn sốt NEU Confessions nổi lên không có điểm bắt đầu trở thành thương hiệu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 

NEU viết tắt của “National Economics University” là tên tiếng anh của  Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – ngôi trường đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý tại Việt Nam. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyên giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị. Tên gọi ban đầu của trường là Trường Kinh tế Tài chính thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1956. Đến ngày 22 tháng 5 năm 1958 Trường đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính và lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch cho đến tận ngày 22 tháng 10 năm 1985 Trường mới được chuyển tên thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tới ngày nay. 

Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, NEU luôn chứng tỏ thế mạng của mình với vị trí là một trong những trung tâm đào tạo chất lượng, là nơi xuất thân của các cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài các chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao, nhà trường còn đáp ứng nhu cầu học lên bậc cao hơn tại trường với các chương trình đào tạo cấp thạc sĩ, tiến sĩ đối tượng đào tạo trên phạm vi toàn quốc. 

Cho đến nay, lượng sinh viên được đào tạo tại trường ở các cấp bậc từ cử nhân, thạc sĩ tới tiến sĩ, với tinh thần năng động, thích nghi nhanh với nền kinh tế thị trường luôn có sự biến động, tiếp thu nhanh kỹ năng nghiệp vụ với máy móc công nghệ hiện đại. Cựu sinh viên của trường không ít người còn tham gia vào hoạt động chính trị đảm nhận chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Và để đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập hiện đại, với chủ trương nâng cấp hệ thống các phòng học, hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu,… nhà trường đang ra sức hoàn thành mục tiêu trở thành trường Đại học hiện đại, trang bị đầy đủ cho các phòng học, giảng đường máy móc thiết bị tiên tiến. 

2. Các chuyên ngành được đào tạo trong trường NEU

ngành đào tạo - neu là trường gì
NEU đào tạo các chuyên ngành kinh tế chất lượng 

Quy mô đào tạo của trường hiện nay với khoảng 45.000 sinh viên với 21 khoa, 38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác. Sinh viên đăng ký vào trường theo hình thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia ở hai khối A và D, xét tuyển kết hợp hoặc tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT với các khoa như:

- Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên

- Khoa Du lịch và Khách sạn 

- Khoa Đầu tư 

- Khoa Kế hoạch và phát triển 

- Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực 

- Khoa Marketing 

- Khoa Ngoại ngữ kinh tế

- Khoa Bảo hiểm

- Khoa Kinh tế học

- Khoa Công nghệ thông tin 

-…

Trong mỗi khoa lại chia theo các chuyên ngành được đào tạo chuyên môn sâu với đội ngũ giảng viên có trình độ từ cấp bậc thạc sĩ, tiến sĩ trở lên. Ngoài các chuyên ngành có chất lượng đào tạo cạnh tranh với nhiều trường kinh tế khác nhưng các ngành hot tại NEU lại không bao giờ lép vế như: Chuyên ngành Kế toán, Quan hệ công chúng, Ngành Kinh tế quốc tế, Ngành Marketing, Ngành Tài chính – Ngân hàng, Ngành quản trị nhân lực , Quản trị khách sạn, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quản lý,… thì còn đào tạo một số chuyên ngành khác nữa như Quản lý Công và Chính sách học bằng tiếng Anh, Kinh tế phát triển, Quản lý công, Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh học bằng tiếng Anh,… gắn với mã trường NEU là KHA. 

Trường hợp sinh viên xét tuyển theo hình thức kết hợp phải thuộc 01 trong 02 đối tượng sau:

- Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt nam và có tổng điểm thi THPTQG năm 2024 của 3 môn bất kỳ trong đó có môn toán đạt tư 18 điểm trở lên bao gồm cả điểm ưu tiên 

- Thí sinh có chứng chỉ IELTS đạt 6.6 hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên có giá trị trong thời hạn quy định và có tổng điểm thi THPTQG năm 2024 của môn Toán và 01 môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh đạt từ 14 điểm trở lên gồm cả điểm ưu tiên

Với thương hiệu uy tín, chất lượng đào tạo chuyên môn cao lại lọt top những trường đại học hoàng gia, sinh viên thi tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân và gia đình luôn phải xác định được mức học phí hàng năm dao động từ 15,5 triệu – 18,5 triệu. Con số không hề nhỏ với đa số sinh viên thuộc vùng nông thôn. Trên các diễn đàn tâm sự đặc biệt trên trang NEU Confessions không ít sinh viên than thở với mức học phí cao chót vót như vậy có thể nghỉ học vì gia đình không đủ khả năng để lo. Vậy lý do vì sao mà với mức học phí cao như vậy hàng năm trường vẫn cho chỉ tiêu tăng học phí? Trở thành trường Đại học tự chủ đồng nghĩa với việc mọi hoạt động trong nhà trường phải tự lo từ A – Z, việc tăng học phí của trường cũng được thực hiện theo đúng lộ trình được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. 

Và để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần học tập chăm chỉ, kết quả học tập đạt thành tích tốt, mỗi năm quỹ học bổng của nhà trường đề dành 8 tỷ đồng để dành tặng học bổng cho các em sinh viên. 

3. Khám phá những điều thú vị trong trường NEU

Không chỉ được biết đến nhờ hàng triệu lượt “follow” của trang NEU Confessions mà trường Đại học Kinh tế từ lâu đã luôn là niềm mơ ước của các em học sinh muốn theo học chuyên ngành kinh tế. Nổi tiếng từ lâu với danh nghĩa là trường đại học top đầu cả nước trong đào tạo về kinh tế, tài chính, NEU còn vang danh với nhiều điểm thú vị có sức hút khó cưỡng đang chờ chúng ta khám phá ngay bên dưới đây.

3.1. Biểu tượng tòa nhà Thế kỷ của NEU có gì thú vị?

tòa nhà thế kỷ tại neu là trường gì
Tòa nhà thế kỷ nổi tiếng tại NEU 

Được khởi công xây dựng từ cuối năm 2024 với diện tích mặt sàn rộng rãi lên tới 96.000 m2 mang tên giảng đường A2 và được chính thức đưa vào hoạt động và sử dụng từ năm học 2024 – 2024 sau 14 năm xây dựng. Giảng đường được thiết kế với 10 tầng nhà, hiện đang chiếm vị trí hiện đại bậc nhất các trường đại học tại Hà Nội có tới 147 phòng chức năng bao gồm cả phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm,… cùng hệ thống 6 thang máy phục vụ giảng viên, sinh viên trong quá trình di chuyển lên xuống trong tòa nhà. 

Các phòng học tại đây đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại, có máy tính cho giảng viên, máy chiếu, âm thanh, điều hòa. Hệ thống chiếu sáng công nghệ cao bố trí dọc sảnh hành lang. Hơn thế trong không gian này sinh viên được truy cập wifi miễn phí để tìm tài liệu học tập trên mạng. Cùng với đó là các công nghệ hiện đại khác hỗ trợ tối đa những hoạt động diễn ra tại đây.

3.2. Ngỡ ngàng trước đội ngũ nhân tài của đất nước là cựu sinh viên NEU

Ngôi trường xuất sắc với chất lượng đào tạo luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các sinh viên kinh tế tài ba. Sau 4 năm được đào tạo và học tập tại Trường nền tảng kiến thức lại càng được củng cố, chính vì vậy nơi đây là cái nôi nuôi dưỡng tài chí và tâm hồn của không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước có tầm ảnh hưởng lớn về mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Điển hình không thể không nhắc đến vị Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Nguyễn Xuân Phúc, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ông Lê Đức Thọ - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCO Công thương Việt Nam Vietinbank, Ông Phạm Quang Dũng -Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, TS Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách của Hội đồng Tư vấn Kinh tế - Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia,… cùng rất nhiều các vị nhân tài khác đang cống hiến sức lực cho sự phát triển của đất nước khác nữa. 

3.3. Mê mẩn tài sắc của sinh viên NEU 

Phải nói sao khi đến Đại học Kinh tế Quốc dân mọi người sẽ không khỏi mê mẩn trước đông đảo trai xinh/ gái đẹp đang là sinh viên trong trường với sự xuất hiện của các bạn trẻ có tên tuổi trong giới trẻ hiện nay nổi tiếng nhất là Á hậu Bùi Phương Nga – sinh viên năm cuối chuyên ngành Tài chính, MC Phạm Thị Thanh Mỹ - sinh viên năm cuối chuyên ngành quản trị Du lịch, Khánh Linh The Face – cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân,…

Ngoài ra, đặc điểm của các bạn sinh viên kinh tế quốc dân chính là họ là những người chủ động, sáng tạo, có nền tảng từ những năm tháng học tập tại trường thông qua việc tham gia vào nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm từ học thuật, giải trí, nghệ thuật cho đến các hoạt động tình nguyện. Điều này giúp các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kỹ năng mềm quan trọng, tạo ra cơ sở vững chắc cho quá trình tìm kiếm việc làm sau này. 

Bạn cảm thấy thế nào sau những khám phá quanh câu hỏi NEU là trường gì? Qua những thông tin tìm hiểu trên đây, có bạn học sinh nào có ước mơ được học tập dưới ngôi trường chất lượng cả về đào tạo lẫn công nghệ giảng dạy như vậy không? Hi vọng rằng bạn sẽ luôn nuôi dưỡng ước mơ trở thành sinh viên của trường để có những trải nghiệm hữu ích cho tương lai sau này.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;