Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
BOP – Cán cân thanh toán quốc tế gì? Là một thuật ngữ được xuất hiện từ rất lâu trước cùng với sự hình thành của phạm trù tài chính quốc tế. Tuy nhiên vào khi các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển nhờ vào chính sách mở cửa kinh tế của một số quốc gia, thì các nhà kinh tế cũng ngày càng quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu hơn. Đó là lý do vì sao mà thuật ngữ BOP – Balance of payment đang xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn kinh tế. Và nó cũng mang là một chủ đề vừa cũ vừa mới với nhiều người, nhưng có lẽ cũng khá quen thuộc với những bạn theo đuổi ngành xuất nhập khẩu. Do vậy Thanh Hồng sẽ chia sẻ lời giải về cán cân thanh toán quốc tế để bạn tự tin mỗi khi được bàn luận về chủ đề này nhé!
Vào cuối thế kỷ 18 và đầu 19, khi chủ nghĩa kinh tế tự do phát triển và con số thu nhập của kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Trong khi đó chưa phải là khoản thu nhập duy nhất của các quốc gia, bởi còn có những khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia. Đó cũng là một trong những lý do vì sao cán cân thanh toán quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời đây cũng là cơ hội để cán cân đối ngoái được mở rộng phạm vi cán cân thương mại quốc tế.
Cho đến đầu thế kỷ 20, thì hình thức đầu tư vốn (invest) cũng đã được nhiều người chú ý đến, thì các quốc gia mới thiết lập cũng như tham gia vào cán cân thanh toán quốc tế cũng hoàn chỉnh. Tuy nhiên để thực hiện được chức năng giám sát tiền tệ để đảm bảo được cán cân thanh toán quốc tế được hiệu quả hơn, của các thành viên tham gia thì Qũy tiền tệ quốc tế, được viết tắt là IMF đã đưa ra được chính sách cũng như hướng dẫn cụ thể về việc thống nhất báo cáo cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia thành viên. Vậy, thực ra Cán cân thanh toán quốc tế là gì?
Là Balance of payment – BOP, là văn bản thống kê cũng như ghi chép lại một cách tổng hợp các khoản giao dịch của quốc gia này với các quốc gia khác, mang tính thời kỳ. Tuy nhiên theo chính sách đã được thống nhất, thì các giao dịch dẫn đến việc công dân hoặc tổ chức nước ngoài thanh toán/ trả tiền cho công dân hoặc tổ chức trong nước thì sẽ được hạch toán và ghi có (tương đương với dấu cộng). Ngược lại, khi công dân hoặc tổ chức trong nước thanh toán/ trả tiền cho công dân hoặc tổ chức nước ngoài thì sẽ được hạch toán ghi nợ (tương đương với dấu trừ).
Đồng thời các giao dịch kinh tế được phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế/ BOP thì thường sẽ là một tháng/ quý/ năm hoặc đầu năm đến một thời điểm cụ thể nào đó trong năm, tùy thuộc vào từng tổ chức, miễn nó đảm bảo được là một khoảng thời gian nhất định.
Giao dịch kinh tế được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đồng tiền duy nhất, tức là một đơn vị tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). Tuy nhiên theo khuyến cáo của quỹ tiền tệ quốc tế thì các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP – cán cân thương mại quốc tế để dễ dàng hạch toán cũng như thống kê giao dịch.
Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò phản ánh tình hình kinh tế tài chính, giao dịch giữa các nước. Các hoạt động như đầu tư tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư cá nhân, công ty tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại quốc tế...) vào các công cụ tài chính như chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu... hay đầu tư trực tiếp thông qua thành lập các công ty FDI, hay nhận viện trợ như dự án ODA hoặc nhận kiều hối... đều được hạch toán vào cán cân thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
Hạch toán cán cân thương mại được thực hiện theo quý, năm tài chính, cho biết tình hình dòng tiền (cash flow) vào ra một nền kinh tế. Những thay đổi của can cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái và thị trường tiền tệ (money market) quốc gia.
Đối với một bạn chỉ mới tiếp xúc với ngành xuất nhập khẩu thì có lẽ cũng sẽ khó khăn khi vấp phải cán cân thanh toán quốc tế, thì lập được bảng tổng hợp các giao dịch xuất khẩu này không phải là đơn giản. Tuy nhiên để củng cố thêm kiến thức thì các bạn cần biết đối tượng giao dịch của cán cân thương mại quốc tế bao gồm hàng hóa, dịch vụ, tài sản là chủ yếu và một số tài khoản khác nữa. Còn về nội dung Cán cân thanh toán quốc tế thường được chia thành 4 mục cụ thể như sau:
Đối với mục nội dung này thì sẽ được tổng hợp và ghi chép lại các hoạt động liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, cụ thể như sau:
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa/ sản phẩm (trao đổi hàng hóa/ sản phẩm) hay còn được gọi là cán cân hữu hình hoặc cán cân thương mại.
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ: du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, vận chuyển... (trao đổi dịch vụ) hay còn được gọi là cán cân hữu hình hoặc cán cân thương mại.
- Các hoạt động mang lại thu nhập chuyển về nước. Cụ thể là các khoản thuộc thu nhập từ khoản dịch vụ thuộc cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, nhưng lại đang hoạt động trong nước. Hoặc ngược lại, các khoản thu từ cá nhân/ tổ chức trong nước nhưng hoạt động tại nước ngoài.
- Các khoản chuyển giao quốc tế, như quà biếu, quà tặng... từ nước ngoài, cho người nước ngoài, viện trợ cho không, đóng góp, lệ phí...
- Các khoản chuyển tiền thuần hoặc chuyển tiền đơn phương bao gồm các khoản chuyển giao một chiều, tức là không hoàn lại. Trên thực tế thì khoản này được coi là tăng thu nhập nội địa do thu từ nước ngoài, kéo theo cung ngoại tệ cũng sẽ tăng.
Nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Sẽ được thể hiện rõ nhất trong phần nội dung này, cụ thể các khoản ghi chép:
- Về tín dụng ngắn hạn: Tín dụng hỗ trợ BOP của Quỹ tiền tệ quốc tế/ IMF hay các nước khác; quỹ tín dụng thương mại.
- Về tín dụng dài hạn: đầu tư nước ngoài; khoản đi vay/ cho vay dài hạn của cá nhân hoặc chính phủ, viện trợ phát triển chính thức (phần cho vay).
Dự trữ chính thức hay còn được gọi là tài trợ chính thức hoặc cán cân bù đắp chính thức, mỗi tổ chức đều có cách gọi riêng khác nhau nhưng về bản chất thì chúng là một, nên các bạn có thể hiểu được rằng, Or bao gồm dự trữ ngoại hối quốc gia, thay đổi dự trữ các ngân hàng TW bằng đồng tiền của quốc gia, quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế/ IMF...
Trong những phần trên thì dự trữ ngoại hối quốc gia là nội dung quan trọng và đóng vai trò cốt cán trong việc phân tích các khoản mục dự trữ ngoại hối. Hay nói một cách đơn giản thì dự trữ ngoại hối quốc gia có khả năng quyết định. Trong giao dịch thương mại quốc tế thì cán cân thương mại quốc tế có nhiều phần nội dung khác nhau, do vậy mỗi phần sẽ đóng vai trò và chức năng riêng biệt. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để đóng góp sự ổn định cũng như phát triển kinh tế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cán cân thương mại cũng có bản chất một bản báo cáo tài chính và nó cũng có thể phạm phải những sai sót về con số chênh lệch, thống kê, nhầm lẫn, số liệu không khớp, không thu thập được đầy đủ các số liệu.. từ những khoản thanh toán thương mại. Hay những sai số khi bị phát sinh bởi sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau.
Vị trí của cán cân thanh toán quốc tế, một phần được quyết định bởi yếu tố này, mà yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp bởi thương mại hữu hình và thương mại vô hình. Cụ thể:
- Thương mại hữu hình: Là một trong những nội dung thường xuyên có mặt trong BOP/ cán cân thanh toán quốc tế. Thực ra thì trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực cùng với sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên... của từng quốc gia đều khác nhau, do vậy mà có một số quốc gia luôn ở vào vị trí nhập siêu.
- Thương mại vô hình: Một trong lĩnh vực quan trọng đối với nội dung này chính là dịch vụ và du lịch. Đối với một số quốc gia thì lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan... ví dụ như nước ta thì ngành công nghiệp không khói này cũng khá phát triển. Và đó chính là một trong những yếu tố nâng cao được thương mại vô hình.
Đối với ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, thì BOP cán cân thanh toán quốc tế cũng sẽ có những tác động. Nếu tài chính của một nước được bắt đầu từ sự tăng giá cao hơn so với nước khác, tài khoản vãng lai hay cán cân thương mại của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này cũng từ đó mà tăng lên với các quốc gia nhập khẩu, trong trường hợp đồng tiền của họ mạnh. Lúc này sẽ giảm nhu cầu hàng hóa, vì khi giá bán đắt sẽ hạn chế người mua.
Đối với một số bạn thì thuật ngữ này đã quá quen thuộc rồi, đặc biệt là khi bạn đang tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế là gì? Thì bạn cũng đã biết được những tác hại không lường của lạm phát đối với nền kinh tế của một nước thế nào chứ chưa cần nói đến cán cân thanh toán quốc tế đúng không. Tuy nhiên thì với điều kiện cùng với khả năng các nhân tố khác không đổi, thì khi tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn so với quốc gia khác có mối quan hệ mậu dịch, thì chắc chắn điều này sẽ tác động đến việc cạnh tranh hàng hóa của nước này đối với thị trường kinh doanh quốc tế. Bởi sự chênh lệch giữa tỷ giá cũng sẽ có sự thay đổi và chưa kể nó còn làm cho khối xuất khẩu cũng sẽ bị giảm. Như vậy chắc chắn số liệu được thống kê trên cán cân thanh toán quốc tế BOP cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Về bản chất thì mức thu nhập của một quốc gia sẽ tăng/ giảm theo tỷ lệ cao/ thấp hơn tỷ lệ giảm/ tăng của một nước khác và lúc này thì tài khoản vãng lai (checking account) của quốc gia cũng sẽ giảm/ tăng theo chiều hướng tương ứng nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Chính vì điều đó mà mức thu nhập thực tế sau khi được điều chỉnh lạm phát (nếu có) tăng thì mức tiêu thụ hàng hóa cũng từ đó được tăng. Như vậy ảnh hưởng của thu nhập quốc dân sẽ có tác động đến sự thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế.
Mỗi quốc gia có chính sách xuất nhập khẩu khác nhau, có những sự phát triển cũng như tăng trưởng khác nhau, nên chắc chắn khi đó cán cân thương mại cũng phần nào chịu sự tác động từ đó. Với những quốc gia được Chính phủ điều hành, quản lý hiệu quả thì sẽ có nền kinh tế vững mạnh và khả năng kinh tế đối ngoại cũng sẽ được tăng lên cao. Cho nên, có thể cán cân thanh toán quốc tế cũng sẽ được cải thiện phần nào.
Trên đây là một trong những nội dung liên quan đến Cán cân thương mại quốc tế là gì? Hy vọng chúng đều hữu ích với các bạn, nhất là những thanh niên ngày đêm theo đuổi ngành xuất nhập khẩu.
Để cập nhật nhiều tư liệu bổ ích khác liên quan thì bạn có thể truy cập Timviec365.vn nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc