Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tốt nghiệp ngành Biên phòng ra làm gì? Câu trả lời ngắn nhất!

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

 

Trong xã hội hiện nay để đảm bảo trật tự an ninh chúng ta nhất định cần đến lực lượng bộ đội, cảnh sát, công an luôn túc trực ngày đêm không ngại khổ sở để đem đến cuộc sống hạnh phúc và yên bình cho chúng ta. Trong đó, lực lượng bộ đội không chỉ làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ từ biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn có nhiệm vụ sản xuất và công tác giúp nhân dân. Trọng trách to lớn trong công việc như vậy liệu bạn có bao giờ có ước mơ trở thành bộ đội? Và bạn đã biết những thông tin về ngành Biên phòng hay chưa? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

 

1. Tìm hiểu chung ngành Biên phòng            

- Bộ đội biên phòng Việt Nam là một trong những lực lượng quân đội quan trọng, nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, đóng vai trò then chốt, chịu trách nhiệm và vai trò to lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ, đường biển hải đảo. Vì thế, bộ đội ngành Biên phòng thường phải làm việc ở những nơi rất phức tạp, luôn luôn trong tình trạng thái đấu tranh trong gian khổ, khó khăn ở các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là phải phối kết hợp với các ngành, lực lượng trên địa phương và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, vị trí giới hạn của đường biên ranh giới với các nước, đấu tranh nếu có xảy ra vi phạm và chiếm giữ của tội phạm, giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc, tham gia đối ngoại biên phòng, quan hệ cơ quan hữu quan với các nước lân cận để cùng nhau giải quyết các vấn đề nhằm xây dựng tình hữu nghị, hòa bình, góp phần tạo môi trường phát triển, ổn định và là một cánh tay đắc lực cho chủ trương đường lối mở rộng hợp tác quốc tế.

- Ngành Biên phòng xét nguyện vọng khối A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) và C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Khối A1 có điểm chuẩn xét vào ngành là từ 16 đến 21 điểm, khối C có điểm chuẩn dao động từ 23 đến 26 điểm. Hiện tại ở Việt Nam có duy nhất một trường là Học viện Biên phòng đào tạo ngành Biên phòng.

- Học viện Biên phòng có hai cơ sở là: Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và ngõ 62 phố Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

- Về học phí của trường Học viện Biên phòng thì sinh viên được miễn học phí.

- Mức lương chung tối thiểu của ngành Biên phòng theo nghị định của Chính phủ là 1.050.000 đồng và được áp dụng cho các công chức, cán bộ, viên chức, các đối tượng trong lực lượng vũ trang và những người lao động làm việc ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.

2. Những phẩm chất cần có trong ngành Biên phòng

Mỗi nghề nghiệp có yêu cầu tính cách, phẩm chất, đạo đức khác nhau. Ngành Biên phòng thuộc khối quân đội, công an nên sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá về phẩm chất có phần khắt khe và hơi khác so với các ngành nghề khác, hãy cùng đi tìm hiểu các tiêu chí đó dưới đây.

2.1. Lòng yêu nước tha thiết

Điều thứ nhất đòi hỏi từ người làm công việc này chính là lòng yêu nước bất tận. Công việc cụ thể là bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc nên tiêu chí này chắc chắn dễ hiểu và cũng quan trọng nhất. Hơn nữa, đã là một công dân thì ai cũng nên tự cảm thấy yêu nước, luôn luôn cố gắng phấn đấu để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

2.2. Yêu nghề

Trong quá trình làm việc sẽ có lúc bạn cảm thấy chán nản hay nhàm chán với công việc thường ngày phải làm. Những kế hoạch, lịch trình đều đặn diễn ra không có gì bất ngờ thì bạn có cảm thấy thích thú với công việc nữa hay không? Bất kể ngành nghề nào cũng thế, khi đã hình thành thói quen rồi thì sau một thời gian dài như 5 năm hay 10 năm, sự nhiệt tình với công việc không còn nữa, chúng ta làm việc miễn cưỡng, như một con robot vì chúng ta đã quá quen thuộc, đấy là lúc tình yêu nghề lên ngôi và khiến chúng ta chấn chỉnh lại tinh thần, níu giữ chúng ta ở lại với nghề mà chúng ta đã chọn.

Yêu nghề
Yêu nghề.

Cũng giống như công việc của một bác sĩ tại bệnh viện, sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi, áp lực, chán nản với việc hàng ngày ở nguyên trong một căn phòng khám chữa thuộc bệnh viện, theo thời gian không còn hứng thú với nghề nữa, lúc đó là lúc cần nhớ lại lý do vì sao ngày trước yêu nghề, chọn đi theo nghề nghiệp này. Ngành Biên phòng cũng như vậy, có lúc phải làm việc xa gia đình, gặp khó khăn trong việc đi lại vì thời tiết xấu nên phải đóng quân ở một địa điểm thời gian dài, rất nhiều khó khăn trúc trắc làm tinh thần tiêu cực đi, đó là thời điểm lòng yêu nghề có cơ hội lên tiếng. Công việc nào cũng vậy, chỉ cần có lòng yêu nghề bạn sẽ vượt qua được hết.

2.3. Kỷ luật, nghiêm túc

Môi trường quân đội, công an luôn luôn yêu cầu độ kỷ luật, nghiêm túc cao tuyệt đối. Bạn cần phải có cho mình tinh thần nghiêm túc hoàn thành công việc, giữ vững kỷ luật, nguyên tắc.

2.4. Đoàn kết

Làm việc ở môi trường quân đội bạn cần có cách sống đoàn kết và tương trợ lẫn nhau với các đồng chí, anh em.

Đoàn kết
Đoàn kết.

Đó là những người bạn, người thân vào sinh ra tử lúc hoạn nạn có thể tương trợ lẫn nhau trong điều kiện hoàn cảnh thiếu thốn và không ở gần gia đình, họ hàng.

2.5. Dũng cảm và lạc quan

Đã làm công việc ở nơi phức tạp và nguy hiểm thì chắc chắn cần đến sự can đảm và tinh thần lạc quan tích cực. Các chiến sĩ luôn luôn phải rèn luyện cho mình tinh thần bản lĩnh và có suy nghĩ lạc quan tích cực trong mọi hoàn cảnh để đối mặt, vượt qua những chông gai đầy rẫy phía trước.

2.6. Trung thực, nhân hậu

Là một quân nhân thì việc có cho mình trái tim nhân hậu, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ yêu thương nhân dân là điều cần phải có. Bên cạnh đó, sống trung thực thật thà ngay thẳng sẽ khiến cho người nhân dân nhìn vào đội ngũ quân nhân công an một cái nhìn đầy tự hào, đáng tin cậy và đặc biệt tôn trọng.

3. Các tổ chức chung của ngành Biên phòng

- Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng: là tổ chức cao nhất (tương đương với vị trí cấp Quân chủng)

- Bộ Chỉ huy biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (tương đương với cấp sư đoàn) bao gồm 39 tỉnh thành có biên giới, đường bờ biển, Bộ chỉ huy có các phòng chức năng như: trinh sát, chính trị, tham mưu, hậu cần, phòng chống tội phạm, các đơn vị trực thuộc như đại đội cơ động, tiểu đoàn huấn luyện, bệnh xá biên phòng tỉnh.Chỉ huy trưởng và Phó chỉ huy trưởng, Thủ trưởng các cơ quan tham mưu, trinh sát, chính trị, phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh mang quân hàm Đại tá.

- Đồn Biên phòng: Cả nước có khoảng 400 đồn cơ sở, là các đơn vị cơ sở gồm Ban chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như đội vũ trang, đội trinh sát biên phòng, đội công tác biên phòng, đội phòng chống tội phạm ma túy, đội kiểm tra xuất nhập cảnh, đội giám hộ, đội tổng hợp, bảo đảm,… Với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới sẽ có thêm trạm kiểm soát biên phòng.

Các tổ chức chung của ngành Biên phòng
Các tổ chức chung của ngành Biên phòng.

- Hải đoàn biên phòng: là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật, cơ động chiến đấu trên vùng biển, thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Hải đoàn sẽ có từ 2 đến 3 hải đội, các bộ phận tham mưu, chính trị, kỹ thuật, hậu cần.

- Hải đội biên phòng là đơn vị chiến nhỏ nhất, là cấp chiến đấu cơ sở trên vùng biển, trực thuộc bởi bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh hoặc nằm trong biên chế của hải đoàn biên phòng.

4. Quân hàm chức vụ trong Bộ đội biên phòng

Theo bộ luật của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (2024) quy định chức vụ trong bộ đội Biên phòng như sau:

- Tư lệnh và Chính ủy trần quân hàm Trung tướng.

- Phó Tư lệnh trần quân hàm Thiếu tướng không quá 5 người.

- Phó Chính ủy và Chủ nhiệm Chính trị trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người.

Quân hàm chức vụ trong Bộ đội biên phòng
Quân hàm chức vụ trong Bộ đội biên phòng.

- Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người.

- Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Cục Chính trị trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người.

- Các chức vụ khác trần quân hàm là Đại tá.

5. Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Biên phòng?

Sau khi đỗ và học tập tại các trường thuộc khối quân đội, các sinh viên sẽ không phải lo nỗi lo thất nghiệp, bởi giống như tất cả các ngành khối công an, trong quân đội, sinh viên được phân công làm công tác theo nhiều vị trí ở trong quân đội, cụ thể là:

-Sĩ quan: Sỹ quan là các cán bộ được đào tạo một cách cơ bản về chuyên ngành quân đội, có trách nhiệm chỉ huy các đơn vị quân đội đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

-Quân nhân chuyên nghiệp: Quân nhân chuyên nghiệp là những quân nhân được đào tạo huấn luyện bài bản, chuyên nghiệp, họ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho nhiệm vụ chỉ huy, chiến đấu, đảm bảo chiến đấu, có thái độ tinh thần tình nguyện phục vụ về lâu về dài trong môi trường quân đội.

Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Biên phòng?
 Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Biên phòng?

-Công nhân viên quốc phòng: Công nhân viên quốc phòng là những nhân viên đảm nhiệm vai trò về mặt chuyên môn kỹ thuật hoặc giúp việc cho người chỉ huy, lãnh đạo trong quá trình thực thi nhiệm vụ, là những công nhân viên chức nhà nước, làm việc ở các đơn vị, nhà máy quân đội.

-Hạ sĩ quan và binh sĩ: Hạ sĩ quan, binh sĩ là những quân nhân ở các đơn vị quân đội, phục vụ cống hiến theo thời hạn quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, được trải qua huấn luyện quân sự chu đáo nghiêm túc với kỷ luật nghiêm minh.

Cơ hội dành cho ngành Biên phòng rất đa dạng và phong phú. Để có thêm nhiều thông tin mới bổ ích về ngành nghề khối quân đội, công an hãy xem thông trong website timviec365.vn bạn nhé. Chúc bạn có thật nhiều thuận lợi trên con đường công việc ngành nghề mà bạn đã chọn!

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;