Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 06 năm 2024
Với một đất nước có truyền thống về nông nghiệp như đất nước ta thì những công việc về chăn nuôi, trồng trọt luôn là những công việc quen thuộc và chúng góp phần vào phát triển cho đất nước. Vậy bạn có hiểu về một ngành học tên là ngành chăn nuôi chưa? Ngành chăn nuôi là gì? Bạn sẽ học gì trong chương trình học của ngành này? Tiêu chuẩn đầu ra và cơ hội việc làm của ngành là như thế nào?
Ngành chăn nuôi có thể hiểu một cách đơn giản nôm na là một ngành sẽ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, học tập về khoa học dinh dưỡng của những loại động vật, gia cầm gia súc, thủy hải sản, áp dụng được công nghệ vào sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi động vật, thiết kế được ra các loại chuồng trại, nơi ở trú mưa nắng và chỗ ngủ cho các loài động vật, có khả năng nuôi và chăm sóc, dinh dưỡng cho những loài động vật.
Ngoài ra thì những kỹ sư chăn nuôi cũng thường xuyên phải phối hợp, hợp tác cùng với những bác sĩ thú y để đảm bảo chăm nuôi tốt cũng như đảm bảo sức khỏe của các vật nuôi, nghiên cứu về các khẩu phần ăn của vật nuôi, sử dụng được các dây chuyền hay các thiết bị máy móc hiện đại chuyên nghiệp để có thể phân tích được các chất liệu thức ăn, nguồn chất lượng dinh dưỡng cho động vật, vật nuôi.
Bạn có thấy bất ngờ không khi đọc được thông tin đây là ngành dễ xin được việc? bạn không nhìn lầm đâu vì đây hoàn toàn là sự thật chính xác. Ngành chăn nuôi luôn được coi là cấu thành kết hợp với các ngành khác để tạo nên nền nông nghiệp nước ta, vì thế ngành chăn nuôi luôn chiếm được vị trí quan trọng chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam ngoài ngành trồng trọt cây thực phẩm,... áp dụng công nghệ giúp sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng.
Ngành chăn nuôi là một ngành rất quan trọng trong các ngành thuộc nông nghiệp hiện đại chính vì thế mà có nhu cầu nuôi lớn được những vật nuôi để sau đó có thể dùng công nghệ chế biến ra những sản phẩm như thực phẩm ăn uống, lấy lông của các loài gia cầm gia súc, các loài chim hoặc một số loại vật nuôi có thể lấy lông khác và sức lao động cho các quá trình sản xuất khác, kéo hàng như con trâu, con bò, con ngựa, con voi,... Những sản phẩm từ ngành chăn nuôi sẽ đáp ứng được những nhu cầu trong sinh hoạt thường ngày của con người hoặc là sẽ có lợi nhuận thu về.
Bởi vậy ngày nay ngày càng có nhiều những học sinh và sinh viên tham gia vào những ngành nghề về chăn nuôi để tham gia được vào những đội ngũ nghiên cứu các kiến thức về chăn nuôi để áp dụng vào công việc, đam mê.
Bất cứ ai có dự định học ngành chăn nuôi cũng sẽ có những tìm hiểu và thắc mắc về ngành học này sẽ đào tạo những chuyên môn gì cũng như là những phạm vi kiến thức mà ngành này đòi hỏi ở sinh viên. Tìm hiểu về những môn học sẽ giúp cho bạn có những bước chuẩn bị đảm bảo vững chắc và yên tâm hơn. Vậy thì ngành này sẽ đào tạo cho sinh viên những môn học gì?
Giống như những chuyên ngành khác chương trình học của ngành chăn nuôi cũng có những môn học về giáo dục đại cương đó là:
+ Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin
+ Môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam
+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Môn Tiếng Anh học phần 1
+ Môn Tiếng Anh học phần 2
+ Môn Tiếng Anh học phần 3
+ Môn Tiếng Anh học phần 4
+ Môn Tin học đại cương
+ Môn Hóa học phân tích
+ Môn Sinh học đại cương
+ Môn Thống kê sinh học
+ Môn Pháp luật đại cương
+ Môn Giáo dục thể chất
+ Môn Giáo dục quốc phòng
Tiếp theo là những kiến thức thuộc những bộ môn tự chọn:
+ Môn Kỹ năng giao tiếp
+ Môn Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
+ Môn Sinh thái nông nghiệp
+ Môn Quản lý trang trại
+ Môn Quản trị bán hàng
+ Môn Tâm lý học
+ Môn Kỹ năng làm việc nhóm
+ Môn Kỹ năng lãnh đạo
+ Môn Kỹ năng tìm kiếm việc làm
Trong phần kiến thức cơ sở ngành có những học phần bắt buộc và những học phần được tự chọn:
- Học phần, môn học bắt buộc:
+ Môn động vật học
+ Môn giải phẫu động vật
+ Môn sinh lý động vật
+ Môn di truyền động vật
+ Môn hóa sinh động vật
+ Môn tổ chức và phôi thai học
+ Môn động vật hoang dã
+ Môn vi sinh vật chăn nuôi
+ Môn dinh dưỡng động vật
+ Môn thú y cơ bản
+ Môn thiết kế chuồng trại
- Học phần, môn học tự chọn:
+ Môn khuyến nông
+ Môn ngoại khoa thú y
+ Môn marketing căn bản
+ Môn kinh tế nông nghiệp
Những học phần nằm trong kiến thức ngành cũng gồm những môn học bắt buộc và những môn học tự chọn:
- Môn học bắt buộc:
+ Môn chọn và nhân giống vật nuôi
+ Môn công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi
+ Môn chăn nuôi lợn
+ Môn chăn nuôi gia cầm
+ Môn chăn nuôi trâu bò
+ Môn chăn nuôi dê và thỏ
+ Môn nhân nuôi động vật hoang dã
+ Môn bệnh truyền nhiễm thú y
+ Môn vệ sinh chăn nuôi
+ Môn quản lý chất thải chăn nuôi
+ Môn thiết kế thí nghiệm trong chăn nuôi
+ Môn quản lý trại chăn nuôi
- Môn học tự chọn:
+ Môn tiếng anh chuyên ngành chăn nuôi
+ Môn quản lý động vật hoang dã
+ Môn bệnh ký sinh trùng thú y
+ Môn bệnh sản khoa
+ Môn chăn nuôi chó mèo
+ Môn chăn nuôi đà điểu và chim
+ Môn kiểm nghiệm thú sản
+ Môn cây thức ăn chăn nuôi
+ Môn vệ sinh an toàn thực phẩm
Cuối cùng sẽ là tiến hành thực tập nghề nghiệp ở thực tập cơ sở chăn nuôi, thực tập 1, thực tập 2 và làm khóa luận tốt nghiệp.
Xem thêm: Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Sử dụng an toàn với hóa chất
Bạn có biết là ngành chăn nuôi sẽ thi khối gì vào các trường đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp không? Và chắc thắc mắc của các bạn hiện là học nông nghiệp ra làm gì đặc biệt là ngành chăn nuôi, bạn hãy tiếp tục đọc bài nhé. Hiện nay thì ngành chăn nuôi lấy các khối thi như là:
+ Khối thi A00 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Lý, Hóa
+ Khối thi A16 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
+ Khối thi B00 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Hóa, Sinh
+ Khối thi D90 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
+ Khối thi A02 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Lý, Sinh
+ Khối thi D08 gồm tổ hợp các môn thi là gồm có Toán, Anh, Sinh
Trên đất nước Việt Nam có những trường nào đào tạo ngành chăn nuôi bạn đã biết chưa? Có rất nhiều trường đào tạo và trải dài ở các miền Bắc, Trung, Nam đều có các trường đại học đào tạo chuyên ngành này.
Đối với khu vực miền Bắc:
+ Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam
+ Phân hiệu Đại học Thái Nguyên ở Lào Cai
+ Trường Đại học nông lâm - Đại học Thái Nguyên
+ Trường Đại học nông lâm Bắc Giang
+ Trường Đại học lâm nghiệp
+ Trường Đại học Hải Dương
+ Trường Đại học Hùng Vương
+ Trường Đại học Tân Trào
+ Trường Đại học Tây Bắc
Đối với khu vực miền Trung:
+ Trường Đại học Vinh
+ Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
+ Trường Đại học Tây Nguyên
+ Trường Đại học Hồng Đức
Đối với khu vực miền Nam:
+ Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phân hiệu Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận
+ Trường Đại học Bạc Liêu
+ Trường Đại học Cần Thơ
+ Trường Đại học An Giang
+ Trường Đại học Trà Vinh
+ Phân hiệu trường Đại học lâm nghiệp tại Đồng Nai
Sau quá trình học tập nỗ lực chăm chỉ ai cũng muốn có cho mình những cơ hội nghề nghiệp tốt, chính vì thế những sĩ tử sẽ rất quan tâm tới ngành chăn nuôi sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc cụ thể gì, sẽ làm việc tại đâu đúng không nào?
Ngành chăn nuôi sẽ có khả năng tạo ra được những cơ hội việc làm khác nhau cho các bạn sinh viên trong tương lai. Những sinh viên sau khi đã tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi sẽ có thể đảm nhiệm được những vị trí vai trò công việc ở những nơi làm việc sau đây:
+ Trung tâm về khuyến nông, những trung tâm nông nghiệp, phòng nông nghiệp địa phương, những cục nghiên cứu, viện nghiên cứu, phòng chăm sóc thú y cộng đồng thuộc các chi nhánh của cục thú y của tỉnh thành phố huyện phường xã, trạm kiểm soát dịch, những trạm thú y
+ Những phòng xét nghiệm kiểm dịch bệnh thú y, y khoa thuộc hệ thống của các trường Đại học, cao đẳng, những hoạt động về sản xuất và kinh doanh những loại thuốc cho các con vật nuôi, những khu chuyên bảo tồn cho loài động vật hoang dã, ở trong các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao các khoa học kỹ thuật cho thú y
+ Làm công tác truyền đạt kiến thức, làm giáo viên giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, những học viện có các chuyên ngành đào tạo các ngành chăn nuôi, thú y
+ Những công ty về sản xuất những loại thức ăn chăn nuôi cho động vật, các công ty kinh doanh về những sản phẩm thuốc chữa bệnh cho các loài vật nuôi, những công ty điều chế và buôn bán những sản phẩm liên quan tới chăn nuôi thú y, kinh doanh buôn bán về chăn nuôi.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc “Học lâm nghiệp ra làm gì” dành cho học sinh?
Việc làm nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Học ngành nghề này yêu cầu sinh viên cần phải có những đức tính hay phẩm chất kỹ năng phù hợp với ngành học để có thể đáp ứng được những yêu cầu và kiến thức học, có những lợi thế khi tham gia vào ngành học và sau khi tốt nghiệp ra đi làm tại môi trường thực tế.
+ Có đam mê làm việc với các loại cây cối và con vật nuôi
+ Thích làm các hoạt động ngoài trời
+ Thích tìm hiểu nghiên cứu và xem các chương trình về thiên nhiên động vật cây cối
+ Thích các hoạt động, sự kiện ở thiên nhiên ngoài trời
+ Thích tìm hiểu và nghiền ngẫm nghiên cứu các kiến thức về tự nhiên, động vật
+ Học giỏi được các môn tự nhiên như là sinh, hóa, địa
Giờ thì có lẽ bạn đã có thể hiểu được ngành chăn nuôi là gì cũng như những gì mà ngành chăn nuôi có thể đem lại cho đời sống con người rồi phải không, bạn có thể truy cập vào trang web timviec365.vn để tìm hiểu những kiến thức về nghề nghiệp. Thăng tiến trong công việc cùng với timviec365.vn, tại sao không nhỉ!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc