
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Việc không hoàn thành công việc được giao có lẽ không quá khó để bắt gặp. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra rất nhiều lần thì sẽ mang lại rất nhiều hậu quả và có thể ảnh hưởng nặng nề tới rất nhiều người và rất nhiều vấn đề khác. Vậy, tại sao nhân viên không hoàn thành công việc được giao? Với vai trò là một người quản lý, một cấp trên sát sao thì bạn đã bao giờ nghĩ tới vấn đề này hay chưa? Và làm cách nào để giúp đỡ nhân viên vượt qua được tình trạng xấu xí này? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn gợi mở được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên không hoàn thành công việc được giao và phương hướng giải quyết “hợp tình hợp lý” nhất.
Nhân viên không hoàn thành công việc được giao sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì ta có thể chia thành 2 nguyên nhân cơ bản là: Nguyên nhân chủ quan và Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nhân viên không hoàn thành công việc chính là bởi chính bản thân nhân viên đó. Xuất phát từ suy nghĩ, tính cách, năng lực làm việc,...của chính nhân viên đó và khiến họ không hoàn thành công việc được cấp trên giao cho.
Cấp trên giao việc, tuy nhiên, nhân viên lại không hiểu rõ công việc của mình thực tế là gì. Mình cần phải đạt được kết quả gì, mình cần làm gì để thực hiện được kết quả đó. Các bước tiến hành và những người sẽ có thể hỗ trợ mình là ai? Họ đều không biết.
Việc không hiểu rõ công việc của mình khiến nhân viên lúng túng, họ luẩn quẩn trong chính suy nghĩ của chính mình. Và đây chính là nguyên nhân khiến nhân viên không hoàn thành công việc được giao.
“Thôi, để mai rồi làm”, “Lúc nữa thì làm”,... Có thể đây là những suy nghĩ của rất nhiều nhân viên khi đi làm và thực hiện công việc của mình. Sự trì hoãn luôn khiến bản thân nhân viên dừng những công việc quan trọng và dành thời gian cho những việc không đem lại giá trị cao.
Không những vậy, nếu như một nhân viên đang không hiểu rõ công việc của mình. Nhưng lại trì hoãn việc đi hỏi lại cấp trên thì chắc chắn rằng nhân viên đó sẽ chẳng bao giờ hoàn thành công việc được giao theo đúng thời hạn cả. Đây chính là “kẻ thù” lớn nhất trong hành trình chinh phục thành công của mỗi người và nếu nhân viên không vượt qua nó thì họ sẽ mãi chỉ là “nhân viên không hoàn thành công việc được giao” mà thôi.
Cách sắp xếp thời gian và công việc khoa học sẽ là một trong những cách giúp nhân viên luôn đạt được tiến độ công việc cần thiết. Khi biết điều này, họ sẽ biết mình cần làm gì trước và những công việc khác sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian nào.
Tuy nhiên, thiếu kỹ năng này sẽ khiến nhân viên bị vướng trong một đống công việc và họ không biết bắt đầu từ đâu. Việc mỗi thứ một tí và không dứt điểm sẽ khiến nhân viên không bao giờ hoàn thành công việc cả.
Khối lượng công việc quá nhiều khiến nhân viên mệt mỏi, cơ thể của họ vốn dĩ đã yếu khiến cho nhân viên rất dễ bị kiệt sức,... Sức khỏe ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm việc của nhân viên. Vì thế mà nếu thấy nhân viên ở trong tình trạng sức khỏe không tốt thì khả năng không hoàn thành công việc cũng là rất cao.
Một trong những nguyên nhân khiến nhân viên không hoàn thành công việc chính là suy nghĩ “mình không được coi trọng” và “bản thân mình không quan trọng”. Chính suy nghĩ này sẽ khiến cho động lực làm việc của nhân viên giảm sút đi rất nhiều, cùng với đó là sự đầu tư cho công việc cũng giảm đáng kể.
Một suy nghĩ khác khiến nhân viên không hoàn thành công việc được giao chính là phần thưởng với nhiều công việc khác nữa sau khi họ hoàn thành. Nhân viên thường nhận được các phần thưởng là “những công việc khác nữa” khi họ hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn. Chính vì phần thưởng này mà nhiều nhân viên lựa chọn cách không hoàn thành công việc để tránh nhận thêm phần thưởng của công ty.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nhân viên không hoàn thành công việc được giao chính là bởi sự tác động của các yếu tố xung quanh. Ví dụ như đồng nghiệp, thiết bị hỗ trợ, tài liệu tham khảo hay thậm chí là cả “Sếp” cũng có thể là tác nhân khiến nhân viên không hoàn thành công việc được giao.
Những người đồng nghiệp thích buôn chuyện, tiếng tin nhắn, cuộc gọi vang lên quá nhiều, các cuộc họp đột xuất, quá nhiều email phải check,... Tất cả những sự phiền toái đó sẽ khiến nhân viên khó tập trung và không thể chú tâm vào công việc của mình được. Chính vì thế mà khả năng không hoàn thành công việc là rất cao.
Công việc bạn đảm nhận rất cần có những tài liệu và thiết bị hỗ trợ nhất định. Tuy nhiên, những điều này tại công ty hay để tìm kiếm thực sự quá khó khăn. Việc không được hỗ trợ đầy đủ sẽ khiến nhân viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc và chậm deadline là điều rất dễ xảy ra.
Vì tình trạng thiếu nhân lực mà một nhân viên có thể đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn. Việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến áp lực cho họ quá lớn. Đồng thời họ có quá nhiều việc phải làm nên sẽ dẫn đến việc không hoàn thành được công việc theo đúng thời hạn.
Việc thường xuyên bị thay đổi kế hoạch công việc cũng là nguyên nhân khiến nhân viên không hoàn thành công việc được giao. Các công việc luôn ở trong tình trạng dở dang sẽ dẫn đến việc hoàn thành chậm đi rất nhiều.
Việc đảm nhận công việc vượt quá khả năng của bản thân cũng sẽ khiến bạn có thể không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều khi vô tình hoặc không chú ý, sếp có thể sẽ giao cho nhân viên công việc ở trên năng lực của họ. Đây sẽ là thử thách khó nhằn mà nhân viên phải đối mặt.
Xem thêm: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực là gì?
Chò dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì việc giúp đỡ nhân viên khắc phục tình trạng không hoàn thành công việc là rất cần thiết. Vậy, cách khắc phục sẽ bao gồm những cách nào?
- Xử lý hậu quả không hoàn thành công việc của nhân viên
Việc đầu tiên với vai trò là cấp trên khi gặp tình trạng nhân viên không hoàn thành công việc được giao chính là xử lý hậu quả mà họ để lại. Trách phạt có thể thực hiện sau đó, còn hậu quả từ việc không hoàn thành công việc nên được ưu tiên hoàn thiện trước. Bởi vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới công việc và tiến độ của nhiều người khác.
- Tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên không hoàn thành công việc
Trước khi đưa ra bất cứ lời trách phạt nào thì việc tìm hiểu nguyên nhân là điều cần thiết. Bởi nếu xuất phát từ nguyên nhân khách quan thì điều này đáng để chính những cấp trên suy ngẫm về cách quản lý và phân công công việc của mình.
Việc tìm hiểu nguyên nhân nên là cuộc gặp riêng giữa cấp trên và nhân viên. Điều này sẽ giúp cả 2 có thể dễ dàng nói chuyện và tìm hiểu được vấn đề một cách chính xác hơn.
- Nêu rõ những hậu quả mà nhân viên sẽ phải chịu khi không hoàn thành công việc
Việc đưa ra hậu quả một cách rõ ràng sẽ giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của mình với công việc chung và cả những người đồng nghiệp khác nữa. Nếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan thì chính nhân viên đó sẽ cần có sự chấn chỉnh hơn nữa trong suy nghĩ và tác phong của mình, tránh tình trạng không hoàn thành công việc và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp xuất phát từ nguyên nhân khách quan thì cần cho nhân viên biết họ có thể phản ánh với cấp trên để có thể kịp thời điều chỉnh avf hỗ trợ sao cho phù hợp nhất nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ.
- Thường xuyên thực hiện việc đánh giá năng lực nhân viên
Đánh giá năng lực của nhân viên có ý nghĩa rất là quan trọng. Nhất là khi năng lực sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc và khả năng hoàn thành công việc của nhân viên đó.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm đánh giá năng lực của nhân viên giúp cho các quản lý có thể dễ dàng hơn trong quá trình này. Từ đó, có thể giao và phân việc một cách chính xác hơn dựa trên năng lực của họ, đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và tiến độ.
Nhân viên không hoàn thành công việc được giao sẽ là bài toán không chỉ với chính họ, với nhà quản lý mà còn của cả doanh nghiệp. Vì thế, việc thấu hiểu và tìm ra cách khắc phục sẽ giúp nhân viên cũng như toàn công ty có thể tìm ra cách thức tốt nhất để công việc luôn được thực hiện một cách chỉn chu và đúng theo yêu cầu được giao. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn đọc những thông tin giá trị và hữu ích nhất.
Tầm quan trọng của bài test đánh giá năng lực nhân viên ra sao?
Đánh giá năng lực nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà quản lý và doanh nghiệp trong quá trình phân công công việc và đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc. Một trong những cách đánh giá đó là sử dụng bài test đánh giá năng lực. Vậy, bài test đánh giá năng lực nhân viên có ý nghĩa ra sao và nên sử dụng bài test nào? cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận