
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Trần Thùy Linh
Paranoia, hay chứng hoang tưởng, không phải là một triệu chứng thường xuyên bắt gặp. Paranoia nếu không được điều trị tâm lý từ sớm thì sẽ rất dễ dẫn đến những căn bệnh khác nặng hơn như rối loạn nhân cách hoang tưởng hay rối loạn nhân cách đa giới… Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Paranoia là gì, những căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ Paranoia và giải pháp điều trị chứng Paranoia.
Người bị mắc chứng Paranoia – chứng hoang tưởng – thường xuyên có cảm giác sợ hãi một điều gì đó. Nỗi sợ hãi này có thể đến từ ảo tưởng bị ai đó theo dõi hoặc đang bị ai đó cố tình gây khó dễ, mặc dù chẳng có bằng chứng nào chứng minh những nỗi sợ đó là có thật. Paranoia là một triệu chứng vô cùng đáng sợ. Kể cả khi bạn biết rằng những nỗi sợ đó là không có cơ sở thì chúng vẫn có thể gây ra rắc rối nếu xảy ra quá thường xuyên
Clinical Paranoia thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả Paranoia. Tuy nhiên, may mắn là căn bệnh này rất hiếm gặp. Người bị mắc chứng Clinical Paranoia luôn nghi ngờ rằng mọi thứ không công bằng, mọi người đang nói dối hoặc có ý định làm hại họ.
Người mắc chứng Paranoia thường xuyên cảm thấy lo lắng và bất an, vì vậy bạn sẽ thấy họ khá ngần ngại khi tiếp xúc với mọi người khác, đôi khi sẽ có thái độ khá cực đoan. Bên cạnh đó, những người mắc chứng Paranoia thường có tâm hồn khá mỏng manh, yếu đuối và dễ bị tổn thương.
Mặt khác, họ hầu như không thể tin tưởng và tâm sự với người khác. Vì lúc nào cũng cảnh giác với tất cả mọi thứ nên họ hiếm có phút giây thư giãn. Những người mắc chứng Paranoia cũng thường cố gắng suy nghĩ, đôi khi là cả suy diễn, về ẩn ý trong mọi hành vi của người khác. Họ không bao giờ có thể chấp nhận hay thỏa hiệp trước bất kỳ lời chỉ trích nào.
Chỉ một đêm mất ngủ thì bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại rất thường xuyên thì chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra với bạn. Tình trạng thường gặp nhất đó là tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng, bạn sẽ dễ cáu gắt hơn và dễ hiểu lầm hoặc xung đột với người khác. Thậm chí nếu bạn bị mất ngủ kinh niên, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy ảo giác.
Bởi vậy, giấc ngủ là rất quan trọng đối với mỗi người. Đây là khoảng thời gian để cho não bộ và cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Trung bình mỗi ngày nên ngủ 7 – 9 tiếng để đảm bảo sức khỏe.
Khi cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng, bạn sẽ rất dễ nghi ngờ người khác. Sự căng thẳng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Không chỉ đến từ những sự việc nghiêm trọng (chẳng hạn như bạn bị mất việc hay mắc bệnh nan y…), sự căng thẳng có thể bắt nguồn từ bất cứ điều gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn nên dành ra nhiều thời gian hơn để thư giãn và cố gắng loại bỏ ra khỏi đầu những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng. Đôi khi, hãy hẹn một vài người bạn đi ra ngoài, hay tán gẫu cùng họ nhằm xua đi những cảm giác tiêu cực.
Bạn cũng nên vận động nhiều hơn để giúp cho cơ thể có cảm giác tràn đầy năng lượng và năng động, điều này giúp xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tìm kiếm cho mình một vài sở thích hay thú vui nào đó. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng phương pháp ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD – Paranoid Personality Disorder) khó có thể tin tưởng người khác. Paranoia có thể gây ra rất nhiều suy nghĩ tiêu cực và không hề đúng với sự thật. Chẳng hạn, bạn có thể cho rằng ai đó không thích bạn, ai đó đang giễu cợt bạn, hoặc thậm chí ai đó đang có ý định làm hại bạn. Nếu không được điều trị sớm Paranoia có thể phát triển thành Clinical Paranoia nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Chứng tâm thần phân liệt (Schizophrenia) cũng là một hội chứng rất nghiêm trọng. Người bị tâm thần phân liệt sẽ không thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Người mắc chứng tâm thần phân liệt sẽ luôn cần có người giám sát, bởi những hoang tưởng và ảo ảnh có thể khiến cho họ làm ra những hành động điên rồ nhất. Bệnh này cần được điều trị tâm lý trong một thời gian rất dài.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách đa giới (BPD – Borderline Personality Disorder) thường có những biến đổi rất nhanh về cảm xúc. Bạn có thể yêu tha thiết đến mức tôn thờ một cá nhân, nhưng ngay sau đó bạn có thể ghét họ thậm tệ. Bệnh này khiến con người ta thường xuyên lâm vào hoang tưởng vô cùng đáng sợ.
Nhìn chung, triệu chứng của rối loạn tâm thần có vẻ khá giống những lúc bạn suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, không nên vì thỉnh thoảng có một vài suy nghĩ tiêu cực mà cho rằng bản thân mắc chứng hoang tưởng. Việc bạn nhận thức được rằng mình đang có những suy nghĩ tiêu cực chính là dấu hiệu cho thấy rằng bạn hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cảm giác tiêu cực và hoang tưởng xảy ra thường xuyên hơn thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Các loại ma túy, chẳng hạn như cần sa, chất gây ảo giác (LSD, nấm ảo giác…) và các chất kích thích (Cocaine, Methamphetamine…) có thể khiến cho người sử dụng rơi vào hoang tưởng trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra hiệu ứng hoang tưởng trong thời gian dài, có thể dẫn đến ảo giác và nặng hơn và các triệu chứng về tâm thần như đã liệt kê ở trên.
Nếu như Paranoia có thể khiến bạn có cảm giác lo lắng hoặc một số triệu chứng trầm cảm nhẹ, thì các chất kích thích có thể khiến cho những triệu chứng trên diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn rất nhiều, thậm chí có thể gây ra rối loạn hoang tưởng. Rượu có thể khiến Paranoia trở nên trầm trọng hơn. Rượu làm con người ta say và mất đi những phán đoán chính xác với tất cả mọi thứ. Cùng từ đó con người lại càng khó kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.
Paranoia, hay chứng hoang tưởng, có thể được điều trị dần dần với sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp thêm nhiều giải pháp khác. Trước tiên là hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc. Bạn cũng nên thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao.
Mặt khác, bạn cũng cần tìm kiếm nguyên nhân của những sự lo lắng, căng thẳng và giải quyết triệt để những nguyên nhân đó. Nếu cần thiết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về một vài loại thuốc hỗ trợ điều trị.
Như vậy là qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu được Paranoia là gì và những triệu chứng của Paranoia. Thông thường thì những người mắc chứng Paranoia – chứng hoang tưởng – đều không được điều trị vì họ không nhận thức được những suy nghĩ hay sự lo lắng của bản thân là không có cơ sở. Nếu bạn quen biết ai đó mắc chứng Paranoia thì nên đưa họ đến bác sĩ sẽ để được điều trị tâm lý từ sớm.
Acetone là gì?
Acetone là gì? Acetone được ứng dụng như thế nào trong sản xuất công nghiệp? Tìm hiểu thêm một số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng Acetone qua bài viết sau đây nhé!
Chia sẻ
Bình luận