Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ở tuổi đôi mươi bạn thành công và thất bại trong cuộc sống

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“Thất bại là mẹ thành công” bạn cảm thấy câu này có đúng với chính bạn hay không? Thành công và thất bại trong cuộc sống có phải là điều mà chúng ta mong muốn hay không? Tôi đặt ra hai câu hỏi lớn này là để bạn tự chất vấn bản thân mình, liệu bạn đã có gì ở tuổi đôi mươi?

Tìm kiếm việc làm

1. Mối quan hệ giữa thành công và thất bại

Mối quan hệ giữa thành công và thất bại
Mối quan hệ giữa thành công và thất bại

Thành công – thất bại có phải là một cặp song sinh trời định? Vì cứ sau mỗi thất bại thì bạn sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình, hay từ những thất bại của người khác mà bạn có thêm kinh nghiệm để tiến tới thành công. Thành công sẽ khiến cho bạn ngủ quên trên chiến thắng, còn thất bại cũng có thể làm cho bạn chùn bước chân. Trong cuộc sống của chúng ta, có mấy ai muốn mình bị thất bại hay không? Hay ai cũng muốn mình thành công. Con người chỉ ham muốn có được những thành công nhất thời nhưng lại quên mất rằng chúng ta sẽ nhận được gì ở thất bại. Sau những lần vấp ngã ấy, đau có, buồn có, nản chí có, thất vọng có, và muốn bỏ cuộc cũng có. Tuy nhiên, sau khi được rèn luyện, được cảm nhận những nỗi đau đó thì sẽ hình thành nên một con người của “ý chí” và “sức mạnh”. Nếu bạn không quên phân cảnh trong bộ phim Tây du ký nổi tiếng có cảnh Tôn Ngộ Không bị lung trong lò thiêu và sau đó cậu trở thành con khỉ “toàn năng” thì bạn cũng đã có thể liên tưởng đến sức mạnh của ý chí. Ở đây không nói đến sự thất bại của nhân vật trong phim mà chỉ muốn nói đến sau kho được rèn luyện cực khổ, tưởng chừng như sẽ bỏ cuộc thì họ sẽ nhận được “quả ngọt”.

Nếu ví thành công như trái ngọt thì thất bại lại chính là người thầy, người tạo ra những trái ngọt ấy. Trái ngọt của bạn được hình thành nhờ vào mồ hôi, nước mắt, ý chí sắt thép và thêm chút gia vị “đắng” của thất bại.

Không phải ai cũng có thể đứng lên sau những thất bại, mà chính nỗi sợ hãi của thất bại sẽ khiến cho bạn không bước qua được “đêm đen” để tiến đến “khu vực an toàn” ở nơi có ánh sáng. Nếu như thất bại thì đừng vội nản chí, nếu như thành công thì bạn cùng đừng vội ngủ quên.

2. Thất bại dạy cho bạn điều gì?

Thất bại dạy cho bạn điều gì?
Thất bại dạy cho bạn điều gì?

Bạn có chắc rằng, trong cuộc sống của bạn chưa từng gặp thất bại. Và tôi tin chắc một điều là nếu bạn thất bại thì ngay lập tức trong đầu bạn chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực và nản chí. Đừng vội như vậy, hãy nghĩ xem thất bại đó đã dạy cho bạn điều gì?

2.1. Đánh giá lại thất bại

Sau mỗi lần thất bại, đừng vội nản chí muốn bỏ cuộc, bạn hãy suy nghĩ lại xem do đâu mà bạn thất bại, và hãy tự rèn luyện cho mình cảm giác thất bại không phải là thua cuộc, thất bại chỉ là cách để bạn khám phá điểm yếu của bản thân mà thôi.

Sau thất bại, không những bạn phát hiện ra nguyên nhân, mà nó còn một giá trị nữa chính là giúp bạn rèn luyện ý chí và tinh thần không sợ nản, không sợ thất bại, và kiên cường hơn trong mọi hoàn cảnh. Đừng để nỗi sợ làm cho chân run, đừng để nỗi sợ khiến cho tinh thần nản, bạn hãy suy nghĩ rằng, sau những vấp ngã ấp bạn lại có thêm một lý do để không thất bại nữa.

2.2. Kim chỉ lam cho hướng đi tiếp theo

Thành công cũng giống như một mê cung vậy, để đến thành công bạn phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật. Đôi khi sẽ bị mất phương hướng đến với thành công, lúc này, hãy để cho sự thất bại làm kim chỉ nam, làm ngọn đèn chỉ lối cho bạn đi tiếp. Cũng có lúc, sự thất bại chính là lời cảnh báo buộc bạn phải thay đổi phương hướng của mình, nếu cứ cố gắng đi thì sẽ chỉ vào ngõ cụt, còn nếu thay đổi hướng đi thì sẽ tìm được đường ra.

Người ta nói quá tang ba bận, nhưng sự thất bại của bạn hơn con số 3 đó rất nhiều lần tuy nhiên bạn vẫn đứng lên đi tiếp, điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn “mù quáng” đi vào cánh cửa đã đóng lại, bạn cứ loay hoay mãi với mê cung và cánh cửa không có chìa khóa đó, trong khi có hàng trăm chìa khóa khác bên cạnh. Đừng để điều đó xảy ra, lúc này hãy để cho những thất bại ấy chỉ lối cho bạn đến một cánh cửa khác vì “cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra”.

2.3. Luôn vui vẻ

Thất bại lớn nhất trong cuộc đời bạn chính là sự bi quan, hãy học cách giữ cho tinh thần của bạn thật thoải mái để có thể bước tiếp. Không một liều thuốc tinh thần nào tốt bằng một nụ cười của bạn. Tôi biết bạn mệt, bạn có thể buồn lúc đó, thế nhưng hãy sốc lại tinh thần để chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo vì buồn thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.

2.4. Khi thất bại không đổ lỗi cho ai mà hãy tự hỏi “tại sao”

Giống như việc một đứa trẻ bị ngã, ba mẹ chúng đỡ lên và luôn nói "đừng đổ lỗi cho cái bàn" các hành động nhỏ đó khiến chúng khi lớn lên gặp vấn đề đầu tiên thì thói quen đầu tiên sẽ là đổ lỗi. Chúng ta cũng vậy, khi vấp ngã thì điều đầu tiên bạn sẽ làm có phải là tìm mọi cách đổ lỗi cho điều gì đó mà không phải do bạn đúng không? Đừng suy nghĩ như vậy, thay vì tìm cách đổ lỗi thì bạn có thể tìm lý do tại sao lại như vậy. Bạn hãy cố gắng thay đổi tư duy của mình và hãy nhìn nhận mọi thứ ở một khía cạnh khách quan hơn.

2.5. Kỳ vọng vào tương lai tương sáng

Khi thất bại trong công việc và trong cuộc sống thì bạn hãy nhìn nhận và đánh giá lại mọi thứ, sau đó hãy nghĩ đến viễn cảnh tương lai tươi đẹp như thế nào nếu như bạn không bỏ cuộc. Tôi từng nghe ai đó đã nói rằng “nếu như muốn bỏ cuộc thì hãy nghĩ đến lý do bạn bắt đầu”.

2.6. Thất bại là bài học kinh nghiệm “xương máu”

Tại sao lại có những thất bại đó, có phải bạn quá kiêu căng, có phải do chủ quan hay bước đi sai lầm. Trong một ván cờ, nếu đi sai một bước thì thế của ván cờ sẽ hoàn toàn thay đổi. Nhưng lần sau cũng ván cờ đó, cũng nước cờ đó thì tôi tin chắc bạn sẽ không mắc phải sai lầm và sẽ có bước tiến thông minh hơn. Như vậy là sau khi gặp vô số sai lầm thì bạn cũng đã biết mình sai ở đâu để có những kinh nghiệm riêng cho bản thân. Muốn thành công, hãy rút kinh nghiệm từ những lần vấp ngã.

2.7. Không được bỏ cuộc

Không bỏ cuộc chính là cái khó học được ở thất bại nhất. Trên thực tế cho thấy, sau mỗi lần thất bại bạn sẽ có xu hướng muốn bỏ cuộc luôn. Bạn có thể lấy tấm gương từ ông chủ tiệm gà KFC, sau bao lần thất bại và bị từ chối thì ông cũng không bỏ cuộc và đến ngày hôm nay thì thương hiệu của ông đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Thất bại của bạn trong lĩnh vực này  không có nghĩa là sẽ thất bại trong lĩnh vực khác. Chỉ cần không bỏ cuộc thì thành công sẽ theo đuổi bạn.

Việc làm it phần mềm

3. Các yếu tố nào quyết định thành công và thất bại của bạn trong cuộc sống?

3.1. Tư duy của bạn

Tư duy của bạn là nhân tố quyết định phần lớn đến thành công và thất bại. Thật ra, thành công và thất bại nó chỉ cách nhau 1cm, tư duy tích cực sẽ khiến cho bạn đi nhanh hơn đến với thành công. Tư duy ở đây không hoàn toàn nói về chí thông minh của mỗi người. Tư duy của mỗi người là độc lập nhưng nó sẽ bị chi phối bởi lời nói và hành động của người khác. Chính vì thế, mỗi khi làm việc gì đó bạn cần sự quyết đoán và không bị ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài.

Thành công và thất bại trong cuộc sống của bạn được quyết định bởi yếu tố nào
Thành công và thất bại trong cuộc sống của bạn được quyết định bởi yếu tố nào

3.2. Bị ảnh hưởng bởi người khác

Bạn có biết chính bản thân bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn thường xuyên tiếp xúc hay không. Khi bạn ở cùng một ai đó quá lâu thì bạn sẽ trở thành bản sao của chính người đó. Việc tiếp xúc với họ cũng chính là một cách để bạn hình thành nên tính cách của chính bạn. Tính cách bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những người đó khá nhiều, nếu bạn tiếp xúc với những người thành công thì bạn sẽ học được từ họ những kinh nghiệm và tinh thần. Còn nếu bạn tiếp xúc nhiều với những người thất bại và không có ý chí thay đổi thì bạn cũng sẽ giống họ mà thôi.

Nói tóm lại, thành công và thất bại trong cuộc sống không tự nhiên mà đến và cũng không tự nhiên mất đi. Để thành công đến với bạn không khó, nhưng để thất bại ập về cũng không khó. Chính vì thế mà bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức và một tinh thần sắt thép để đi đến thành công nhé.

Việc làm nhân viên kinh doanh

4. Chất vấn bản thân, ở tuổi đôi mươi bạn đã học được gì từ thành công và thất bại

Chất vấn bản thân, ở tuổi đôi mươi bạn đã học được gì từ thành công và thất bại
Chất vấn bản thân, ở tuổi đôi mươi bạn đã học được gì từ thành công và thất bại

Sau khi đã đi một vòng trái đất thì bây giờ lại quay về chính bản thân bạn, bạn hãy tự hỏi mình xem, bạn đã học được những gì từ thành công và thất bại. Trong cuộc sống của bạn, bạn đã khi nào gặp thất bại hay chưa, và thành công mà bạn có được ở tuổi đôi mươi này là gì. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì các bạn trẻ ạ: tuổi trẻ chúng ta được phép sai lầm và thất bại, nhưng sau những thất bại và sai lầm ấy phải biết rút ra những kinh nghiệm cho riêng bản thân mình.

Gửi những bạn trẻ đang khởi nghiệp và chuẩn bị khởi nghiệp, nếu có gặp thất bại thì bạn cùng đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ cảm thấy mình thua cuộc và đầu hàng trước cuộc sống nhé. Hãy dùng sức trẻ của mình, để vươn lên dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Hãy nhìn tấm gương ông chủ gà KFC mà xem, xem họ thất bại bao nhiêu lần mà vẫn có thể tiếp tục với lý tưởng đó. Thành công và thất bại trong cuộc sống là những gia vị không thể thiếu được, hãy nêm nếm cho cuộc sống của mình thêm hạnh phúc nhé.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã có thể tự tin đối mặt với thất bại và không ngủ quên trên chiến thắng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;