Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Tạo CV online

1. Vấn đề cơ bản khi đi thực tập

1.1. Khái niệm về thực tập

Vấn đề thực tập là một khái niệm không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn sinh viên sắp ra trường. Nó là từ thông dụng cho việc các bạn sinh viên ra làm thực tế một việc gì đó liên quan đến ngành trước khi rời khỏi giảng đường.

Trở thành thực tập sinh chính là bước cuối cùng mà sinh viên trước khi ra trường phải thực hiện nó. Nói một cách dễ hiểu đó là một công việc thực tế giúp cho người học có kinh nghiệm cơ bản về nghề bạn đang chọn. Đã là sinh viên thì bạn phải trải qua kì thực tập này mới được ra khỏi trường. Các bạn sinh viên năm cuối đi thực tập sẽ được gọi là Internship. Tuy nhiên, trong thực tế kỳ thực tập có 2 loại: một loại phải đi làm thực tế, còn một loại khác không phải đi làm thực tế mà chỉ ở nhà làm báo cáo cuối kỳ. Tùy vào ngành bạn chọn sẽ có loại thực tập khác nhau. 

Đây còn là quãng thời gian bạn giúp bạn rèn luyện bản thân, cọ sát tốt nhất trước khi bạn thực sự bước vào môi trường làm việc thực thụ qua quá trình tìm việc làm cùng những thủ tục và những thử thách đầy cam go!

Bên cạnh giấy giới thiệu công ty thì bạn cũng nên tham khảo mẫu cv xin thực tập và chuẩn bị hành trang tốt nhất để xin vào thực tập vào một công ty phù hợp và tốt nhất đúng với chuyên ngành đang theo học.

1.2. Đối tượng – thời gian thực tập

1.2.1. Đối tượng thực tập

Đối tượng thực hiện hoạt động thực tập này chủ yếu là sinh viên và đa số là sinh viên năm cuối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,...Bên cạnh đó còn bộ phận các bạn sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc cũng sẽ phải tham gia thực tập để hoàn thiện kỹ năng chuyên ngành của mình.

Có các nhóm thực tập như:

- Thực tập sinh ngắn hạn và dài hạn.

- Thực tập sinh ngắn hạn thời gian 3 - 6 tháng ( là sinh viên năm 3 – 4 các trường ).

- Thực tập sinh dài hạn thời gian sinh viên thực tập từ năm thứ nhất đến hết quá trình học tập.

- Thực tập sinh là người đã ra trường nhưng chưa có kinh nghiệm. Vị trí này ở các công ty gọi là Fresher.

Hãy tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, bởi khi hoàn thành quãng thời gian thực tập bạn sẽ có được những kỹ năng và bổ sung những điều bản thân còn thiếu để viết CV ứng tuyển công việc tốt nhất!

sinh viên đi thực tập tại nơi thực tập

1.2.2. Thời gian thực tập

Có một số kiểu thời gian thực tập phù hợp với các kiểu sinh viên hiện nay:

Kiểu 1: Bạn là người thích nước đến chân mới nhảy, thích tới đâu, tính tới đó. Thời gian thực tập cụ thể vào năm cuối đại học, thời gian viết báo cáo tốt nghiệp, trường cần bạn đi thực tập.

Kiểu 2: Bạn là người lo xa, muốn mọi thứ thành thạo ngay từ những thứ đơn giản đầu tiên. Bạn sẽ muốn đi thực tập ngay vào cuối năm nhất khi đã học được những điều cơ bản của chuyên ngành mình sẽ làm việc trong tương lai.

Kiểu 3: Bạn là kiểu người cũng không phải lo xa, cũng không phải được tới hạn mới làm. Khoảng thời gian bạn cảm thấy tốt nhất để đi thực tập sẽ là năm 3 hoặc cuối năm 3.

Theo như nhận thấy, thời gian thực tập không quan trọng mà việc bạn tìm hiểu và chọn đúng nơi mà mình nên học hỏi mới là vấn đề đáng chú ý. Cần quan tâm tại nơi thực tập sẽ đem gì đến cho bạn, bạn sẽ có những kinh nghiệm gì. Sau khi thực tập xong bạn trở thành người thất nghiệp hay hoặc là có cơ hội tìm kiếm được những công việc làm thêm làm đang chào đón bạn.

Thực tế các bạn sinh viên luôn sợ khoảng thời gian thực tập. Vì bạn sợ thời gian bỏ ra không xứng đáng với những gì bạn nhận lại. Bạn lo lắng thắc mắc vấn đề làm thực tập sinh có tốn tiền không? Hãy cân nhắc cho mình một nơi thực tập có thể cho bạn học hỏi, kinh nghiệm  trong công việc sau này. Cũng đừng quá nóng vội hay lo lắng khoảng thời gian này. Trường đại học nào cũng có một chuẩn, hay hạn mức cho bạn đi thực tập.

1.3. Đơn vị đến thực tập

Tùy vào chuyên ngành học, yêu cầu chuyên môn mà sinh viện tìm cho mình những nơi thực tập phù hợp. Tại các đơn vị thực tập sinh viên phải học hỏi và tích lũy được cho mình những kinh nghiệm thực tế thì mới đạt kết quả cao. Tránh các trường hợp bị làm dụng kiến thức học, bóc lột sức lao động trong quá trình thực tập,...

Một số đơn vị có thể đến thực tập: các cơ quan, trường học, công ty chuyên về lĩnh vực bạn học tập, các văn phòng, chi nhanh các tập đoàn, bệnh viên, phòng khám,... Và tại những thành phố lớn bậc nhất như Hà Nội nước ta thì cơ hội để kiếm các công ty thực tập là rất lớn. Với những kiến thức mà bạn đi thực tập sẽ là đòn bẩy tốt nhất để bạn tìm việc làm tại Hà Nội nhanh nhất. 

1.4. Mục đích của việc đi thực tập

Thâm nhập vào môi trường làm việc thực tế.

Áp dụng các kiến thức đã thu thập được vào công việc thực của một công ty, xí nghiệp, đơn vị hành chính.

Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan.

1.5. Các loại hình thực tập

Khi hoàn thành năm thứ nhất, sinh viên sẽ đi thực tập lần đầu tiên được gọi là thực tập nhận thức với thời gian thực tập 6 – 8 tuần.

Thực tập tích lũy: là hình thức thực tập được công nhận nếu trong quá trình học sinh viên tích lũy đủ 320 giờ làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các dự án của trường/ khóa, các hoạt động xã hội, cộng đồng do phòng hỗ trợ sinh viên hoặc Đoàn thanh niên/ hội sinh viên tổ chức.

Thực tập ở nước ngoài: sinh viên sẽ được phòng hỗ trợ sinh viên tư vấn, hỗ trợ các thực hiện các thủ tục đi thực tập ở nước ngoài nếu sinh viên thực hiện đầy đủ các quy định của trương cũng như đáp ứng được yêu cầu của nơi sẽ đến thực tập ( khả năng tài chính cũng như thủ tục xuất nhập cảnh và các quy định khác).

Thực tập tốt nghiệp được quy định tiến hành trong 15 tuần. 

>>> Trang bị ngay cơ hơ hội việc làm Gia Lai với hàng nghìn tin tuyển dung việc làm đến từ các doanh nghiệp uy tín trên địa bàn

2. Những vấn đề cần biết trước và trong quá trình thực tập

2.1. Các bước chuẩn bị trước khi đi thực tập

Trước khi đi thực tập sinh viên cần tìm hiểu kỹ về mục đích, yêu cầu của đợt thực tập để đảm bảo và tuân thủ các quy định của trường.

Các hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đi thực tập:

- Sơ yếu lí lịch thực tập (nếu doanh nghiệp có yêu cầu).

- Đề cương thực tập (do khoa cung cấp)

- Phiếu tiếp nhận sinh viên thực tập (do doanh nghiệp xác nhận ).

- Nên chuẩn bị thêm: bảng điểm, chứng chỉ, thành tích đã đạt được (nếu có),...

- Phiếu giao đề tài

Các biểu mẫu cần có trong thời gian đi thực tập (do phòng hỗ trọ sinh viên và Khoa cung cấp):

- Quy định về thời điểm mà sinh viên được triệu tập về trường (nếu có).

- Mẫu bìa sổ nhật ký thực tập, mẫu bìa báo cáo thực tập.

- Phiếu theo dõi thực tập (dán vào sổ nhật ký thực tập).

Khi kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải nộp cho Khoa:

- Phiếu nhận xét sinh viên thực tập (do cơ quan thực tập đánh giá, nhận xét thực tập và đóng dấu gửi về trường vào đợt cuối thực tập).

- Báo cáo thực tập (nộp tại Khoa theo thời hạn do Khoa quy định và sinh viên có trách nhiệm theo dõi thực hiện đúng).

Tìm hiểu thêm: Cách viết email xin thực tập cho sinh viên

Công tác chuẩn bị trước khi đi thực tập của sinh viên

2.2. Công tác liên hệ với đơn vị thực tập

2.2.1. Liên hệ với đơn vị trước khi thực tập

Trước khi đi thực tập sinh viên phải trình diện với đơn vị tiếp nhận trước 1 – 2 tuần để tìm hiểu cơ quan sẽ đến thực tập và tiếp cận các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tránh được những bỡ ngỡ bước đầu do chưa biết vị trí, chưa biết được chức năng, lĩnh vực hoạt động... Ngoài ra cũng có thể có những thay đổi từ phía doanh nghiệp: không tiếp nhận, tiếp nhận sinh viên của ngành khác do nhu cầu thay đổi... Khi gặp vấn đề này sinh viên cần gặp phòng hỗ trợ sinh viên để trao đổi, trình bày.

Liện hệ đơn vị tiếp nhận bằng thực tập bằng cách:

- Tìm hiểu các thông tin qua trang web, tổng đài, ứng dụng thông minh,...

- Đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại để xin cuộc hẹn với người có trách nhiệm (2 tuần trước khi kỳ thực tập bắt đầu).

- Theo hẹn mang các hồ sơ liên quan đến trình diện đúng giờ, đúng ngườ.

- Khi tiếp xúc: ăn mặc lịch sự, nói chuyện lễ phép, trao đổi thẳng thắn với người hướng dẫn.

- Ghi nhận đầy đủ và chính xác những điều được dặn dò để thực hiện đúng.

2.2.2. Có nên tự liên hệ, tìm nơi thực tập

Nhà trường luôn khuyến khích sinh viên tự liên hệ và tìm nơi thực tập, vì các ly do:

- Hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm nơi thực tập phù hợp cho bản thân.

- Việc tìm nơi thực tập là một bước chuẩn bị cho việc tìm việc làm sau này của sinh viên.

- Trong quá trình tìm nơi thực tập, sinh viên sẽ nâng cao khả năng giao tiếp, phỏng vấn, đồng  thơi đây là cơ hội để sinh viên hiểu được năng lực chuyển môn của bản thân cũng như biết được những kỹ năng mềm mà doanh nghiệp thường đòi hỏi sinh viên phải có khi đi xin việc.

- Việc tìm kiếm này cũng giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thông tin của nhiều doanh nghiệp, làm quen với việc tập hợp thông tin, phân tích, đánh giá, để có thể tìm được nơi thực tập phù hợp cho bản thân.

- Việc thỏa thuận với điều kiện của một cá nhân sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc cùng thời điểm, trường phả tìm nơi làm thực tập cho nhiều sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau.

Môi trường thực tập văn phòng của sinh viên

2.3. Điều cần biết trong quá trình thực tập

Trong khi thực tập, sinh viên cần tuân thủ các yêu cầu:

Yêu cầu về kỷ luật:

- Chấp nhận phân công của phòng hỗ trợ sinh viên, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập.

- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập.

- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.

- Không tự ý thay đổi nơi thực tập khi chưa được phòng hỗ trợ sinh viên chấp thuận.

- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.

- Nếu vì lý do riêng, không thể hoàn thành thực tập, phải trình bày và xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của trường và đơn vị tiếp nhận thực tập.

- Có thể đề xuất với trường các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập.

Yêu cầu về phong tác ứng xử:

- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không không chỉ để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.

- Tạo mối quan hệ thân thiết với những người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những công việc nội bộ của cơ quan thực tập.

- Hòa nhã với các nhân viên nơi thực tập.

- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân.

- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.

Yêu cầu về kết quả đạt được:

- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.

- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường doanh nghiệp.

- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tin của trường.

- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.

Sử dụng trang thiết bị:

- Không được sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.

- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập vào việc cá nhân).

- Nếu sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường.

- Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.

- Tuyệt đối không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virut vào máy tính.

Yêu cầu khác:

- Ghi nhật ký thực hành đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.

- Trình cho người hướng dẫn ký tên trong nhật thực tập hàng tuần để xác nhận sự chuyên cần cũng như quá trình thực tập của sinh viên.

- Dự họp phản ánh thực tập theo đúng lịch và kịp thời báo cáo với phòng hỗ trợ sinh viên về nhưng khó khăn gặp phải (nếu có).

2.4. Thuận lợi và khó khăn khi đi thực tập

2.4.1. Những thuận lợi trong quá trình thực tập

- Được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn tại nơi thực tập.

- Được nơi thực tập tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. 

- Được làm việc trong môi trường năng động, thân thiện.

- Cơ sở vật chất đầy đủ.

2.4.2. Những khó khăn trong quá trình thực tập

Môi trường làm việc thực tế khác xa so với lý thuyết bạn học trong trường:

Bạn cảm thấy lo lắng:

- Khi những lý thuyết trên trường bạn chẳng vận dụng được gì mấy vào công việc mình đang làm.

- Công việc bạn đảm nhận thực ra yêu cầu nhiều kỹ năng mềm hơn hẳn những buổi thực tập ngắn ngủi, làm cho có ở trên trường.

Nhưng hay dừng những lo lắng ấy lại và cân nhắc những khía cạnh tích cực của vấn đề. Bạn mới chỉ đang đi thực tập – đây chính là cơ hội để bạn tiếp cận trực tiếp với môi trường làm việc bên ngoài để tự mình rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế. Hơn nữa, chính vì bạn đang đi thực tập, tứ là đi làm quen với công việc nên bạn sẽ luôn được thông cảm ở một mức độ nhất định khi lỡ có làm sai điều gì.

Những điều ấy không có nghĩa là bạn sẽ nên tiếp tục áp dụng máy móc lý thuyết hay tệ hơn nữa là đợi người hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho bạn. Thay vào đó, bạn hãy:

- Vận dụng tối đa khả năng quan sát, để ý cách làm việc của mọi người có kinh nghiệm xung quanh minh.

- Nếu thực tập ở mảng marketing – seles thì hãy chủ động xin người hướng dẫn cho đi gặp khách hàng cùng, bạn sữ học được những thứ hay ho mà không trường lớp nào dạy bạn được.

Áp lực về thời gian:

Bạn cảm thấy áp lực:

Khi phải đi làm sớm hơn ít nhất 10 phút so với quy định của công ty (để gây ấn tượng với mọi người), trong khi bạn rất chật vật mãi mới đến lớp đúng giờ để điểm danh.

- Thực ra bạn chạy theo deadline chứ không phải kiểm soát nó.

- Nếu bạn chạy theo sales thì đó còn là áp lực doanh số mỗi sáng thức dậy.

Nhưng dù thế nào việc một thực tập sinh đến muộn là rất khó để chấp nhận. hơn nữa đây cũng là lúc mà bạn tập cho mình thói quen đúng giờ để công việc thuận lợi hơn cũng như xây dụng tác phong nghề nghiệp sau này. Để là được điều này, bạn có thể:

- Diều chỉnh lại thời gian biểu sao cho hợp lý và cân bằng. Một cách rất hữu hiệu là có cho mình một quyển sổ nhỏ xinh ghi chú những điều cần phải hoàn thành đi kèm deadline.

- Cố gắng thức dậy sớm hơn vào mỗi buổi sáng bằng cách đặt báo thức hàng ngày.

Áp lực về công việc:

Bạn cảm thấy căng thẳng:

- Khi những năm học trước bạn chỉ cần chú tâm vào học hành nhưng bây giờ bạn phải cân một lúc nhiều công việc: học tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp,...

- Khi làm công việc đầu tiên mà dễ bị phê bình.

Thêm một lần nữa khuyên bạn cần lạc quan hơn, bạn không thể mong chờ mọi thứ sẽ hoàn hảo ngay từ lần thử đầu tiên. Thay vào đó bạn lên bắt đầu từ những bước đơn giản để giảm thiểu stress đến từ công việc:

Xác định rõ mục tiêu, trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn học được điều gì sau khi hoàn thành đợt thực tập này?”.

Trò chuyện nhiều hơn và thoải mái hơn với đồng nghiệp – những người bạn cùng đi thực tập giai đoạn đó, hoặc các anh chị trong cơ quan.

Thư giãn sau giờ làm việc với những môn thể thao hay bộ phim ưu thích của bạn – bất kể điều gì làm bạn cười và rũ sạch căng thẳng.

Công việc hành chính rắc rối:

Bạn cảm thấy bối rối:

- Khi lần đầu phải soạn thảo văn bản hành chính.

Tuy nhiên đây chính là cơ hội để bạn làm quen với những điều tối quan trọng mà chắc chắn sẽ xuất hiện trong công việc chính thức sau này của bạn. Bạn nên cần:

- Tìm kiếm kĩ hơn liệu khi giao việc người hướng dẫn có đính kèm văn bản mẫu nào không.

- Search từ khóa văn bản hành chính trên google.

- Nếu bạn cho rằng những văn bản đó quan trọng và cần làm theo bản mẫu có sẵn của công ty thì nên trao đổi với người hướng dẫn của bạn.

3. Tổng kết, kết luận báo cáo sau khi thực tập

- Gửi thư cảm ơn nơi nhận thực tập( thư do phòng hỗ trợ sinh viên cung cấp).

- Nộp báo cáo thực tập theo quy định. Báo cáo tốt nghiệp in thành 2 quyển( 1 quyển do sinh viên giữ, 1 quyển nộp cho nhà trường). Báo cáo phải được sự thông qua của cơ quan nhận thực tập, phải có ý kiến của người hướng dẫn ở trang cuối cùng của quyển báo cáo.

- Nộp báo cáo để tai tốt nghiệp (thực tập tốt nghiệp).

- Nộp nhật ký thực tập.

- Nộp phiếu nhận xét của cơ quan thực tập.

- Nộp về Khoa theo đúng thời hạn khoa quy định.

- Làm thông báo được niêm yết ở bảng thông báo của trường và của Khoa để mời GV và sinh viên đế dự buổi bảo vệ.

- Tham dự buổi bảo vệ thực tập và có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ để tiến hành buổi bản vệ của cá nhân.

- Bình tĩnh, tự tin, vận dụng kĩ năng nói trước công chúng đã được học ở trong môn kỹ năng giao tiếp, sẽ giúp sinh viên thành công khi tham gia các hội đồng bảo vệ thực tập, cũng như bảo vệ đề án môn học, đề án tốt nghiệp.

- Tự rút kinh nghiệm về những thành công, thất bại trong quá trình thực hiện, tự đánh giá kết quả cũng như ghi chép lại những nhận xét của những người xung quanh ( nếu có).

Để có thể báo cáo đầy đủ và mẫu kết luận báo cáo thực tâp đẹp mắt bạn có thể tham khảo các mẫu báo cáo tại timviec365.vn . Tại đó bạn sẽ không mât nhiều thời gian soạn mẫu báo cáo, tìm kiếm các bìa mẫu báo cáo để làm báo cáo thực tập. Timviec365.vn cũng là một công cụ giúp bạn không mất nhiều thời gian cho việc làm báo cáo mà bạn có thể tham khảo.

4. Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập

4.1. Bài học về sự chủ động và tự tin

Chủ động là bài học lớn nhất mà và cũng là bài học đầu tiên mà hầu hết các sinh viên khi đi thực tập để học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người... tất cả đều giúp sinh viên hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.

Sự chủ động và tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống sẽ giúp ta làm chủ được công việc hướng được mọi việc theo ý muốn của bản thân. Cũng chánh những điều không tốt xảy ra trong công việc.

Những bài học nhỏ nhoi nhưng tích lũy dần sau thời gian thực tập sẽ trở thành hành trang quý báu để sinh viên vững vàng sau khi rời giảng đường để thực sự đến với nghề nghiệp mình lựa chọn.

4.2. Kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng

Cần nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm:

Kỹ năng mềm, đó là điều mà bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Đây là những kỹ năng tinh tế quan trọng, có thể dễ dàng phân biệt. Đơn giản đó chỉ là cách bạn giao tiếp, cách mà bạn nắng nghe, cách bạn di chuyển xung quanh và thể hiện bản thân.

Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trong kỳ thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân. Không thể phủ nhận ngoài kết quả học tập, kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên có cơ hội việc làm, phát triển sau này.

Chỉ cần bạn tự tin, giao tiếp tốt, linh hoạt trong cách ứng sử thì trong bất cứ môi trường làm việc nào bạn cũng có thể thích ứng được, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sau này trong công việc của bạn.

Xem thêm: Trainee là gì?

Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập của sinh viên

4.3. Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tế

Trên ghế nhà trường là thời gian sinh viên được tiếp nhận và trau dồi kiến thức chuyên ngành.

Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng kiến thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Môi trường công sở sẽ rất khác khi ngồi trên ghế giảng đường thu nhận kiến thức. Dù vị trí là thực tập sinh nhưng sinh viên sẽ phải được giao phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một nhân viên.

Những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì bạn từng suy nghĩ sẽ dạy bạn, giúp bạn trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc,... bạn sẽ nhanh chóng tìm được lỗ hổng của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, bạn sẽ có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế này. 

Kỳ thực tập là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên bước từ những trang sách trong nhà trường ra làm việc ngoài thực tế. Để từ đó mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện chính mình, có cho mình những kinh nghiệm nhưng bài học quý báu để sau này làm việc tại trường đời ngoài kia.

Trên đây là những điều rất bổ ích thiết thực cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ chuẩn bị đi thực tập ngoài thực tế. Mong rằng qua bài viết này các bạn sinh viên sẽ chuẩn bị cho mình những điều cần thiết nhất, những kỹ năng cần có để bắt đầu chuyến thực tập đầu tiên của mình. Mong là bạn sẽ có những bài học kinh nghiệm rút ra khi đi thực tế cho chính bản thân của mình. 

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý