Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu về nghề pha chế để vững tin bước chân vào nghề

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nói về nghề pha chế, không phải ai cũng thấy được những điều thú vị của nó để mà theo đuổi. Thế nhưng khi đã đam mê thì dường như nghề pha chế là cả một thế giới còn chứa rất nhiều điều bí ẩn thú vị khiến chúng ta cứ đi mãi mà không biết chán, cũng chẳng muốn có điểm dừng. Nếu như bạn là một trong những người có tình yêu chớm nở với nghề pha chế, đừng ngại ngần tìm hiểu sâu hơn về nghề này để có thể tận hưởng cảm giác theo đuổi một nghề đầy sáng tạo và thỏa mọi đam mê.

Chẳng những yêu cầu về sáng tạo, nghề pha chế còn phải nhận nhiều đầu việc khác nhau tùy vào từng loại  đồ uống và theo đó sẽ phải vận dụng những kỹ năng pha chế khác nhau. Chẳng hạn như nghề pha chế rượu, nghề pha chế Cà phê, pha chế các loại nước ngọt, soda, cooktail,... Vậy khi tìm hiểu về nghề pha chế, chúng ta sẽ tìm thấy được rất nhiều điều thú vị. Cùng Timviec365.vn khám phá trong nội dung dưới đây khi muốn tìm việc nhanh nghề pha chế các bạn nhé.

 

nghề pha chế

Tìm hiểu chung về nghề pha chế

Nghề pha chế nằm trong ngành pha chế thuộc nhóm ngành của nhà hàng – khách sạn. Thực chất đây là nghề pha chế đồ uống. Nó khác hoàn toàn với việc chúng ta chỉ bán và kinh doanh nước ngọt, nước hoa quả hay cà phê đơn thuần mà trong đó phải ẩn chứa cả một nghệ thuật lớn mà không phải ai cũng có thể làm được. Nhân viên pha che phải sáng tạo ra được các loại thức uống ngon, độc đáo và lạ so với những kiểu thức uống quen thuộc và có sẵn thông thường.

Nhân viên pha chế là ai?

Nói tới nhân viên pha chế, chúng ta thường nghĩ ngay tới những tên gọi như Bartender hay Barista. Họ là người trực tiếp sáng tạo ra đồ uống và trình bày các đồ uống đó. Từ rượu cooktail, cà phê, sinh tố,... từ đó đưa những thức uống mới lạ đó đến vị giác của khách hàng. Đây có thể là cách chúng ta định nghĩa chung về những người nhân viên pha chế thế nhưng chúng ta cũng vừa mới khẳng định những cách gọi khác nhau trong nghề pha chế. Điều đó không phải là ngẫu nhiên, và khi nói tới người pha chế, không phải gọi theo cách nào cũng được. Bởi lẽ, trong nghề pha chế cũng được phân chia ra những mức độ công việc, những tính chất công việc khác nhau. Đó là lý do có những cách gọi khác nhau như vậy. Vậy thì nên hiểu Barista là gì?, bartender là gì?.

Bartender la gi? Bartender là người thực hiện công việc pha che với chủ yếu là các thức uống Soda, Sinh tố, rượu, Cocktail. Bartender đảm nhận vai trò của mình trong các quầy bar. Có một vài khái niệm đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu chi tiết hơn nữa bởi đó là cách gọi khá mới khiến cho nhiều người không nắm rõ đây là thức uống như thế nào. Cụ thể:

+ cocktail la gi? Cocktail là một loại thức uông có sự pha trộn và có chứa rượu ở bên trong. Rượu sẽ là hương liệu quan trọng kết hợp với các nguyên liệu được mix khác. Do đó, mỗi một ly Cocktail thường sẽ bao gồm rượu và một trong các loại hương như rượu có mùi, mật ong, trái cây, kem hay sữa cùng các loại phụ gia.

+ Nghề pha chế rượu  mang nghĩa rộng bao gồm lĩnh vực pha chế Cocktail. Đây là một nghề mới rất thú vị và hấp dẫn mạnh mẽ các bạn trẻ hiện đại, năng động.

Còn barista la gi? Barista là người pha che nhưng chủ yếu là pha che cà phê.  Với việc làm này, các bạn Barista sẽ phải sáng tạo ra các thức uống từ cà phê với nguyên liệu là cà phê rang xay, cà phê theo truyền thống và quan trọng hơn cả chính là việc mang tới những hương vị mới lạ và vô cùng thơm ngon từ cà phê cùng một tạo hình nghệ thuật bắt bắt cho khách hàng. Vậy là khi có ai đó hỏi bạn người pha chế cafe gọi là gì? , bạn hãy tự tin nói rằng họ là những Barista. Chắn hẳn bạn sẽ  được ngưỡng mộ về sự hiểu biết của mình với nghề pha chế.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về việc làm Brista – tất cả những điều bạn cần biết

Tìm hiểu chung về công việc của một nhân viên pha chế

Nhân viên pha chế hay còn gọi là Bartender hoặc Barista, là những người trực tiếp tiến hành sáng tạo và chế biến ra những loại nước khác nhau, mới lạ mà vẫn có thể mang tới sự yêu thích cho khách hàng. Có rất nhiều đầu việc mà nhân viên pha chế phải đảm nhận và trực tiếp chịu trách nhiệm. Trong đó, chúng ta có thể điểm qua những đầu việc quan trọng và cơ bản nhất sau:

+ Chào đón khách khi họ bước vào quán. Thực hiện ghi chép, order theo yêu cầu về thức uống của họ.

+ Giới thiệu các đồ uống mới có trong thực đơn ngày.

+ Thực hiện pha chế và sáng tạo ra nhiều loại thức uống. Từ Rượu, Cocktail cho tới nước trái cây, cà phê, trà sữa,....

+ Rót thức uống và phục vụ khách hàng. Nhân viên Bartender có thể biểu diễn trực tiếp các kỹ thuật pha chế độc đáo của mình để gây hứng thú với khách hàng.

Ngoài ra, nhân viên pha chế còn phải thực hiện một vài công việc giống như vai trò của một nhân viên an ninh cũng như nhân viên về vệ sinh môi trường vậy. Đó là công việc kiểm tra rõ ràng danh tính của khách hàng trước khi phục vụ đồ uống cho họ. Rất cần thiết để xác định xem khách hàng có đủ độ tuổi để order rượu bia không. Nhân viên pha chế phải thực hiện việc dọn dẹp khu vực làm việc trước và sau khi công việc kết thúc. Chủ yếu là dọn dẹp tại quầy bar. Còn một điều thú vị nữa về việc cần phải làm của Bartender đó là trở thành một người thu ngân chuyên nghiệp. Bởi họ sẽ phải trực tiếp thanh toán bill cho khách hàng.

Nếu như sự thú vị của nghề pha chế chỉ dừng lại ở đó thì có lẽ chưa đủ sức hấp dẫn để cho chúng ta chấp nhận mọi rủi ro về nghề nghiệp để theo đuổi nó. Còn rất nhiều thú vị hơn nữa trong nghề pha chế mà các bạn cần khám phá nó ở các bài viết tiếp theo của chúng tôi. Chúc các bạn có được quyết định hướng nghiệp thành công. 

Và qua những gợi ý trên, với những bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm Hà Nội dễ dàng nắm bắt về công việc pha chế và tự tin tìm cho mình hướng đi trong tương lai. Đây là một cơ hội để bạn kiếm việc làm hấp dẫn và làm công việc ẩn chứa nhiều điều thú vị này. 

Những điều thú vị nhất về nghề pha chế

Dường như nghề pha chế không đòi hỏi người ta phải có một khối kinh nghiệm khổng lồ. Ngay khi các bạn có đủ tuổi để tự lập, để rời xa vòng tay bao bọc của bố mẹ thì cũng đồng nghĩa rằng, nghề pha chế có thể chào đón bạn. Ngay khi bước vào tuổi 18, một tuổi đời chưa đầy những mơ mộng, hoài bão lớn lao, mỗi bạn trẻ chọn cho mình một hướng đi riêng. Có những người lựa chọn ngã rẽ cuộc đời cho mình bằng cách đặt chân vào giảng đường đại học, các hệ đào tạo nghề nhưng nhiều bạn khác lại có thể kiểm thu nhập ổn định ngay với con số 18 tuổi này. Vậy thì so với học đại học và kiếm tiền ngay từ tuổi 18, chúng ta có những đánh đổi vô cùng lớn và thậm chí phải đối mặt với những rủi ro cao. Nhưng với nghề pha chế, luôn có tấm bảo hiểm tương lai dành cho những bạn mạnh dạn đặt cược vào nó.

nghề pha chế

Đối với các nước phương Tây thì khi con cái đủ 18 tuổi chính là lúc cha mẹ cho phép các con được tự chọn lựa con đường đi riêng cho mình. Tức là con cái sẽ được tự do cũng như sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động, mọi quyết định của bản thân. Dường như điều này chưa thực sự được phổ biến ở  Việt Nam ta nhưng cũng không phải là không có. Bằng chứng chính là các bạn nhân viên pha chế với tuổi đời còn rất trẻ, cái tuổi mà dường như hầu hết các bạn cùng trang lứa vẫn đang theo đuổi sự nghiệp ước mơ trên ghế giảng đường, phụ thuộc vào tài chính ăn học của cha mẹ thì các bạn ấy đã đi làm và tự kiếm thu nhập cho mình, cho gia đình. Có lẽ, khi đặt cược vào nghề này, các bạn mới thấy được hết những cơ hội lớn trong tương lai có thể gặt hái được. Bởi đây là một trong những nghề có được chương trình đào tạo ngắn hạn mà vẫn đảm bảo được cho các bạn đầy đủ mọi kỹ năng quan trọng cần thiết để bước chân vòa nghề. Hơn nữa, cái tương lai mà các bạn theo đuổi lại chính là những môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đầy tính sáng tạo mà lại mang tới cho bạn một mức thu nhập ổn định và có thể cao hơn nữa.

Tuy nhiên, cái gì cũng phải đi từ điều căn bản nhất. Những hiểu biết về nghề pha chế cơ bản nhất sẽ cho bạn sự lựa chọn và quyết định có đủ bản lĩnh và sự phù hợp để theo đuổi nghề này hay không.

>>> Việc làm Đồng NaiThông tin mới nhất về việc làm được cập nhật thường xuyên và liên tục tại địa chỉ Timviec365.vn

Các loại ly trong pha chế

Là một nhân viên Bartender, tất nhiên bạn cần phải biết rõ những loại dụng cụ nào cần thiết để phục vụ công việc của mình. Trong đó, có một “phạm trù” khá quan trọng mà đòi hỏi bạn cần phải ghi nhớ rất rõ. Đó là tất tần tật về các loại ly trong pha chế. Nếu là một nhân viên Bartender mới vào nghề, hãy đọc ngay những thông tin này để mở rộng hiểu biết cho bản thân mình nhanh chóng.

Ly Martini Glass. Đây là loại ly có chân cao, hình dáng tam giác, dung tích khoảng 14 cl. Đây là một thiết kế đặc biệt giúp cho những người uống không cần phải chạm vào thân ly mà vẫn có thể nâng ly lên và uống. Do Martini Glass được sử dụng phổ biến trong việc đựng các thức uống là Cocktail nên chúng ta gọi nó bằng cái tên dễ nhớ hơn. Đó là ly Cocktail.

Ly Margarita glass. Đây là loại ly có thân rộng, được chia thành 2 tầng chuyên phục vụ các loại Cocktail hương trái cây.

Ly Highball glassthường dùng phục vụ các loại Cocktail giải khát có đá.

Ly Collins Glass có hình dáng giống ly Highball nhưng lại cao và thon hơn, dung tích lớn hơn. Có cùng chức năng phục vụ Cocktail có đá.

Nói chung thế giới các loại ly pha chế còn vô vàn những hình dáng và chức năng đa dạng khác nữa. Nếu muốn khám phá thêm và theo đuổi nghề pha chế này, các bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về cơ hội nghề nghiệp của nghề pha chế.

nghề pha chế

Cơ hội nghề nghiệp từ nghề pha chế

Pha chế vốn từ lâu đã được coi là một nghề phổ biến. Xã hội càng hiện địa, pha chế càng có cơ hội phát triển mạnh. Đây cũng chính là cơ sở mở ra cơ hội việc làm cho các bạn yêu thích pha chế. Cùng web viec lam timviec365 tìm hiểu thêm về công việc này nhé. 

Bắt đầu từ đôi bàn tay linh hoạt

Những người làm nghề pha chế được gọi là Bartender. Cái tên này được sử dụng rộng rãi và trở thành một thuật ngữ chuyên ngành đến từ các nước phát triển. Điều đó chứng minh đây là một việc làm kinh doanh rất hot và có cơ hội phát triển bền vững. Mỗi  Bartender phải có một đôi bàn tay thực sự linh hoạt để có thể biến tấu đồ uống một cách nghệ thuật nhất. Khách hàng thưởng thức những cốc nước pha chế không chỉ bởi nó có mùi vị quá hấp dẫn mà còn là bởi họ thích ngắm nhìn sự biểu diễn điệu nghệ trong quá trình pha chế của các Bartender. Vậy cơ hội phát triển của nghề này tại Việt Nam ta nằm ở đâu?

Nghề pha chế tại Việt Nam

Cách đây vài năm, nghề pha chế tại Việt Nam không được coi trọng bởi nó thường gắn liền với những nơi xô bồ, ăn chơi, khách sạn,...Nhưng sự phát triển và con đường chân chính của nghề đã đưa nó trở thành một trong những nghề phổ thông đang được nhiều bạn trẻ định hướng lập nghiệp. Dường như con đường địa học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thế hệ trẻ Việt. Họ sẽ rẽ hướng theo con đường học nghề và nghề pha chế có thể đáp ứng sự phát triển của họ.

Các nhà hàng, khách sạn ngày một nhiều. Lại thêm các hoạt động giải trí, nghệ thuật  ngày một nhiều và hoạt động mạnh cho nên nhân lực ngành pha chế được trọng dụng nhiều Tuy vậy, nhân lực đáp ứng việc làm tại Hà Nội ngành pha chế đang trở nên khan hiếm những đôi bàn tay linh hoạt, chuyên nghiệp. Nghề pha chế tại Việt Nam đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực rất lớn, vì thế nếu là một ứng viên có kinh nghiệm bạn nên tham khảo các cách viết cv chuyên nghiệp để ứng tuyển ngay tới các công ty tuyển dụng nghề pha chế.

Hướng nghiệp ngành pha chế

Là một nghề phổ thông đang  được xã hội trọng dụng, nghề lại được hoạt động tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng cho nên nghề này cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp bài bản. Các trường dạy nghề cũng đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành pha chế. Có những cơ sở tạo điều kiện cho học viên được học và thực hành như một nhân viên Bartender thực thụ. Học viên được học trong một không gian quán hàng và sử dụng dụng cụ.

Mọi người sẽ được trải nghiệm mọi thứ về pha chế. Sau khi tốt nghiệp khóa học thì chắc chắn, các bạn sẽ có được đôi bàn tay thuần thục để hành nghề. Lương tháng thì đảm bảo sẽ khá hài lòng.

Hãy tận dụng đôi tay linh hoạt của mình để tạo ta nhiều loại nước uống hấp dẫn và bổ dưỡng. Chúc tất cả các bạn theo đuổi việc làm pha chế sẽ có được những may mắn thuận lợi trên con đường sự nghiệp của mình.

nghề pha chế

Các kỹ năng cần thiết mà nhân viên pha chế cần phải có

Nghề pha chế thuộc vào nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn. Bởi tại những môi trường này, nghề pha chế đóng vai trò quan trọng đối với mảng cung cấp cho khách hàng những loại thức uống “nghệ thuật” , nhằm tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn cho khách hàng cũng như nâng cao sự chuyên nghiệp của chất lượng dịch vụ khối ngành nhà hàng khách sạn. Dù không có một cơ sở chính quy nào đào tạo về nghề pha chế nhưng luôn có những chương trình, khóa học đào tạo chính quy ngành nghề này và có thể mang tới cho xã hội những người “nghệ sĩ” tài năng, giỏi trong việc “biến hóa” những loại đồ uống hấp dẫn, đáng kinh ngạc.

Trong các chương trình đào tạo nghề pha chế, có một mục luôn luôn được nhấn mạnh, xếp vào nội dung đào tạo quan trọng cho nhân viên pha chế. Đó là kỹ năng để tim vieclamquangninh nhanNgoài việc biết cách pha chế các loại thức uống ngon một cách chuyên nghiệp, các Bartender cần rèn luyện những kỹ năng quan trọng, được coi là chìa khóa thành công trong nghề này. Những kỹ năng này cũng quan trọng như việc có đôi bàn tay tài ba và óc sáng tạo. Vậy hãy xem, đó là những kỹ năng gì.

Kỹ năng ghi nhớ

Ghi nhớ có lẽ là một yêu cầu bắt buộc trong bất cứ một nghề nào và nó trở thành một yếu tố cần và đủ và phổ biến trong mọi câu chuyện nghề nghiệp mà chúng ta bàn luận. Nó phổ biến đến nỗi hầu hết là chúng ta không cần nhắc tới nó . Thế nhưng khi nói tới các kỹ năng quan trọng của nghề pha chế thì kỹ năng ghi nhớ lại là một điều đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần bàn tới. Bởi pha chế gắn liền với vô vàn những công thức khác nhau để tạo ra một list dài dằng dặc các loại đồ uống khác nhau. Cùng là những nguyên liệu đó, hương liệu đó thế nhưng những cách kết hợp khác nhau cho ra vị khác nhau như thế nào thì bắt buộc các Bartender phải nắm lòng thật kỹ.

Vậy là chúng ta nếu theo đuổi ngành nghề này buộc phải có một trí nhớ “siêu phàm để có thể nhớ hết vô vàn công thức đồ uống. Liệu có phải ngồi đó, lẩm nhẩm ngày này qua ngày khác để nhớ được công thức hay không? Đó cũng là một cách nhưng xem chừng chúng ta sẽ rất lâu mới có thể bước chân vào nghề được, thậm chí là còn dễ bị nhầm lẫn trong quá trình pha chế nữa đấy. Các duy nhất để bạn biến nghề là chính mình, biến cả một dải dài công thức nằm gọn trong trí não của mình chính là sự đam mê. Đam mê sẽ là chất xúc tác quan trọng để cho chúng ta nhanh chóng học hỏi, rèn luyện và ghi nhớ mọi công thức pha chế.

Kỹ năng giao tiếp và phục vụ

Giao tiếp là một chiếc chìa khóa thứ hai cho chúng ta mở chung cánh cửa thành công với chiếc chìa khóa mang tên ghi nhớ.  Không nói riêng gì đến công việc pha chế, bất cứ công việc nào cũng cần tới kỹ năng giao tiếp. Nhưng có những công việc mang tới cho chúng ta môi trường giao tiếp phạm vi hẹp như giữa các đồng nghiệp với nhau, còn công việc pha chế lại đòi hỏi mở rộng hơn các mối quan hệ, buộc phạm vi giao tiếp của người nhân viên mở rộng hơn với khách hàng.

Do nhân viên pha chế phải làm việc trực tiếp với khách hàng cho nên không chỉ đòi hỏi về giao tiếp mà mỗi người còn cần phải luôn luôn ý thức việc trau dồi khả năng giao tiếp của mình để công việc suôn sẻ hơn. Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với khách bằng việc giới thiệu đồ uống cho khách, hiểu và nắm bắt nhanh chóng tâm lý khách hàng nhờ giao tiếp. Tính chất công việc và môi trường làm việc đòi hỏi các bạn phải tiếp xúc nhiều với người nước ngoài. Do vậy các bạn nên biết cả ngoại ngữ và giao tiếp thông thạo để có thể mang tới cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, chu đáo nhất.

Kỹ năng biểu diễn

Những người pha chế cần trang bị thêm kỹ năng trình diễn để làm cho khách hàng hứng thú hơn. Không phải ngẫu nhiên mà có được khả năng đó. Tất cả mọi thứ đều được trau dồi, rèn luyện thông qua những khóa đào tạo dành cho nghề Pha chế cũng như sự gắng công tập luyện trong quá trình làm việc. Có thể nói biểu diễn pha chế đồ uống là một kỹ năng khó nhất trong nghề Bartender, không phải ai cũng có thể làm được.

Nó đóng vai trò chủ chốt để phân biệt các hạng mức Bartender. Bởi vì đã là bartender thì đều có khả năng pha chế nhưng không phải Bartender nào cũng có thể biểu diễn việc pha chế một cách đẹp mắt, điệu nghệ và chuyên nghiệp. Nếu như muốn thằng tiến trong nghề này, cách nhanh nhất đó là bạn nên đi học và rèn luyện chăm chỉ những kỹ năng biểu diễn được học. Thậm chí nếu có năng khiếu, bạn còn có thể tự sáng tạo ra những pha biểu diễn đẹp mắt, thu hút mọi ánh nhìn ngưỡng mộ nữa đấy nhé.

nghề pha chế

>>> Ngoài nhân viên pha chế, bạn có thể tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của việc làm quảng cáo tại Hồ Chí Minh ngay tại đây và khi có sự lựa chọn hoàn hảo nhất hãy ứng tuyển ngay trên Timviec365.vn

Những lợi thế, hạn chế khi làm nhân viên pha chế

Những lợi thế khi làm pha chế

Với nhân viên pha chế, nghề này có thể mang tới cho các bạn một mức thu nhập cao và ổn định. Đồng thời bất cứ ai cũng sẽ có được cơ hội thăng tiến cao trong nghề nếu như thực sự có tài năng và tâm huyết theo đuổi nó. Các vị trí thăng tiến ở đây chính là bạn có thể làm chủ quán bar, quán cafe hoặc được làm việc trong các doanh nghiệp lớn khối ngành Nhà hàng – Khách sạn.

Từ đó, mỗi người có thể mở rộng rất nhiều mối quan hệ và có điều kiện thuận lợi để nâng cao kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng phục vụ, giao tiếp và học tập tiếng nước ngoài.  Nói chung với những gì được tích lũy thì có vô vàn những cơ hội tốt nhất sẽ đến trong tầm tay của những nhân viên Bartender.

Một vài hạn chế khi làm nhân viên pha chế

Với rất nhiều cơ hội đầy hấp dẫn trên đây, chúng ta chắc hẳn sẽ vô tình lãng quên hoặc không nghĩ rằng nghề pha chế cũng có mặt hạn chế. Có đấy nhé các bạn. Bước vào nghề pha chế đồng nghĩa với việc các bạn phải chấp nhận được những áp lực công việc cao. Thậm chí có thể gặp rủi ro trong quá trình làm việc nếu như có chút lơ là, phục vụ cho khách hàng chưa đủ tuổi. Có thể bạn không biết được thông tin chính xác về khách hàng do họ cố ý giấu thế nhưng bạn vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý vì điều này. Nhất là khi phục vụ những thức uống có cồn như rượu.

Như vậy, những thông tin này có lẽ sẽ góp phần giúp cho chúng ta hiểu hơn một phần nào đó về nghề pha chế. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để họ hỏi và theo đuổi nghề này. Nhưng một lời khuyên dành cho bạn đó nếu có đủ kiên trì thì hãy bước chân vào nghề này. Còn nếu không, tốt nhất bạn hãy xác định sớm cho mình một con đường đi khác

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;