Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tình báo công nghiệp và những vụ án động trời có thể bạn chưa biết!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

James Clapper - Giám đốc của mạng lưới tình báo Mỹ CIA từng mạnh dạn tuyên bố trước thế giới rằng “ Cái mà người Mỹ chúng ta không làm, đó là việc sử dụng các mạng lưới tình báo của mình ở nước ngoài để đánh cắp các bí mật kinh tế và thương mại và trao chúng cho các xí nghiệp hay các công ty Mỹ giúp họ nâng cao tính cạnh tranh” .Thế nhưng, với những bằng chứng mà Wikileak - ông trùm trong ngành truyền thông chuyên đi thu thập đầy đủ những tài liệu mật bị rò rỉ bởi các chính phủ, thì chúng ta thời điểm hiện tại, chắc chả còn tin những lời tuyên bố, lời hứa từ giám đốc mạng lưới tình báo Mỹ nữa. Bởi lẽ, trên thực tế, không chỉ có Mỹ, mà rất nhiều những quốc gia khác đã và đang sử dụng một mạng lưới tình báo rộng rãi trên khắp toàn cầu để tiến hành những cuộc cạnh tranh gay gắt trên mọi mặt trận, từ chiến tranh quân sự đến chiến tranh kinh tế. Trong thời buổi mà tập đoàn công nghiệp đang hoạt động mạnh và sự cạnh tranh gay gắt giữa những tập đoàn kinh tế diễn ra đến đỉnh điểm, bộ máy gián điệp, tình báo công nghiệp trở thành nguyên nhân của hàng loạt những vụ án kinh tế gây chấn động thế giới. 

1. Bạn đã hiểu tình báo là gì? Tình báo công nghiệp là gì?

Nhắc đến hoạt động tình báo, chắc hầu hết chúng ta đều có cảm giác nửa lạ nửa quen. Quen vì, xuất phát điểm của nó với tư cách là một trong những nghề cổ xưa nhất trong lịch sử. Còn lạ vì, tính mật và hoạt động lén lút, bất thình lình của nó. 

 Bạn đã hiểu tình báo là gì?
 Bạn đã hiểu tình báo là gì?

Hoạt động tìm kiếm, thu thập những tin tức bí mật khiến cho người khác không biết là mình đang bị theo dõi thực chất đã được Trung Quốc và Ấn Độ ghi nhận là đã xuất hiện trước đây cả nghìn năm. Khi ấy cả Tôn Tử và Chanakya - hai vị quân sư tài giỏi của vương triều nhà Ngô (Trung Quốc) và Chandragupta đã nhắc nhiều đến binh pháp làm xáo trộn hàng ngũ quân địch, đồng thời thăm dò những thông tin mật thông qua mạng lưới gián điệp trung thành của mình.

Trong lịch sử các đế chế Hy Lạp - La Mã đến Mông Cổ ở Châu Á cũng thường xuyên sử dụng tình báo để khai thác tin tức về địch trước khi thực hiện những cuộc tấn công và chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn ở khu vực Châu Á và Châu Âu ở thế kỷ XII và XIII. 

Tuy nhiên, để có thể nói đến sức mạnh hưởng và sức “công phá” mạnh mẽ nhất của hoạt động tình báo là phải kể đến thế kỷ thế kỷ XX, khi các đế quốc, đứng đầu các cực của thế giới như Mỹ, Trung Quốc đến Liên Xô sử dụng triệt để mạng lưới tình báo công nghiệp của mình để thu thập rất nhiều những thông tin về kẻ địch, nhất là những thông tin quan trọng liên quan đến loại vũ khí có tính hủy diệt hạt nhân.

Tình báo công nghiệp là gì?
Tình báo công nghiệp là gì?

Đến thế kỷ XXI, khi thế giới đã hòa bình, song song với việc thu thập những tin tức mật về vũ khí hạt nhân, các quốc gia còn gia tăng số lượng điệp viên để tham gia vào các chiến dịch tình báo mạng, chiến tranh ma túy đến cài cắm người trong những tổ chức khủng bố và cả một miếng mồi ngon chính là kinh tế. Điều đáng nói ở đây là, không những tổ chức tình báo của chính phủ hoạt động mạnh mẽ như chúng ta vẫn nghe đến như CIA hay KGB mà lực lượng mang tên “tình báo” với nhiệm vụ thu thập, điều tra theo dõi hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong kỷ nguyên công nghiệp để gia tăng tính cạnh tranh. 

Đó chính là tình báo công nghiệp. Mặc dù theo luật quốc tế, Tình báo là một nghề được phép hoạt động độc lập. Tuy nhiên, xét trên góc độ nhân đạo mà nói, hoạt động tình báo công nghiệp diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia, các tập đoàn công nghiệp...không được xem là hợp pháp vì nó ảnh trưởng trực tiếp đến lợi nhuận,. quyền lợi của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên thị trường và là căn nguyên mở ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.  

Nói cách khác, tình báo công nghiệp có thể hiểu là nghề “ăn cắp” công nghệ, kế hoạch sản xuất của đối thủ kinh doanh. Tình báo công nghiệp được biết đến là con đẻ của “gián điệp kinh tế” bởi nó là khái niệm để chỉ những hoạt động thăm dò bất hợp pháp diễn  ra trên quy mô một nước xảy ra giữa các nhãn hàng đối đầu và cạnh tranh gay gắt với nhau. Hướng đến mục đích cuối cùng nhằm thu về những thông tin mật có giá trị, bao gồm các sản phẩm về trí tuệ, thông tin về sản xuất, ý tưởng công thức sản phẩm,...

Tình báo công nghiệp được biết đến là kẻ ăn cắp bí mật kinh doanh
Tình báo công nghiệp được biết đến là kẻ ăn cắp bí mật kinh doanh

Cùng với đó, là những thông khác quan trọng hơn bao gồm: công nghệ phần mềm, dữ liệu khách hàng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cái tên tình báo công nghiệp được khai sinh ra bởi lý do lớn nhất là hàng loạt mạng lưới khai thác thông tin mật từ chính phủ đến các tập đoàn tư nhân nhằm vào các đế chế đang hoạt động trong ngành công nghiệp cao như công nghệ sinh học, kỹ thuật hàng không, vũ trụ, viễn thông hay các cứng vi tính đến các chương trình phần mềm, năng lượng. 

Sự lên ngôi của bức tranh công nghiệp làm cho hoạt động tình báo công nghiệp diễn ra sôi động hơn bao giờ hết bất chấp cả những quy định xâm phạm về lợi ích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tại Mỹ, quốc gia hàng đầu vẫn nêu cao về độ “lành mạnh” của mạng lưới tình báo của mình, lại là địa chỉ diễn ra hoạt động này sôi động nhất, nhất là với tình báo công nghiệp. Trong số đó, thung lung Silicon - kinh đô công nghiệp cao của thế giới trở thành địa điểm bị các đối tượng gián điệp công nghiệp nhắm đến nhiều nhất. 

2. Cách thức hoạt động của mạng lưới tình báo công nghiệp

 Theo FBI, Tổng cục điều tra liên bang của Mỹ cho biết, gián điệp kinh tế, vòng tròn lớn của tình báo công nghiệp làm cho các công ty nước này bị thiệt hại đến trên 100 tỷ USD/năm.

Cách thức hoạt động của mạng lưới tình báo công nghiệp
Cách thức hoạt động của mạng lưới tình báo công nghiệp

Cùng với những khẳng định này, một tổ chức phản gián của Mỹ cũng đưa ra con số thiệt hại do tình báo kinh tế gây ra cho Châu Âu lên đến trên 53 Tỷ EUr. Cả tình báo công nghiệp và tình báo kinh tế nói chung, được xếp vào danh mục tội phạm nguy hiểm trong luật pháp của các quốc gia. Thế những, điều này vẫn không ngăn nổi được sử hoạt động rùm beng của lựa chọn nghề nghiệp này. 

Tình đến thời điểm hiện tại, qua nhiều vụ tình báo công nghiệp gây chấn động, có thể kết luận rằng, tình báo công nghiệp trên thế giới đang được hoạt động dưới hai hình thức. Thứ nhất, đó hành khi một hay một vài nhân viên của công ty tỏ ra bất mãn với những chính sách của công ty, tổ chức đã cố gắng tìm cách để tiếp cận với những thông tin mật trong nội bộ, nhằm thực hiện mục đích riêng như vụ lợi hoặc phá hoại công ty. Ở cách thứ hai, các chính phủ tại nước ngoài hoặc công công ty ở phía đối đầu đã cài cắm những kẻ nằm vùng hoặc nội gián để tiến hành thu lượm các thông tin hữu ích, thông tin mật của công ty, đối thủ khác. 

Những kẻ nằm vùng này thường là những nghiên cứu sinh, sinh viên hoặc những người giữ chức trách cao trong bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp...sau đó, trả cho họ một khoản tiền hậu hĩnh hay một món lợi họ thực sự yêu thích. Vụ án để làm cho khái niệm “tình báo công nghiệp” được lan rộng và phổ biến ra phạm vị toàn thế giới đã được phương Tây ghi lại. 

Hình thức hoạt động của gián điệp công nghiệp
Hình thức hoạt động của gián điệp công nghiệp

Đó là khi vi linh mục tên  Francois Xavier d'Entrecolles khi ấy đã ghi chép lại toàn bộ bí quyết sản xuất đồ sứ tại Trung Quốc và tìm mọi cách gửi về “Lục địa già” như những năm 1712. Tình báo công nghiệp trên phạm vi toàn cầu cũng được diễn ra sôi động tại xứ sở công nghiệp Anh, bởi lẽ, đây là quê hương của hàng loạt những phát minh khoa học. Ở những thế kỷ tiếp theo, các nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc...đã đẩy mạnh hơn các chương trình gián điệp công nghiệp để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình lên nền kinh tế toàn cầu.

3. Tình báo công nghiệp và những vụ án gây chấn động toàn cầu

Mặc dù nằm trong nhóm tội phạm quốc gia, song từ thời điểm ra đời, tình báo công nghiệp chưa bao giờ giảm đi độ nóng. Thậm chí, với sự bành trường của các tập đoàn kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt về thị trường, người dùng...đã làm cho số lượng những câu chuyện chấn động liên quan đến tình báo công nghiệp gia tăng đến mức báo động. 

Không những hoạt động độc lập trong phạm vị quốc gia giữa các hãng đối thủ mà tình báo công nghiệp còn được biết đến như con quỷ đang cố gắng ăn mòn quan hệ “anh em” giữa các nước mà mục đích cuối cùng đằng sau nó là gia tăng tiềm lực kinh tế. 

Tình báo công nghiệp và những vụ án gây chấn động toàn cầu
Tình báo công nghiệp và những vụ án gây chấn động toàn cầu

Đến năm 2024, cả thế giới gần như bị chấn động bởi thông tin được phanh phui trên nhiều tờ tin tức mật rằng, chủ nhân của ‘tự do, bình đẳng, bác ái” và nói không với “xu hướng cạnh tranh thiếu lành mạnh qua mạng lưới tình báo công nghiệp” đã thực hiện rất nhiều những vụ nghe lén thông tin mật từ ngân hàng trung ương đến do thám các thành viên trong Chính phủ Nhật Bản cũng như thâu tóm các thông tin của rất nhiều thành viên cốt cán trong đội ngũ lãnh đạo của rất nhiều đế chế công nghiệp tại Xứ sở mặt trời mọc.

Ngay tức khắc, kế hoạch tình báo công nghiệp có tên là "Targette Tokyo" đã gây chấn động đến mối quan hệ giữa Mỹ - Nhật. 

Nhưng chưa hết, Mỹ cũng là đối tượng được trang Wikileak khẳng định là thường xuyên chơi xấu các đồng minh. Điển hình nhất phải kể đến vụ Edward Snowden - một cựu nhân viên tại Cục tình báo Mỹ CIA đã công bố trước thế giới về vụ việc Mỹ là kẻ đứng sau thực hiện các chương trình do thám và đánh cắp thông tin tất cả những hợp đồng kinh tế có giá trị trên 200 triệu đô la Mỹ của Pháp. 

Dĩ nhiên, hành động này là cực kỳ khó chấp nhận khi Xứ sở cờ hoa luôn miệng tự nhận mình là đồng minh trung thành của Pháp trên mọi chiến địa.Việc bị rò rỉ những thông tin mật từ các vụ hợp động khủng trong ngành công nghiệp khiến Pháp trở thành kẻ ngã ngựa ngay cả trên những chiến trường mà quốc gia này từng làm minh chủ. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, rất nhiều những hoạt động tình báo công nghiệp đã diễn ra. Chúng ta có thể hiểu thêm về bức tranh sử dụng tình báo công nghiệp trên thế giới hiện qua một vài minh chứng nổi bật dưới đây:

3.1. Tình báo công nghiệp trong lĩnh vực hàng không 

Tình báo công nghiệp trong lĩnh vực hàng không
Tình báo công nghiệp trong lĩnh vực hàng không 

Trong kỷ nguyên công nghiệp và dịch vụ,  hàng không được xem là ngành công nghiệp có thể hốt bạc nhiều nhất, do vậy, nó cũng là miếng mồi ngon cho những đối thủ của nó trong nội địa mà còn là căn nguyên cho những âm mưu tình báo công nghiệp mang tầm cỡ quốc tế. Thấu hiểu được điều đó, các ông chủ của những hãng hàng không đã cố gắng khẳng định “chủ quyền” bằng việc bảo hộ các sáng chế, phát minh đến từng công đoạn kỹ thuật.

Những dù cả điều này xảy ra thì cũng thể nào, những thông tin này lọt qua tai mặt của những kẻ gián điệp công nghiệp đã được huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Đã có nhiều câu chuyện bi hài được các trang tin ghi lại về vấn đề bí mật sản xuất chiếc Concorde - biểu tượng hàng không vĩ đại của Pháp ở những năm 70 của thế kỷ XX đã về tay của nước Nga (Liên Xô cũ). 

Sự thật này đã được tiết lộ khi Liên Xô trình làng chiếc TU-144, một loại máy bay siêu thanh thương mại với kiểu dáng mới. Điều bất ngờ là, không cần đến những chuyên gia hàng không, những người bình thường cũng dễ dàng nhận ra sự giống nhau đến khó tin của hai loại máy bay này.

 Dù có vòng đời ngắn ngủi với khoảng 55 năm chuyến bay và thảm kịch tai nạn làm đến 14 người thiệt mạng trong lần diễn tập cuối cùng và bị tai nạn trên bầu trời Paris để chứng tỏ rằng, TU-144 “gợi cảm” hơn rất nhiều so với phong độ “bảo thủ” của chiếc Concorde. Tuy nhiên, dù cải tiến hơn, song TU-144 vẫn bị nhiều hãng tin chứng tỏ là một sản phẩm sao chép ý tưởng. Đặc biệt là khi, Pháp đã bắt được Sergei Pavlov, trưởng đại diện hãng hàng không Aeroflot đang ôm một chiếc cặp tài liệu với rất nhiều những giấy tờ có viết chi tiết về cách để chế tạo về các chi tiết cụ thể của máy bay Concorde. 

Gián điệp công nghiệp và những câu chuyện gây chấn động
Gián điệp công nghiệp và những câu chuyện gây chấn động

Đến năm 1977, một gián điệp của Liên Xô cũng bị bắt, ông là Sergei Pavlov, Sergei Fabiew, trưởng một văn phòng tư vấn tại Paris. Theo nhiều tài liệu ghi lại, văn phòng này ngoài việc cung cấp các dịch vụ tư vấn còn tìm cách mua lại nhiều những tài liệu mật về việc sản xuất những máy bay siêu thanh.

Miếng mồi ngon của hàng không cũng là nguyên nhân của những vụ cạnh tranh không lành mạnh của hãng Boeing và đế chế máy bay số 1 tại Pháp - Airbus. Vào những năm 1990, hãng hàng không Ả Rập - Xê út đã có một cuộc thương thảo, đàm phán với Airbus với giá trị của hợp đồng này lên đến trên 6 tỷ USD. 

Thế nhưng, một sự kiện không may xảy ra với Airbus đó là khi đối tác của họ quay ngoắt 180 độ sang chọn một đối thủ đối đầu của họ là Boeing - hãng hàng không đến từ Mỹ. Không chấp nhận kết quả, Pháp và cả Ủy Ban Châu Âu đã vào cuộc điều tra. Và kết quả họ nhật lại chính là Boeing đã sử dụng tình báo công nghiệp. Theo đó, Mỹ đã tiến hành do thám và ghi lại toàn bộ quá trình trao đổi thương thảo của Airbus trước các đối tác tiềm năng, từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho hãng hàng không của họ chính là Boeing để đưa ra những chiến lược thuyết phục thông minh cho Saudi Arabian Airlines nhằm hớt tay trên của Airbus để sở hữu hợp đồng béo bở. 

Những vụ tình báo công nghiệp gây chấn động ngành hàng không, không chỉ dễ ra trong phạm vị rộng, mà diễn ra ngày trên đất nước Mỹ. Chắc bạn vẫn chưa quên về vụ việc, vào năm 2024 tòa án Florida đã tuyên phạt Boeing với số tiền 615 triệu đô la vì “lỡ đánh cắp” bí mật sản xuất tên lửa của hãng Lockheed Martin. Để rõ hơn, thông tin này được Lockheed Martin ghi chép trong đơn kiện.

Từ năm 1998, để thực kế hoạch sáng tạo ra tên lửa đẩy tầm xa với hợp đồng khoảng 6 tỷ USD, Boeing đã lấp cắp ít nhất 37.000 trang tài liệu mật của đối thủ. Bên cạnh việc phải bồi thường, Boeing đã phải đăng đàn xin lỗi về hành động thiếu chuyên nghiệp trong kinh doanh. 

3.2. Tình báo công nghiệp trong ngành sản xuất ô tô

Tình báo công nghiệp trong ngành sản xuất ô tô
Tình báo công nghiệp trong ngành sản xuất ô tô

Xếp thứ hai trong lĩnh vực công nghiệp, kiếm được nhiều tiền nhất, sau hàng không, ngành thiết kế, chế tạo và sản xuất ô tô trở thành đối tượng bị các tình báo công nghiệp nhòm ngó. Dù không được đào tạo một cách bài bản trong các lực lượng tình báo đặc biệt của CIA song José Ignacio Lopez cũng khiến đế chế xe hơi hàng đầu của nước Mỹ - General Motors (GM) phải điêu đứng. 

Với cương vị là người đứng đầu của bộ phận Opel - một chi nhánh sản xuất xe hơi của hãng này tại Đức, Lopez đã quyết định rời khởi GM để đầu quân cho một hãng xe nổi tiếng khác là Volkswagen. Mọi thứ sẽ không có gì đang bàn đến nếu “gián điệp 007” này đi mà mang theo hàng tấn những tài liệu mật về quy trình chế tạo và sản xuất GM cũng như lôi kéo thêm lực lượng đông đảo các kỹ sư chuyên nghiệp của GM. 

Được sự hậu thuẫn của ông chủ hãng xe Volkswagen, Lopez đã liên tục phủ  nhận mọi cáo buộc khi FBI tiến hành điều tra. Tuy nhiên, cuối cùng sau một cuộc “càn quyết” tổ chức an ninh  này đã phát hiện ra hàng loạt những thùng carton chứa tài liệu mật về công nghệ của General Motor đặt tại một gia đình người thân của Lopez. Sau khi sự kiện bị phanh phui, thảm họa thực sự đã đến với hãng xe hàng đầu tại Đức. 

Hình ảnh đẹp của Volkswagen mất đi trong lòng công chúng. Điều này buộc cả Mỹ Bill Clinton và thủ tướng Đức Helmut Kohl phải vào cuộc để dàn xếp nhằm ngăn chặn một vụ đối đầu khốc liệt tại tòa án. Trong lúc nước sôi lửa bỏng này,  José Ignacio Lopez buộc phải rời khởi Volkswagen. Hãng xe này buộc phải bồi thường cho GM một khoảng tiền lên đến 100 triệu đô cùng với cam kết sẽ phải mua phụ tùng của hãng xe này lên đến trên 1 tỷ USD. Những chưa hết, chính gián điệp công nghiệp José Ignacio Lopez cũng phải trả một cái giá đắt cho hành động điều tra, thu gom thông mật của mình với khoảng 400.000 Marks. 

Hàn Quốc cũng là địa chỉ mà các gián điệp ngành chế tạo và sản xuất ô tô nhắm đến. Vào năm 2024, ít nhất 5 nhân viên và 1 cộng tác viên của Kia Motor, con đẻ của tập đoàn Hyundai đã bị cáo buộc làm lộ bí mật công nghệ chế tạo cho một “đối tác” Trung Quốc để nhận một món hơi lên đến trên 185.000 EUr. Vụ gián điệp công nghiệp lớn nhất trong lịch sử của Xứ sở Kim chi là ngòi nổ giúp cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô xứ Trung tăng trưởng mạnh mẽ.

3.3. Gián điệp công nghiệp trong  ngành chế biến và sản xuất nước giải khát

Gián điệp công nghiệp trong  ngành chế biến và sản xuất nước giải khát
Gián điệp công nghiệp trong  ngành chế biến và sản xuất nước giải khát

Cocacola và pepsi từ lâu đã được biết đến là hai gã khổng lồ trong ngành công nghệ thực phẩm, đặc biệt với mặt hàng là nước giải khát. Không ít lần hai nhà sản xuất “không đội trời chung này” đối đầu trực diện tên các trang tin tức đến báo chí chính thống. Lẽ vì lý do này mà không ít kẻ muốn tự biến mình thành 007 để trục lợi. Một trong những người đó chính là Joya Williams - cựu trợ lý của giám đốc thương hiệu Cocacola.

Trong quá trình làm việc của mình, cô được tiếp xúc với rất nhiều những tài liệu cơ mật của công ty và tìm mọi cách để rao bán chúng cho đối thủ vào khoảng giữa năm 2024. Tuy nhiên, mục đích của cựu nhân viên Coca đã không thành công vì Pepsi đã từ chối thương vụ làm ăn thiếu lành mạnh này. Cuối cùng, sự thiệt thòi không ai khác đã thuộc về kẻ dấy lên ý định chơi bẩn. Joya Williams không những bị buộc rời khỏi vị trí mà nhiều người ao ước mà còn phải “bóc lịch” đến 8 năm trong nhà giam vì tội cố ý bán bí mật kinh doanh.

Rõ ràng, cuộc cạnh tranh trên thương trường bao giờ cũng dữ dội và khốc liệt. Tuy nhiên, không phải khi nào, gián điệp công nghiệp cũng được chào đón. Kinh doanh cũng như chiến trường. Tuy nhiên, để thương hiệu có thể phát triển hùng mạnh, cần đến sự trong sạch trong những chiến lược và phương pháp cạnh tranh. Đây cũng chính là thông điệp mà Coca Cola muốn truyền tải đến những đối tác của họ. 

Trên đây chính là đáp án giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ nhất về tình báo công nghiệp và những ví dụ điển hình nhất cho tình trạng bành trướng của thể loại tình báo “bất hợp pháp” này. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn. 

Phóng viên chiến trường

Bên cạnh tình báo công nghiệp cùng với những câu chuyện động trời trên đây, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phóng viên chiến trường trong bài viết dưới đây nhé. 

Phóng viên chiến trường

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;