Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Phóng viên chiến trường - Tốp đầu nghề nguy hiểm nhất thế giới

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Dù không xác định theo nghiệp báo nữa và quyết định rẽ hướng sang một lựa chọn viết lách khác từ thuở mới rời cổng AJC, nơi chúng tôi dành cả tuổi thanh xuân để học tập và thấu hiểu hơn về nghề báo, thế nhưng cái khát khao rạo rực của buổi đầu đi tác nghiệp, lẫn những khó khăn, hiểm nguy nhưng mà cao quý của lựa chọn nghề ấy, trong tôi chưa lần nào vụt mất. Có lẽ vì thế, mà cứ mỗi lần trên TV hay đài báo phát đi phát lại những câu chuyện về phóng viên chiến trường nào tử trận hay bị thương, trái tim tôi lại như thắt lại, để nhắc nhở tôi tốt hơn, làm việc chăm chỉ hơn. Sống lại xúc cảm của một một người từng được gọi là “dân báo” tôi muốn gửi đến tất cả các bạn - những độc giả đã, đang và sẽ quyết tâm theo đuổi ngành báo đến cùng, “đại diện tiêu biểu nhất” của nghề báo - Phóng viên chiến trường.  

1. Phóng viên chiến trường - Họ là ai?

Dù cuộc chiến tranh xâm lược của bè lũ thực dân, đế quốc hay cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta hãy lùi xa hơn ngót nửa thế kỷ, thế nhưng, có lẽ bạn không biết rằng, trên Trái Đất thân yêu của chúng ta vẫn còn nhiều điểm nóng, xung đột, nội chiến.

Phóng viên chiến trường - Họ là ai?
Phóng viên chiến trường - Họ là ai?

Và ở những nơi bom rơi, đạn lạc đó, không thể vắng bóng cái tên phóng viên chiến trường. Họ chính là những người đưa tin, bài phản ánh thực tiễn tình hình chiến sự đến cận cảnh cuộc sống, nỗi đau của người dân nơi các chiến trận. Những người đã vượt qua bao hiểm nguy, bám trụ lại mảnh đất máu lửa để truyền tin nóng để giúp cả thế giới hiểu rõ hơn về bản chất của chiến tranh. 

Chúng ta thường dễ bị rung động bởi những bức ảnh đen trắng chụp về cảnh sơ tán của người dân tị nạn Siri trước những màn mưa bom hay những thước phim ghi lại cảnh bắn phá hay hành quyết của phiến quân hồi giáo cực đoan lên tù nhân. Thế nhưng, chắc chắn một điều rằng, không phải ai cũng thấu hiểu hết, để có thể mang đến người đọc những hình ảnh này, các phóng viên tác nghiệp nơi chiến trường, các phóng viên chấp nhận xả thân, hy sinh tính mạng của mình.

Nữ phóng viên Marie Colvin ( người đã thiệt mạng tại Syria năm 2024) - tượng đài của lớp phóng viên chọn chiến trường để tác nghiệp, từng cay đắng thốt lên rằng “Không nghề gì nguy hiểm hơn nghề phóng viên chiến trường”.

Phóng viên chiến trường là ai, họ làm gì?
Phóng viên chiến trường là ai, họ làm gì?

Dù xác định theo nghiệp báo hay chỉ đến với bài viết này với tư cách là độc giả tìm hiểu thông tin xoay quanh khái niệm phóng viên chiến trường thì chắc chắn những số liệu được tôi dẫn chứng sau đây đều sẽ mang đến bản một cảm xúc gì đó nơi trái tim. Sự đau đớn, sợ hãi hoặc cảm thương và rồi ngưỡng mộ những “nhà báo đặc biệt” này một cách sâu sắc.

2. Nghề phóng viên chiến trường - sinh nghề tử nghiệp

Có lẽ, với đôi nét giới thiệu trên, bạn đã hình dung ra được rằng, phóng viên chiến trường không phải sinh ra dành cho những kẻ thích thể hiện. 

Năm 2024, năm thứ hai khi đang ngồi học trên giảng đường trường Báo, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của Khaled G.AlKhateb, khi ấy mới 25 tuổi - Cộng tác viên của kênh truyền hình RT tiếng Arab thường trú tại Syria đã tử nạn với tư cách là phóng viên của đài truyền hình này tham gia lấy tin trong cuộc giao tranh giữa quân chính phủ Syria và IS để giành quyền kiểm soát thành phố Al-Sukhnah. Khi gần đến chiến địa, nam phóng viên 25 tuổi cùng các đồng nghiệp đã bị các tay súng tấn công dã man. 

 Nghề phóng viên chiến trường - sinh nghề tử nghiệp
 Nghề phóng viên chiến trường - sinh nghề tử nghiệp

Đau lòng hơn là khi biết rằng, Khaled G.AlKhateb vẫn còn xuất hiện trên mạng xã hội để chia sẻ thông tin 6 giờ trước khi anh thiệt mạng và cái chết mà bản thân Khaled G.AlKhateb có thể dự đoán được chỉ đến ngay sau 4 tháng ngắn ngủi kể từ ngày anh tốt nghiệp đại học Damas và tình nguyện trở thành phóng viên chiến trường. Thế nhưng, trên thực tế, Khaled G.AlKhateb không phải là nhà báo duy nhất bị cuốn vào thảm kịch của chiến tranh. Theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo từ những năm 2024 đã có đến 71 nhà báo trên thế giới hi sinh khi đang tác nghiệp. 

Trong đó có đến 26 phóng viên chiến trường. Theo Sputnik đưa tin, Con số này đã tăng lên  122 khi các hãng tin gia tăng thêm quân số “phóng viên chuyên nghiệp” lẫn đội ngũ cộng tác viên khi diễn biến chiến sự tại các trận địa này trở nên phức tạp hơn. Cũng theo nhiều đánh giá của các chuyên gia, nghề phóng viên chiến trường đã nguy hiểm, bây giờ lại nguy hiểm hơn nhiều lần. So với những nhà báo tác nghiệp chính thống tại các quốc gia hòa bình lại không có gì để so sánh với cái chết có thể đến bất thình thình của những phóng viên đặc biệt này. 

Sự hiểm nguy của nghề phóng viên chiến trường
Sự hiểm nguy của nghề phóng viên chiến trường

Chính đặc trưng của những cuộc xung đột thời điểm này, và quyết định hạn chế sự có mặt của những phóng viên chiến trường nước ngoài tác nghiệp trên lãnh thổ các quốc gia của các chính phủ, nhất là những cuộc nội chiến đã buộc phóng viên chiến trường chỉ có thể hành nghề độc lập và giả trang dưới lớp quân phục của phiến quân nổi dậy. Vì lý do này, mà không ai có thể nói trước được họ sẽ gặp nguy hiểm như thế nào khi bị quân chính phủ tấn công nhầm bị quân nổi dậy trút giận và hành xác không thương tiếc. Trong thời buổi các trận chiến các trở nên phức tạp, độ hiểm nguy nghề ngày được đẩy lên khốc liệt hơn bao giờ hết. 

Chính giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo, Joel Simon, phát biểu rằng “ Công ước Geneva năm 1949 quy định rằng các phóng viên bị đối phương bắt trong khi tháp tùng một đạo quân phải được bảo vệ giống như một tù binh chiến tranh”. Sau chiến tranh tại Việt Nam, thì công ước này được cập nhật đầy đủ thêm thêm là những nhà báo độc lập sẽ được đối xử như dân thường. 

Đây cũng là điều luật xuất hiện trong luật nhân đạo quốc tế. Tuy nhiên, trong cơn mưa bom, bão đạn không ai có thể nói trước được điều đó, nhất là khi số lượng các cuộc nổi dậy và nội chiến tại các nước hồi giáo cực đoan diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết. Tính riêng trong năm 2024, số lượng phóng viên chiến trường tử nạn các quốc gia này đã tăng lên 29 trong tổng 46 nhà báo bị giết hại tại quốc gia hồi giáo. 

Nghề nguy hiểm nhất thế giới - phóng viên chiến trường
Nghề nguy hiểm nhất thế giới - phóng viên chiến trường

Thậm chí đã có những tổ chức bảo vệ nhà báo như  Reporters Instructed in Saving Colleagues – RISC tạm dịch là Các nhà báo được hướng dẫn để cứu các đồng nghiệp mọc lên tại Mỹ và nhiều trung tâm hoạt động của các tập đoàn tin tức toàn cầu để tổ chức những khóa tập huấn miễn phí để các phóng viên chiến trường xử trí với những vết thương của mình khi hoạt động độc lập cùng với việc hỗ trợ bạn bè đồng nghiệp, nơi chiến trường xa xôi. Số lượng nhà báo được tham gia khóa học lên tăng lên đến 96 vào sau 2 năm kể từ ngày khóa học được tiến hành. 

Nói là vậy, tuy nhiên, mặc dù được trang bị đầy đủ những kỹ năng đến các trang thiết bị như áo giáp chống đạn, mặt nạ phòng chống hơi độc...Thế nhưng, một tin buồn rằng, số lượng những phóng viên tác nghiệp bị tử nạn tại chiến trường vẫn không ngừng gia tăng từ những vụ bạo động đến chiến tranh liên miên nhất là các khu vực phức tạp như Syria, Ai Cập. 

Dù biết rõ là chết chóc cận kề, nhưng trong phút giây đó, những phóng viên tại đây không còn lựa chọn nào khác ngoài hai quyết định “ xông thẳng vào hiểm nguy để đưa tin cho độc giả hoặc để những tin hot đáng được quan tâm trôi qua trước mắt họ. Dĩ nhiên với tư cách là những nhà báo chuyên nghiệp, họ không thể nhắm mắt làm ngơ trước những tin tức. 

Nhưng chính trách nhiệm, nhiệt huyết phản ánh sự thực có thể lấy đi của họ mạng sống và...cả những người thân yêu nhất. Thực tế là, không ai trong số phóng viên được hướng dẫn đầy đủ về việc tự bảo vệ cho bản thân. Đã thế, những hành trang mang theo của những anh chị phóng viên đặc biệt ấy chỉ có sổ, bút, máy ảnh, máy quay phim...với một niềm tin lớn vào phơi bày những sự thất nơi máu lửa, súng ống đang càn quét. Từ những kẻ thi hành công lý, các phóng viên chiến trường đã trở thành mục tiêu của những vụ bắt cóc. 

Không những bản thân họ, gia đình, người thân cũng có thể gặp hiểm nguy
Không những bản thân họ, gia đình, người thân cũng có thể gặp hiểm nguy

Cả thế giới đều bàng hoàng trước việc nhà báo người Mỹ James Foley thuộc hãng tin AFP và Steven Sotloff từ tờ Time bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS bắt cóc và xử tử khi họ đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Thế nhưng đôi khi mạng sống của họ chưa phải là thứ duy nhất, những cuộc chiến lấy đi. Tính mạng của những người thân trong gia đình của họ đều bị rơi vào nguy hiểm. Chắc thế giới vẫn còn chưa thôi ám ảnh bởi hình ảnh nhà báo Palestine Jihad al-Masharawi của Đài BBC đau đớn khóc và ôm xác con trai là cậu bé Omar mới 11 tháng tuổi vì quân đội Israel đánh bom ở dải Gaza để thấy được mức độ tàn khốc lựa chọn nghề này. 

3. Một số tấm gương nữ phóng viên can trường viết nên tin bài bằng máu và nước mắt 

Nghề báo vốn được xếp vào nghề nguy hiểm và tổn thọ nhất. Đứng đầu “bảng phong thần” của nghề tổn thọ đó, chính là phóng viên chiến trường. Mô tả về họ, tác giả Greg Myre đã phải thốt lên rằng “Đó là những người mà những đại lý bán bảo hiểm nhân thọ luôn né tránh”. 

Nguy hiểm là vậy, thế mà không những các đấng nam nhi, trên các chiến trường rải rác từ Trung Đông sang châu Á đến châu Phi, ngày đêm vẫn đang có hàng trăm nữ phóng viên chiến trường đang lăn xả, thách thức họng súng để mang lại thước phim quay chậm về sự tàn nhẫn, vô nghĩa của những cuộc chiến.

3.1. Arwa Damon - nữ phóng viên đến từ CNN

Một số tấm gương nữ phóng viên can trường viết nên tin bài bằng máu và nước mắt
Một số tấm gương nữ phóng viên can trường viết nên tin bài bằng máu và nước mắt 

Là nhà báo người Mỹ và làm việc cho hãng tin lớn CNN, hơn 15 năm qua Arwa Damon là gương mặt nữ phóng viên quen mặt khắp chiến trường trung đông, từ Syria đến Ai Cập, người đã chứng lại toàn bộ khung cảnh đổ nát và đau khổ nhất dưới sự phá hủy của xe, pháo và họng súng chiến tranh. Từng thoát chết dưới nhiều lần nã pháo để viết nên những trong bộ phim tài liệu kinh điển trong đó có phóng sự “Tại miền đất chết: Những người phụ nữ Iraq” Cô đã nói rằng “Việc tất cả người Mỹ đều mệt mỏi với cuộc chiến này đã không còn là bí mật. Điều này khiến công việc của những người đưa tin chúng ta càng trở nên quan trọng và cần thiết”.

 Bằng trái tim nhân hậu, những cuộc thâm nhập sâu vào đời sống của những người dân và lắng nghe họ tâm sự,  lời văn mềm mại mà đanh thép Arwa Damon đã mang đến thế giới những cảnh tượng thảm khốc nhất, những nỗi đau chiến tranh còn in hình trên những gương mặt vô tội. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện về một cậu bé Youssif 5 tuổi bị đốt cháy trong một cuộc tấn công tàn bạo ở Iraq.

Nhờ bài viết đầy cảm xúc và chân thực của Arwa Damon, Youssif đã được nhiều tổ chức từ thiện giúp đỡ và chuyển đi Mỹ để phẫu thuật. Khuôn mặt bị biến dạng bị chồng chéo bởi hàng trăm vết sợi cuối cùng đã tìm lại được nụ cười. Với nhiều đóng góp, to lớn của mình,  Arwa Damon được xếp vào tốp những phóng viên chiến trường nổi bật nhất thế giới và vinh dự nhận giải thưởng “Can đảm trong báo chí”.

3.2.  Clarissa Ward - phóng viên can trường khác của CNN

Những phóng viên can trường nơi trận mạc
Những phóng viên can trường nơi trận mạc

Được nhận giải thưởng báo chí PeaBody, Clarissa Ward là một trong những gương mặt nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng khác trên thế giới.  Với thâm niên có đến 14 lần có mặt tại chiến trường nguy hiểm nhất thế giới Syria, chị đã tự trải lòng về nghề nghiệp của mình rằng “Nếu nói không sợ là ngốc nghếch và có lẽ không nên đến đó. Sự kiện xui khiến tôi làm công việc này là vụ khủng bố 11/9 khi tôi đang học ở Trường Đại học Yale.

 Tôi nghĩ rằng sự ngạo mạn là điều nguy hiểm nhất đối với phóng viên chiến trường. Thế nhưng, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm ở một mức độ nào đó là chứng nhân của sự khổ đau và nói với mọi người về điều đó, kể ra những câu chuyện của con người. Ít nhất, đó là điều nhỏ nhoi tôi có thể làm”. Bằng sự gan dạ, nhanh trí, thông minh của mình,  Clarissa Ward đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ đưa tin về nóng phản ánh thực tế khốc liệt trên những chiến trường này.

Đỉnh điểm nhất là khi CNN tiến hành thực hiện chương trình “60 phút” , Clarissa Ward đã phải đối đầu trực diện với thủ lĩnh thánh chiến nắm trong tay đoạn video quay lại toàn cảnh thuộc hạ của tên này hành quyết các binh sĩ Syria ngay trong chính nhà của hắn. Trong lúc, thủ lĩnh này đang tỏ ra kinh ngạc về đoạn băng thì Ward đã nhanh trí nảy ra cách tẩu thoát trong an toàn. Dĩ nhiên, không phải người đồng nghiệp nào cũng may mắn như vậy.

Chính bản thân của Clarissa Ward cũng thừa nhận rằng, cô đã tiếp xúc đến 50% dân số Syria, điều mà các đồng nghiệp nam không thể làm. "Tôi cảm thấy may mắn khi là phụ nữ. Điều đó giúp đỡ tôi trong công việc và đã cho tôi cơ hội tiếp cận với khía cạnh thương tâm của câu chuyện". 

3.3. Iryna Khalip - phóng viên chiến trường, biên tập viên của tờ Novaya Gazeta

Nhắc đến phóng viên chiến trường, nhiều người trong chúng ta mặc định, đó là lựa chọn nghề mạo hiểm dành cho nam giới. Thế nhưng, trên thực tế thì không phải, bên cạnh rất nhiều những nữ nhà báo bỏ mạng lại chiến trường xa xôi, vì bom rơi, đạn lạc, nạn nhân của những vụ khủng bố, bắt cóc, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài Owar Demon, Clarissa Ward còn rất nhiều những nữ phóng viên can trường khác. Một trong số đó có,  Iryna Khalip - phóng viên chiến trường, biên tập viên của tờ Novaya Gazeta. Không thua kém hai nữ đồng nghiệp nhận về những giải thưởng danh giá vừa được kể ở trên, Iryna Khalip có đến 15 vật lộn tai các chiến trường tại Belarus.

Chủ nhân của giải thưởng “ Nhà báo can đảm”, từng bị quân đội bắt, bị dựng từ lúc nửa để thẩm cung, cùng bị cảnh sát tại khu vực này đánh bầm dập và thường xuyên bị theo dõi. Chấp nhận những sự thật này như một điều hiển nhiên khi quyết định đầu quân cho một nghề nguy hiểm. Iryna Khalip tin rằng “bạn không phải sợ hãi, mà là nơi để yêu thương, để sinh đẻ, để đi ngủ mỗi đêm, để nói chuyện cởi mở và chống lại bất công, để sống và nuôi dạy con cái trong đất nước của mình, để trở thành người có chuyên môn và trở thành công dân. Và thế giới thật sự không phải là nơi bạn phải sợ hãi vì mình là phụ nữ”.

Trên đây chính là toàn bộ những tâm sự xoay quanh nghề nghiệp, phóng viên chiến trường - nghề nguy hiểm nhất thế giới. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Phóng viên là gì

Bên cạnh phóng viên chiến trường, bạn cũng có thể tìm hiểu kỹ càng hơn về phóng viên là gì trong bài viết dưới đây nhé:

Phóng viên là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;