Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tuổi 40 nên làm gì? Tuổi 40 có quá muộn để thực hiện đam mê?

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu tuổi 19 đôi mươi là cái tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi của trường thành, cái tuổi của “ẩm ương” thì tuổi 40 thì lại hoàn toàn đối ngược với chúng. Bước vào tuổi 40 không còn quá trẻ nhưng cũng không phải già nhưng bạn đủ trưởng thành để biết việc mình làm là đúng hay sai, vậy ở độ tuổi 40 bạn nên làm gì để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn?

1. Tuổi 40 – bạn cần nhất điều gì?

tuổi 40 bạn cần nhát điều gì
Tuổi 40 – bạn cần nhất điều gì?

Hãy tự trả lời cho chính mình câu hỏi này, nếu đang ở độ tuổi 40 thì bạn cần nhất điều gì? Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có những dấu mốc quan trọng khác nhau. Mốc đầu tiên chính là ở tuổi 18 chọn trường đại học, tiếp theo là độ tuổi 22 chọn nghề nghiệp, và từ độ tuổi 22 trở đi bạn sẽ xác định con đường tương lai và sự nghiệp của chính mình. Khi đến độ tuổi 40, lúc này có thể nói bạn đã ổn định cả về cuộc sống và sự nghiệp thì giờ đây bạn cần gì ở độ tuổi 40?

Đây có lẽ là câu hỏi vô cùng khó dành cho những ai đang trong ngưỡng của độ tuổi này. Bạn là người trưởng thành, vậy bạn nghĩ sao về những khát vọng về tiền bạc và danh vọng? Có phải đến độ tuổi này là đã quá muộn để thực hiện đam mê và sở thích của chính mình. Đến độ tuổi này, khi mà những người đồng trang lứa đang bận bịu với công việc nội trợ gia đình, danh vọng, đỉnh cao của công việc thì bạn đang làm gì và suy nghĩ gì?

Ở độ tuổi 40, toát ra cái vẻ của trưởng thành, của sự chín chắn, kinh nghiệm và trầm tĩnh chứ không như tuổi bồng bột đôi mươi. Bạn biết không, tuổi trẻ được phép sai lầm, nhưng khi đến độ tuổi này thì họ luôn mang trong mình tâm trạng không được sai lầm dù chỉ là rất nhỏ. Vì họ cho rằng, sai lầm chỉ nên xuất hiện thời trẻ, chứ không nên xuất hiện khi bạn trưởng thành.

Tôi đã từng xem một đoạn video nói rằng “đừng lớn quá chậm nhưng cũng già quá nhanh”. Bạn hãy một lần ngồi xuống, nhâm nhi bên ly cafe với một bản nhạc balat nhẹ nhàng và suy nghĩ xem, bạn cần gì nhất ở độ tuổi này? Chỉ sau khi suy nghĩ xong thì bạn hãy cùng tôi bước sang chặng đường tiếp theo.

2. Những sai lầm của tuổi 40

Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 40, bạn sẽ không còn “sung sức” như cái tuổi 17 “bẻ gãy sừng trâu” nữa. Lúc này, cơ thể của bạn cũng phần nào suy nhược đi rất nhiều. Trí tuệ không còn được minh mẫn như ngày nào nữa. Khi bước sang tuổi này, lời khuyên dành cho bạn chính là để mọi thứ “thuận theo tự nhiên” không nên nhồi nhét mọi thứ vào đầu mình nữa.

những sai lầm của tuổi 40
Những sai lầm của tuổi 40

2.1. Cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào cuộc sống

Bạn có đang nghĩ đến khi bạn đang cố gắng nhồi nhét thứ gì đó vào cuộc sống của mình cũng giống như việc bạn cố gắng bơm một quả bóng bay cho thật lớn, nhưng sau đó một tiếng nổ “bùm” phát ra. Bạn cũng sẽ giống như quả bóng bay đó, sẽ nổ tung lên nếu như đang cố gắng làm điều mình không thích. Bạn cần phải biết rằng, tuổi của mình bộ não sẽ không như lúc còn trẻ, bạn có thể nhồi nhét thoải mái kiến thức mà không sợ quá tải.

Đến độ tuổi này, hãy suy nghĩ thật đơn giản, cái gì đến sẽ đến cái gì đi sẽ đi, và cái gì không là của mình thì cũng không nên cố gắng níu giữ. Đừng lãng phí thời gian quý báu của mình vào những việc vô bổ. Hãy tận hưởng từng giây phút khi bạn còn đang khỏe mạnh.

2.2. Đánh mất niềm vui của mình ở những chỗ mình không thích

Đánh mất niềm vui đích thực của cuộc đời mình đúng thật là một cơn ác mộng. Bạn có biết rằng, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi chúng ta được làm những điều mình thích. Hạnh phúc của mỗi người không giống nhau, mỗi người trong chúng ta đều tự đặt ra cho mình cái quy chuẩn của hạnh phúc và niềm vui. Chính vì thế mà đối với những chỗ bạn không thích thì hãy từ chối và nói lời tạm biệt với chúng. Bạn không phải độ tuổi đôi mươi mà ngại ngùng khi từ chối, hãy xem xét mình có thật sự tìm được niềm vui hay không?

2.3. Nghĩ rằng gia đình là trên hết

Hãy thay đổi suy nghĩ này nếu bạn đang xem gia đình là trên hết, gia đình quan trọng hơn cả cảm xúc cá nhân. Đúng vậy, không ai phủ nhận tầm quan trọng của gia đình, tuy nhiên cảm xúc, niềm vui của bạn mới là quan trọng nhất. Hãy chăm chút cho bản thân mình nhiều hơn mỗi khi ra đường. Đừng suy nghĩ mình chỉ là một người nội trợ phải làm những công việc đó trong gia đình. Bạn đã dành cả thanh xuân, dành cả nửa đời mình để lo toan cho gia đình. Giờ đã đến lúc cần phải chăm chút cho cảm xúc của bản thân nhiều hơn.

2.4. Không có sự chuẩn bị cho bản thân về già

Đây chính là ngưỡng bạn chuẩn bị nghỉ hưu, hãy nghĩ đến tương lai nhiều hơn một chút. Hãy chứng minh rằng bạn có sự chuẩn bị cho tương lai thật tốt với một sổ tiết kiệm hoặc với khoản lương hưu hàng tháng. Bạn đừng nghĩ rằng khi về già mình sẽ được con cái phụng dưỡng, điều đó rất khó vì con cái của bạn cũng đang mang trên mình gánh nặng của “cơm áo gạo tiền” gánh nặng gia đình và vợ con chính vì thế mà những đứa con đó của bạn không có nhiều thời gian quan tâm đến bạn. Hãy tự lập về tài chính và cuộc sống kể cả khi đã về hưu.

Đó là những sai lầm mà khi bước vào độ tuổi 40 bạn thường xuyên mắc phải. Đừng để tuổi 40 của mình trở nên vô nghĩa với chính mình.

3. Tuổi 40 – nên làm gì để thấy hạnh phúc?

tuổi 40 nên làm gì để thấy hạnh phúc
Tuổi 40 – nên làm gì để thấy hạnh phúc

Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người đang thắc mắc, khi họ đang gặp những sai lầm thì đâu mới là việc mà họ nên làm lúc này. Không còn lo tương lai và sự nghiệp, cũng không suy nghĩ đến vấn đề danh vọng một cách cuồng nhiệt nữa thì bạn sẽ làm gì?

3.1. Không cần miễn cưỡng làm bạn nếu không hợp

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình thì có lẽ bạn phải có những mối quan hệ rộng để tiện cho con đường công danh của mình. Nhưng khi đến độ tuổi này, khi mà bạn cảm thấy không còn phù hợp với một ai đó nữa thì cũng không cần phải miễn cưỡng làm bạn với nhau. Vì bạn bè được xây dựng lâu bền dựa trên sự chân thành và thoải mái với nhau, khi miễn cưỡng làm bạn với nhau sẽ không được thoải mái. Chính vì thế nếu không còn thấy hợp với nhau nữa thì bạn có thể không làm bạn nữa.

3.2. Nếu ai đó muốn đi thì hãy để họ đi chứ không cần níu kéo

“Mây của trời cứ để gió cuốn đi” trong cuộc sống của bạn có rất nhiều mối quan hệ khác nhau làm cho cuộc sống của bạn thêm phần thú vị hơn. Tuy nhiên, ai cũng có những mối bận tâm riêng, ai cũng cần phải lo cho cuộc sống của mình. Theo dòng chảy của thời gian sẽ khiến cho con người thay đổi, có người đến nhưng cũng có người đi. Chính vì thế mà bạn không thể níu kéo họ được, nếu ai muốn rời đi thì hãy để cho họ đi. Bạn không nên cố chấp tin vào một điều gì đó, cũng không nên miễn cưỡng điều gì vì điều gì đến sẽ đến thôi.

3.3. Nên học những cái mà mình thích

Ở độ tuổi này, bạn có nghĩ mình cần phải học hỏi thêm nữa hay không? Có chứ, học để làm gì? Học có tác dụng gì với chính bản thân bạn và những người xung quanh? Học ở đây không có nghĩa là bạn đang cố gắng nhồi nhét kiến thức. Mà nó mang nghĩa tích cực hơn, chính là học những thứ mình thích. Nếu như trước đây bạn có quá nhiều mối bận tâm và quên mất rằng bản thân mình cũng cần được quan tâm thì đến lúc này, hãy học những thứ mà bạn thích. Để thấy cuộc đời tươi đẹp hơn và không bị lạc hậu so với chính mình. Được làm những thứ mình thích, học những cái mình yêu thì còn điều gì tuyệt vời hơn thế.

3.4. Tự tạo niềm vui riêng cho mình

Nếu như đang ở độ tuổi 20, 30 lúc này bạn đang lo cho sự nghiệp của mình, chính vì thế mà không có quá nhiều thời gian dành cho việc niềm vui cá nhân. Lúc này, khi đã ổn định cả về sự nghiệp lẫn gia đình thì hãy tự tạo niềm vui riêng cho mình. Có thể là trồng vài chậu hoa, cũng có thể là đi cafe với bạn bè, nuôi thú cưng,...hãy làm tất cả những điều mà bạn cảm thấy vui.

3.5. Chăm lo cho sức khỏe bản thân nhiều hơn

Sức khỏe của bản thân là rất quan trọng, đến độ tuổi 40, bạn không còn đủ sức khỏe với những cuộc chơi thâu đêm như hồi sinh viên. Đến độ tuổi này bạn hãy nghĩ chăm sóc cho sức khỏe của mình nhiều hơn. Hãy ăn uống một cách điều độ và tập thể dục nhiều hơn. Sức khỏe là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn rất nhiều. Cho dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe của bản thân mình để phục vụ cho những đam mê và sở thích.

4. Tuổi 40 – có quá muộn để thực hiện đam mê?

tuổi 40 có quá muộn đer thực hiện đam mê
Tuổi 40 – có quá muộn để thực hiện đam mê

Người ta thực hiện đam mê của mình ở độ tuổi trưởng thành, ở độ tuổi đôi mươi xuân sắc chứ không còn mấy ai khi đến 40 thì mới bắt đầu theo đuổi đam mê và sở thích. Nếu giờ đây bạn thực hiện đam mê của mình sẽ được cho là quá lố với độ tuổi, sẽ nhận được những lời chỉ trích của dư luận và người thân. Bạn luôn đau đáu trong lòng rằng, có quá muộn không để thực hiện đam mê của chính mình mà bấy lâu nay mình chưa làm được.

Những lời chỉ trích, những phản đối của người thân sẽ không còn quan trọng nếu bạn đủ tự tin và có tình yêu đủ lớn đối với nó. Sẽ không là muộn kể cả khi bạn 40, 50 hay 70 đi chăng nữa. Chẳng ai nói rằng ở độ tuổi này thì bạn mới được phép làm điều mình muốn, cũng chẳng ai nói ở độ tuổi 40 bạn không được thực hiện đam mê. Sẽ chẳng bao giờ là muộn để bạn thực hiện một điều gì đó. Nó chỉ muộn khi bạn không thực hiện mà thôi. Hãy bỏ “tạp dề” xuống, hãy đặt gánh nặng về công danh sự nghiệp xuống và bắt đầu thực hiện đam mê của mình ngay lúc này bạn nhé.

Tuổi 40, bạn không nên tự ti về bản thân đã làm được những gì hay chưa, mà hãy sống cuộc sống mà bạn mong muốn. Hãy gạt bỏ những gánh nặng và mệt mỏi sang một bên và sống cuộc sống mà bấy lâu nay bạn mong muốn.

“Tuổi 40 tôi bắt đầu sợ hãi

Công danh, sự nghiệp đã có chưa?

Tuổi 40 tôi bắt đầu suy nghĩ

Có quá muộn để thực hiện đam mê”

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã có thể biết mình nên làm gì ở tuổi 40.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;